5. Kết cấu của đề tài
2.5.2.1. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thƣớc đo khả năng có thể trả nợ của Công ty khi các khoản nợ đến hạn. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn là một chỉ số hữu ích đƣợc tính bằng công thức sau:
Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ suất thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2013 2014 2015
Tài sản lƣu động Triệu đồng 6,825 6,944 7,414 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 5,441 5,105 5,240 Vốn lƣu động Triệu đồng 1,384 1,839 2,174 Hệ số thanh toán ngắn hạn. Lần 1.25 1.36 1.41
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhận xét:
Qua Bảng phân tích tỷ suất thanh toán ngắn hạn cho ta biết hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng đều và lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là khá tốt, nghĩa là khả năng sử dụng tài sản lƣu động để chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn là rất tốt. Cụ thể năm 2013 hệ số này là 1.25 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn của Công ty đƣợc đảm bảo bằng 1.25 đồng tài sản lƣu động. Đến năm 2014 hệ số này là 1.36 lần, tăng 8.44% tƣơng đƣơng 0.11 lần so với năm 2013. Đến năm 2015 hệ số này tăng lên 1.41 lần, tăng 4.02% tƣơng đƣơng 0.05 lần so với năm 2014.
Ngoài tỷ số thanh toán ngắn hạn dùng để đánh giá khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn khi đáo hạn thì còn một tỷ số không kém phần quan trọng khi nói đến khả năng thanh toán nợ đó là vốn lƣu động. Vốn lƣu động biểu thị số tiền còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vốn lƣu động của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 1,384 triệu đồng, năm 2014 là 1,839 triệu đồng, năm 2015 là 2,174 triệu đồng, qua đó cho ta thấy vốn lƣu động của Công ty qua năm năm 2014 lớn hơn 2013 và 2015 lớn hơn 2014, nghĩa là Công ty có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô và nắm lấy những thời cơ thuận lợi để phát triển.