6. Cấu trúc của luận văn
1.4. Lý thuyết giá trị và giá trị của văn học cổ truyền
Để nghiên cứu về giá trị của văn học cổ truyền trước hết cần làm sáng tỏ khái niệm giá trị. Đây là một khái niệm có nội hàm rất rộng, và việc tìm ra một định nghĩa chính xác còn là vấn đề đang đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, quan niệm được chấp nhận nhiều đó là coi “giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn” [61].
Văn học cổ truyền của người Thái là một bộ phận quan trọng trong nền văn học cổ truyền Việt Nam. Văn học cổ truyền Thái vừa phản ánh quá trình nhận thức về tự nhiên qua thể loại thần thoại, vừa phản ánh quá trình nhận thức về con người, xã hội và phản ánh những quan hệ xã hội (qua thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ). Những tác phẩm truyện kể của người Thái phản ánh đời sống phong phú nhiều mặt của dân tộc Thái. Những tác phẩm văn học cổ truyền vừa phản ánh công cuộc khai phá những miền đất mới, đấu tranh bảo vệ bộ tộc, bảo vệ bản mường của người Thái. Đồng thời, phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần phong phú, đa sắc màu trong tình yêu, hôn nhân, những phong tục tập quán… Những tác phẩm văn học Thái còn thể hiện truyền thống yêu quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết gắn bó, chiến đấu và chiến thắng giặc của người Thái trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ bản mường, thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
Trong quá trình nghiên cứu, để thấy rõ hơn được những giá trị của văn học cổ truyển Thái, chúng tôi chú ý vận dụng lý thuyết mỹ học tiếp nhận như một hướng tiếp cận và nghiên cứu văn học. Có thể hiểu mỹ học tiếp nhận là
“Trường phái mỹ học đòi hỏi cách tân đối tượng, phương pháp văn học sử và nghiên cứu văn học, chống lại việc thuần túy xem tác phẩm văn học là đối tượng nghiên cứu, mà phải mở rộng phạm vi nghiên cứu sang lĩnh vực tiếp nhận, khám phá mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa sáng tác và tiếp nhận, nhà văn và người đọc, khảo sát điều kiện, phương thức, quá trình và kết quả của hoạt động tiếp nhận đối với văn học và nhấn mạnh vai trò năng động của tiếp nhận văn học trong đời sống và lịch sử văn học” [29, tr.194-195]. Cùng với đó, nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh cũng là một lý thuyết được vận dụng, đặt văn học cổ truyền trong tổng hoà các mối quan hệ của đời sống xã hội - văn hoá, từ đó xác định được giá trị của bộ phận văn học này đối với việc lưu giữ những giá trị quý báu và phát huy những giá trị đó trong bối
cảnh hiện nay. Qua đó, giá trị của văn học cổ truyền Thái sẽ được khai thác, phát hiện và nhìn nhận một cách phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.
Có thể nói, văn học cổ truyền của người Thái bao gồm những tác phẩm văn học có nhiều giá trị đặc sắc, không chỉ giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử, văn hóa, là những tài liệu quan trọng góp phần khắc họa đời sống xã hội của người Thái ở Việt Nam. Vì vậy, xác định đúng đắn và nghiên cứu văn học cổ truyền Thái là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Dân tộc Thái ở Việt Nam thuộc cộng đồng ngữ hệ Thái trên thế giới. Đây là một dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời, có dân số đông và có một nền văn hóa đặc sắc, phong phú, những phong tục tập quán mang màu sắc riêng.
Người Thái ở Việt Nam đã sớm hình thành một nền văn học từ lâu đời và đạt đến trình độ nghệ thuật cao trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Văn học của người Thái được biết đến với những tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ. Ở mỗi thể loại, văn học Thái đều có những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị nghệ thuật độc đáo, phản ánh tâm tư, tình cảm và đời sống xã hội của cộng đồng người Thái từ thuở sơ khai của lịch sử cho đến từng bước phát triển trong chặng đường lịch sử dân tộc. Nền văn học ấy góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn học đa dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những tiền đề lý thuyết trên là cơ sở để nghiên cứu về những giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái và phương hướng phát huy những giá trị quý giá ấy trong cuộc sống hôm nay.
