Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mỹ phẩm pháp việt​ (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

2.5.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

2.5.3.1. Vòng quay hàng tồn kho.

Bảng 2.11: Bảng phân tích tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2013 2014 2015

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 17,913 22,106 22,499 Giá trị hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 4,158.63 3,364.88 3,140.51 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng 4.31 6.57 7.16 Số ngày hàng tồn kho Vòng 85 56 51

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Nhận xét:

Qua Bảng tỷ số vòng quay hàng tồn kho ta thấy đƣợc vòng quay hàng tồn kho của Công ty khá thấp cụ thể năm 2013 là 4.31 vòng một năm, kéo theo số ngày hàng tồn trong kho của công ty là 85 ngày một vòng. Năm 2014 tăng lên 6.57 vòng một năm nhờ vậy số ngày hàng tồn trong kho giảm xuống 56 ngày một vòng và đến năm 2015 thì tỷ số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục tăng lên 7.16 vòng một năm và có số ngày hàng tồn trong kho giảm xuống còn 51 ngày một vòng.

Nguyên nhân là năm 2014 Công ty tăng giá vốn hàng bán lên 23.41% và giá trị hàng tồn kho giảm 19.09% so với năm 2013.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty khá thấp nên thể hiện công ty có hiệu quả sử dụng vốn lƣu động không tốt. Vì vậy, cần đầu tƣ một mức vốn lƣu động cao cho việc đảm bảo hàng hóa tồn kho phục vụ quá trình kinh doanh. Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu cho việc doanh nghiệp tiêu tốn quá nhiều ở hàng tồn kho. Công ty cần giảm tồn kho để giảm dần số nợ ngắn hạn từ nhà cung cấp.

Khi ta liên hệ chỉ số này với chỉ số thanh toán nhanh thì ta có thể nhận thấy Công ty giữ hàng tồn kho nhiều nên làm tỷ số thanh khoản nhanh xuống thấp, không còn đủ để đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, Công ty nên tiếp tục thực hiện thắt chặt công tác quản lý hàng tồn kho, nhằm giảm số ngày tồn kho qua đó tăng chỉ số thanh khoản nhanh.

2.5.3.2. Vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.12: Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013 2014 2015

Doanh thu thuần Triệu đồng 22,614 28,186 28,385 Các khoản phải thu ngắn hạn Triệu đồng 2,451 3,140 2,814 Vòng quay khoản phải thu Vòng 9.23 8.98 10.09 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 40 41 36

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Nhận xét:

Qua Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu, ta thấy chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty cũng khá tốt, cụ thể năm 2013 là 9.23 vòng một năm, tƣơng đƣơng 40 ngày, năm 2014 là 8.98 tƣơng đƣơng 41 ngày giảm 2.96% tƣơng đƣơng tăng 0.25 vòng một năm đồng nghĩa với việc thời gian thu nợ tăng lên 1 ngày so với năm 2013. Vòng quay này tăng trong năm 2015 còn 10.09 vòng một năm đồng nghĩa với việc thời gian thu nợ giảm còn 36 ngày, có hiện tƣợng này là do trong năm 2015 nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên so với năm 2014.

2.6. Nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh. 2.6.1 Ƣu điểm. 2.6.1 Ƣu điểm.

- Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Mỹ phẩm Pháp Việt trong 3 năm 2013 – 2015, cho ta thấy tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổng chi phí còn cao, trong khi tổng lợi nhuận năm 2015 có xu hƣớng giảm xuống gây nhiều trở ngại cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh doanh. Biểu hiện là năm 2015 doanh thu Công ty đạt cao nhất hơn 28,386 triệu đồng.

- Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và vốn lƣu động qua các năm tăng, thể hiện năng lực trả nợ ngắn hạn của công ty là rất cao. Công ty nên phát huy chỉ tiêu này hơn nữa để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh.

- Tỷ suất sinh lời tăng đều qua các năm, chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản, từ vốn chủ sở hữu và khả năng mang lợi nhuận về cho Công ty khá tốt. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Nhìn chung doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm.

- Công ty chấp hành tốt các quy định, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, ngân hàng và khách hàng.

- Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức gọn nhẹ phù hợp với quy mô của Công ty. Nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động marketing tốt, thị trƣờng tiêu thụ rộng khắp cả nƣớc, có mối quan hệ bền chắc với các đối tác kinh doanh.

- Tâm lý của khách hàng Việt nam hiện nay là chuộng hàng ngoại, chất lƣợng, và có thƣơng hiệu ngày càng nâng cao, tạo cơ hội cho các dòng sản phẩm của công ty ngày càng đƣợc tiêu thụ mạnh. Đặc biệt nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam giới ngày càng gia tăng, đây thực sự là nhóm khách hàng có tiềm năng.

- Bên cạnh chiến lƣợc PR, tiếp thị thƣơng hiệu, đƣa ra những chính sách về chiết khấu, công ty luôn kiên trì theo con đƣờng xây dựng thƣơng hiệu bằng chính sách chất lƣợng sản phẩm, lấy uy tín, chất lƣợng sản phẩm để thuyết phục khách hàng.

