6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Giá trị giáo dục
2.2.1. Khái niệm
Bên cạnh chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng giáo dục. Văn học hình thành trong người đọc một lý tưởng tiến bộ, giúp họ có quan điểm và thái độ đúng đắn về cuộc sống, biết yêu ghét phân minh, tâm hồn lành mạnh,
trong sáng và cao thượng. Văn học giúp con người phân biệt phải trái, xấu tốt, đúng sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của mình với cuộc sống của tập thể, của cộng đồng. Cơ sở của giá trị giáo dục nằm ở chính nhu cầu cấp thiết của bản thân con người. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hướng về cuộc sống tốt lành, chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Hơn thế nữa, tác giả dân gian khi sáng tác các truyện kể dân gian cũng luôn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những đánh giá, nhận xét của mình về những điều mình thấy từ trong cuộc sống và phản ánh vào nội dung tác phẩm. Những nhận xét, đánh giá, bình luận, những tư tưởng và giá trị tốt đẹp đó được phản ánh trong tác phẩm đều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục con người. Giữa giá trị nhận thức và giá trị giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau: Giá trị nhận thức là tiền đề của giá trị giáo dục, không có nhận thức thì không có phương tiện để thực hiện chức năng giáo dục; đồng thời, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức, làm cho sự nhận thức trở nên sâu sắc, toàn diện, phong phú hơn.
Chức năng giáo dục là một chức năng quan trọng của văn học. Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống, về đạo đức, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Nhờ những bài học đạo đức và cuộc sống, văn học giúp tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn, hướng về những điều tốt đẹp. Văn học bằng cảm xúc, bằng hình tượng văn học giúp con người nhận thức những vấn đề trong cuộc sống. Văn học thông qua những hình tượng nghệ thuật, bằng cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, sâu sắc và lâu bền. Thông qua văn học, con người tự nhận thức và hướng tới những hành động cụ thể, có ý nghĩa, hướng đến một cuộc đời ngày càng đẹp hơn.
Đặc trưng giá trị giáo dục của văn học là không áp đặt hay giảng giải trực tiếp khô khan, cứng nhắc mà bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức,
bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, giàu tính thuyết phục. Tác dụng giáo dục của văn học vì vậy dần dần thấm sâu mà bền vững, gợi được những suy nghĩ sâu sắc về con người và cuộc sống, gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Như thế, văn học chính là một phương tiện hiệu nghiệm để kiến tạo nên ở con người những gì mang tính nhân đạo chân chính, không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực vì một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
2.2.2. Biểu hiện trong những truyện kể Thái
Truyện thơ dân tộc Thái phản ánh những những tư tưởng nhân ái, hào hiệp trong cộng đồng và gia đình, qua đó có giá trị giáo dục sâu sắc con người. Những con người hào hiệp, nghĩa khí, quên mình vì cộng đồng là những mẫu hình đẹp, thấm sâu vào tâm thức của mỗi người dân trong cộng đồng xứ mường, vun đắp những tình cảm cao đẹp, giáo dục con người hướng đến cái thiện. Những nhân vật trong truyện Nôm không chỉ là những con người hiếu thảo mà họ còn là những người có tâm hồn đẹp, tài trí, ẩn chứa sức mạnh thần thánh. Qua mô típ diệt rắn ác và hành động trừ ác của Lưu Vĩnh trong truyện Ngu háu, tác giả đã xây dựng nhân vật lí tưởng có tâm hồn trong sáng giản dị, chỉ một mực nghĩ về điều thiện, làm việc thiện, quên thân vì lợi ích cho cộng đồng:
Nghe thấy thế chàng Lưu thét trả:
“Loài ác thú, ngươi thả sức dựng vuốt nhe nanh Mạng người ngàn năm nay ngươi ăn thịt
Đất nước ta, chết nửa sinh linh vô tội Lòng ác tham chưa thoả ngông cuồng Còn to gan, cướp cả nàng ngọc nữ Đem giam nàng ở chốn hang cùng Ta vì dân chúng nên quyết cứu nàng”
Lưu Vĩnh làm điều thiện, điều tốt nhưng mong được báo đền ân nghĩa, chàng kết tinh cao đẹp đạo đức, sức mạnh và trí tuệ quần chúng nhân dân. Hình tượng đó còn được lặp lại trong các truyện Ú Thêm, Trạng Nguyên… Đó là những con người vừa có chí, thông minh kiệt xuất, vừa có tâm hồn cao đẹp.
Truyện thơ Thái qua việc ca ngợi vẻ đẹp toàn diện của người lao động với tài năng, đức độ, tác giả dân gian đã gửi gắm ước mơ, khát vọng xã hội công bằng có nhân tài hào kiệt lãnh đạo muôn dân, chung hưởng hạnh phúc thái bình. Qua những tác phẩm đó, truyện thơ Thái giáo dục con người tư tưởng nhân ái, quên mình vì nghĩa, hết mình vì mọi người. Đó là những tư tưởng nhân văn cao đẹp mà con người hướng đến ở bất kì thời đại xã hội nào, trong bất kì hoàn cảnh nào.