Chương 2
MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TRUYỆN KỂ DÂN TỘC THÁI 2.1. Giá trị nhận thức
2.1.1. Khái niệm
Trong văn học dân gian, khi tìm hiểu về các chức năng, giá trị của bộ phận văn học này thì nhận thức được coi là chức năng đầu tiên. Có thể nói rằng: “Nhận thức là chức năng đầu tiên của văn học dân gian, ở xã hội sơ khai nó gần như là độc tôn của quá trình nhận thức và biểu đạt tư duy và cảm xúc của con người” [16 tr.59]. Cơ sở xuất hiện sự nhận thức của con người là khi văn học có đủ khả năng ngôn ngữ để phản ánh, lí giải hiện thực và con người có nhu cầu nhận thức, lí giải một vấn đề cụ thể ở từng thời điểm lịch sử nhất định. Giá trị nhận thức trong truyện kể dân gian dân tộc Thái là kết quả của quá trình tác giả dân gian khám phá, lí giải hiện thực đời sống, thế giới xung quanh mình rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm văn học.
Quá trình nhận thức của con người bằng văn học bao gồm quá trình nhận thức về cuộc sống và quá trình tự nhận thức. Quá trình nhận thức cuộc sống giúp con người có những hiểu biết, nhận thức nhiều mặt về tự nhiên, vũ trụ, thế giới... Quá trình con người tự nhận thức về chính con người và thế giới loài người, đời sống xã hội của con người giúp ta hiểu được bản chất của con người cũng như những điều sâu sắc về nhân sinh, xã hội loài người.
Văn học dân gian trước hết phản ánh nhu cầu nhận thức của con người thời đại đó về thế giới, ban đầu là các vấn đề của tự nhiên và sau nữa là những vấn đề thuộc về con người và đời sống xã hội. Chức năng nhận thức đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết được một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh mình và chính bản thân mình để từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn. Chức năng nhận thức - chức năng đầu tiên, từ buổi sơ khai của văn học dân gian đó đồng thời xác lập, hình thành một hệ giá
trị đầu tiên của văn học dân gian nói chung, đó là giá trị nhận thức. Trong văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, nhu cầu nhận thức đó cũng tạo nên giá trị đầu tiên của văn học Thái là giá trị nhận thức.
Chức năng nhận thức trong văn học đem đến cho người đọc những hiểu biết, khám phá mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống. Quá trình nhận thức bao gồm nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội bên ngoài và nhận thức về chính mình của con người. Đối tượng của nhận thức rất đa dạng, từ tự nhiên, thế giới, vũ trị đến nhận thức về con người, xã hội, tổ chức và các mối quan hệ. Nhờ có nhận thức mà văn học đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu muốn hiểu biết về cuộc sống và chính bản thân con người, xã hội loài người, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Giá trị nhận thức được biểu hiện rõ nét trong các truyện kể dân tộc Thái.
2.1.2. Biểu hiện trong những truyện kể Thái
2.1.2.1. Tri thức về tự nhiên, thế giới, vũ trụ
Trong sự nhận thức của con người thời cổ đại, nhận thức về tự nhiên, thế giới, vũ trụ luôn là những nhận thức ở buổi đầu sơ khai, những nhu cầu tất yếu trước tiên trong quá trình con người muốn khám phá về thế giới xung quanh mình. Những quan niệm, nhận thức về thế giới tự nhiên, vũ trụ của người Thái được phản ánh trước hết trong thể loại thần thoại.
