Sự cần thiết phải phát huy các giá trị văn học cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc thái (Trang 55 - 57)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Sự cần thiết phải phát huy các giá trị văn học cổ truyền

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập và phát triển là xu thế tất yếu đang diễn ra trên toàn cầu. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Vì vậy, phát huy các giá trị văn học cổ truyền của dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng cần đặt trong bối cảnh chung đó của đất nước và thế giới.

Kinh tế thị trường phát triển và hội nhập với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa, văn học truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó không thể không kể đến văn hóa, văn học của dân tộc Thái. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc như truyền thống vốn có. Vì vậy, phát huy các giá trị văn học cổ truyền Thái trong bối cảnh hiện nay là đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

Để làm rõ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị văn học cổ truyền Thái trong bối cảnh hiện nay, trước hết phải hiểu cụ thể về thời kì hội nhập và phát triển đang diễn ra chi phối đến mọi mặt của đời sống. Về ngữ nghĩa, “hội nhập” có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ

hội, tụ nhóm). Theo từ điển Tiếng Việt, “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên.

Từ sự cắt nghĩa trên, có thể hiểu thời kì hội nhập và phát triển là thời kì nước ta tham gia vào một cộng đồng lớn (Thế giới), hòa nhập vào sự phát triển của thế giới và tạo điều kiện cho sự vận động, tiến triển theo hướng đi lên. Quá trình hội nhập được diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn hóa - xã hội.

Hội nhập về văn hóa - xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới, đồng thời tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc. Quá trình này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi, xích lại gần nhau và chia sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hành động, tạo ra sự hài hòa và thống nhất. Những lợi ích to lớn của hội nhập là không thể phủ nhận, tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng “chia sẻ” nhưng cũng cần phải “giữ vững” bẳn sắc quốc gia, vùng miền, hội nhập nhưng không hòa tan mình trong thế giới mà vẫn giữ nét những đặc trưng riêng biệt của dân tộc trong bối cảnh mở cửa, hội nhập và phát triển. Vì vậy, trong quá trình đó, các dân tộc vừa giao lưu phát triển mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình là một vấn đề cấp thiết đặt ra trong cuộc sống hôm nay.

Trước tình hình thế giới và xu thế hội nhập, phát triển đang diễn ra hiện nay, mỗi quốc gia, dân tộc đứng trước vấn đề vừa hội nhập, phát triển, đi theo quy luật vận động chung của toàn thế giới; vừa bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của cộng đồng dân tộc mình qua quá trình lịch sử dài lâu. Hai quá trình ấy song song, đồng thời diễn ra theo dòng chảy lịch sử. Để “hội nhập” và “phát triển” một cách bền vững thì bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền, trong đó có nền văn học là một yêu cầu quan trọng tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc thái (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)