Người Thái từ xa xưa đã tìm cách lý giải về thế giới xung quanh mình một cách đầy biện chứng. Họ đã hình thành một quan niệm triết học từ thời cổ đại để phản ánh những nhận thức về thế giới xung quanh. Người Thái nhìn nhận thế giới với hai mặt âm - dương như hai mặt đối lập trong một thể thống nhất cấu thành thế giới, vũ trụ và cả xã hội loài người. Trong thế giới tự nhiên, không khó để nhận ra những cặp quan hệ tương phản đối lập mà thống nhất như: trời - đất, nắng - mưa, lửa - nước… Những quan điểm triết học ấy được người Thái nhận thức và phản ánh trong các truyện kể dân gian, chủ yếu bằng thể loại thần thoại. Ở đây có thể thấy rằng: “Các quan điểm triết học sơ khai
này đã làm nên các tác phẩm văn học dài hơi của dân tộc và ngược lại các tác phẩm văn học đã chứa đựng đầy đủ các quan điểm triết học cổ xưa của dân tộc này. Nghĩa là, trí tuệ dân tộc này đã mạnh dạn thử sức nhận thức cả các vấn đề rộng lớn đó. Cuộc thử sức này cho phép các nhà sáng tác văn học dân tộc đạt tới những sáng tạo nghệ thuật mới có tầm cao hơn về mọi mặt” [16, tr.101].
Từ giai đoạn khởi thủy, vũ trụ đã được người Thái cố gắng lý giải bằng quan niệm của mình và phản ánh quan niệm ấy trong văn học. Trong con mắt của người Thái cổ, trời đất ban đầu khi mới sinh ra được hình dung như cây nấm còn liền nhau: gốc của cây nấm là mặt đất, tán tròn như hình ảnh về bầu trời và thân cây chính là cái dây nối liền trời và đất. Và trời đất có như ngày hôm nay là do một bà góa tạo nên. Truyện kể rằng:
“Ngày xưa, trời đất còn liền nhau, người ta lên trời xuống đất một cách dễ dàng vì lúc đó ở hồ U-va (Mường Thanh) có một dây leo mọc lên. Một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng… dây leo cao cuốn vào bầu trời rồi lớn lên thành một dây leo khổng lồ gọi là “chựa khâu cát”. Và cũng chính vì trời đất gần nhau như vậy nên việc làm ăn của con người trên mặt đất gặp rất nhiều khó khăn: “giã gạo trời vướng chày, phơi thóc mây vướng cót, quay sợi trời vướng guồng”. Một hôm, người đàn bà góa nọ thấy người trần khổ cực quá, nên sinh bực tức, đem dao chặt chựa khâu cát. Thế là tự nhiên trời cao lên, cao lên mãi, cao đến nỗi bắn tiếp nhau mười phát tên cũng không tới, mười phát súng cũng không tận, đem đến mười thớt voi để chồng lên cũng không đến được trời nữa. Nơi chựa khâu cát leo bị động mạnh, trời giật mình nên bị đẩy lên cao hơn còn các nơi khác thấp dần nên bầu trời mới có hình thù như ngày nay” [41, tr.20,21].
Người Thái cố gắng nhận thức và lý giải về thế giới xung quanh mình bằng những hình ảnh có sẵn trong chính thế giới tự nhiên bao quanh, gần gũi mật thiết với đời sống con người. Cuộc sống của người Thái thường sống ở miền núi, hình ảnh cây nấm vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày,
quen thuộc với từng bữa ăn của người Thái. Chính vì vậy, họ hình dung trời đất như cây nấm và cố gắng nhận thức về thế giới xung quanh bằng hình ảnh quen thuộc trong đời sống của dân tộc mình.
Trong nhận thức của người Thái, việc trời đất hình thành như ngày hôm nay là do một bà góa tạo nên. Tuy nhiên, vì thần thoại cũng như văn học dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhân dân chịu sự chi phối của quá trình lưu truyền và diễn xướng tập thể nên tính dị bản là điều tất yếu. Có những bản kể khác kể lại rằng: “Một hôm, một bà góa giã gạo, vô ý để chày đụng phải trời, nên trời giật mình vụt lên cao. Chỗ chày đụng phải lên cao nhất, còn xung quanh thấp dần nên trời mới có hình thù như ngày nay” [41, tr.21].
Như vậy, sự lý giải về việc hình thành trời đất như ngày hôm nay ở từng câu chuyện kể của người Thái có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, điểm giống nhau ở đây đó chính là việc hình thành trời đất từ thuở ban đầu đều do một bà góa tạo nên. Qua đây, ta lại càng thấy được sự khác biệt trong quan niệm của người Kinh và người Thái trong việc lý giải nguồn gốc khởi thủy của vũ trụ. Ở thần thoại của người Kinh, người đảm đương sứ mệnh xây cột chống trời là thần trụ trời nhưng ở thần thoại của người Thái, đó lại là một người đàn bà góa. Dường như trong văn học của người Thái, hình ảnh những người phụ nữ có một vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và trong quá trình kiến tạo vũ trụ như ngày hôm nay. Qua những thần thoại này, người Thái cũng muốn khẳng định rõ hơn về vai trò của những người phụ nữ trong chế độ thị tộc mẫu hệ, khi đó người đàn bà có một vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội.
Người Thái đã tìm cách lý giải cho mình về sự hình thành của vũ trụ, trời đất. Nhưng thế giới xung quanh con người còn vô vàn những điều họ chưa hiểu hết, chưa biết phải lý giải ra sao. Trong quan niệm của người Thái, trời có sức
mạnh siêu nhiên, vạn năng, làm nên tất cả. Người Thái lý giải thế giới xung quanh bằng quan niệm tất cả do trời tạo nên:
“Lúc đầu, trời đất còn buồn tẻ hoang vu, Then (trời) liền sai “Chô công” xuống xây dựng trần gian. Ông thứ nhất san đất lấp hồ, đào thành ruộng nương, sông suối gọi là chẫu chục chẫu chao (ông sới ông san). Ông thứ hai đào khe sâu vực thẳm gọi là chẫu răng dệt phăng (ông làm việc). Ông thứ ba dựng núi làm đồi gọi là chẫu răng dệt pú (ông làm núi). Ông thứ tư rắc đất màu mỡ vào đồng bằng thung lũng, rải đá muôn màu vào miền núi cao gọi là chô công đin (ông làm đất). Vợ ông phủ cây cỏ xanh tươi lên trái đất gọi là chô công nhả (bà gây rừng). Ông thứ năm làm ra mưa nắng, gió bão, sấm sét gọi là chô công pha (ông làm trời). Vợ ông tô vẽ bầu trời bằng những đám mây lơ lửng gọi là chô công mó (bà làm mây)” [41, tr.22].
Trong quan niệm và sự lý giải của người Thái, Chô công chính là những cặp khổng lồ vũ trụ, dựng nên tổng thể vũ trụ như chúng ta thấy ngày hôm nay. Trời thông qua các Chô công như những lực lượng siêu nhiên khổng lồ kiến tạo nên toàn bộ thế giới, vũ trụ. Mỗi Chô công làm một công việc khác nhau theo sự phân công lao động công bằng, người làm nên núi non hùng vĩ, người tạo nên đất đai màu mỡ cho các bản mường, người lại tạo nên bầu trời với những đám mây lơ lửng. Thế giới như ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có mà do chính bàn tay lao động của các Chô công tạo nên. Đó là một quan niệm biện chứng về thế giới, phản ánh quá trình tư duy và nhận thức của người Thái cổ về sự hình thành thế giới, mặc dù những lý giải của họ chưa có cơ sở khoa học.
Cùng với quan niệm vạn vật do Trời tạo nên, người Thái đồng thời cũng tìm cách lý giải cụ thể về các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình. Về hiện tượng mưa được lý giải trong thần thoại như sau:
“Ở trên trời có một con sông lớn nằm vắt ngang bầu trời gọi là sông Ngân Hà. Con sông này thường xuyên cho nước chảy vào ruộng đồng, nương