2.6.2 Hạn chế.

Luôn tồn tại hai mặt đối lặp trong một vật thể, do đó mọi doanh nghiệp du hoạt động hiệu quả đến đâu thì luôn tiềm ẩn những hạn chế, những mặt còn chƣa đạt đƣợc. Công ty TNHH Mỹ phẩm Pháp Việt cũng không ngoại lệ, co những hạn chế cần khắc phục

- Giải quyết tình trạng vốn chủ sở hữu thấp, qua đó nâng cao khả năng tài chính của công ty.

- Các khoản nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ khá cao trên tổng tài sản, dẫn đến rủi ro trong khả năng thanh toán. Khả năng thu hồi vốn của Công ty chƣa cao, nhanh chống thu các khoản phải thu để tăng lƣợng tiền mặt giúp quá trình hoạt động kinh doanh tốt hơn.

- Hiệu quả sử dụng chi phí chƣa cao, chƣa hợp lý. Chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh khá cao và đây cũng là hai chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng chi phí của Công ty và là nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm. Điển hình là tổng chi phí của công ty tăng từ 22,356 triệu đồng năm 2013 lến đến 29,091 triệu đồng năm 2015 tăng 25.66%. Trong đó, chi phí giá vốn hàng bán tăng 25.60% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên đến 49.30%.

- Hàng tồn kho là yếu tố quan trọng của công ty. Công ty có mức dự trữ hàng tồn kho khá cao nên cần có xây dựng kế hoạch hàng tồn kho, chính sách dự trữ hàng trong kho hợp lý, đồng thời tìm mọi biện pháp để tiêu thụ hàng hóa nhanh hơn, giảm dự trữ hàng tồn kho xuống mức phù hợp để có thể sử dụng vốn vào các mục đích khác tăng hiệu quả kinh doanh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Qua chƣơng này, chúng ta thấy đƣợc kết quả kinh doanh thông qua kết quả phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ số tài chính ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, từ đó đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

Từ kết quả phân tích cho chúng ta thấy đƣợc những điểm mạnh cần phát huy và những hạn chế nhƣ nguồn vốn hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là vốn vay nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản, chi phí hoạt động kinh doanh còn cao, quản lý hàng tồn kho chƣa đạt hiệu quả cao dẫn đến tăng chi phí, do đó trên cơ sở này để đƣa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong chƣơng 3 tiếp theo – Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh với hy vọng giúp công ty có thể khắc phục đƣợc những tồn tại, những yếu kém còn tồn động của công ty, từ đó có thể đƣa ra những chiến lƣợc, chính sách đúng đắn đƣa Công ty phát triển ngày một đi lên.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM PHÁP VIỆT.

3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty.

Đối với bất kỳ một công ty nào việc xây dựng phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bởi vì, để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì trƣớc hết phải tiến hành xây dựng các mục tiêu chiến lƣợc, phƣơng hƣớng cho hoạt động đó trong tƣơng lai. Hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào hƣớng đi của công ty đúng hay sai.

Với phƣơng châm đặt chữ TÂM lên hàng đầu lấy UY TÍN và CHẤT LƢỢNG làm giá trị cốt lõi để phát triển công ty. Vì vậy, công ty luôn luôn chủ động xây dựng hƣớng đi này cho hoạt động kinh doanh của mình trong ngắn hạn cũng nhƣ trong dài hạn, công ty sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm mang đến càng nhiều sản phẩm chất lƣợng quốc tế đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm hoá mỹ phẩm cao cấp có hiệu quả cao, chất lƣợng phục vụ ngƣời tiêu dùng Việt Nam.

Sau đây là một số chỉ tiêu cần đạt đƣợc trong tƣơng lai:

- Duy trì sự đoàn kết, làm việc hết mình, giúp đở, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng chức năng. Duy trì môi trƣờng làm việc thân thiện, bầu không khí vui vẻ để nhân viên hiểu nhau và làm việc hiệu quả hơn.

- Không ngừng xây dựng, phát triển thƣơng hiệu và uy tín của công ty trên thị trƣờng. Không ngừng nâng cao thu nhập nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên công ty. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng của công ty.

- Thực hiện chính sách tiết kiệm thời gian, tiền bạc, của cải của công ty đến mức thấp nhất có thể.

- Liên kết kinh doanh với các mặt hàng khác nhằm đa dạng hoá sản phẩm từ đó tăng doanh thu, giảm đƣợc giá vốn hàng bán do không phải phụ thuộc một nhà cung cấp.

- Phát triển về số lƣợng sản phẩm cũng nhƣ chủng loại mặt hàng kinh doanh, tập chung vào những mặt hàng mang tính chiến lƣợc phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

- Phát triển mạng lƣới bán hàng trong và ngoài tỉnh, tăng cƣờng hợp tác với các bệnh viện da liễu, trung tâm da liễu, nhà thuốc lớn tại các tỉnh thành.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.2.1 Giải pháp tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản nợ vay.

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là lợi nhuận đem lại lớn nhất trên chi phí bỏ ra thấp nhất. Đa số các doanh nghiệp bây giờ vừa đóng vai trò là con nợ vừa là chủ nợ. Họ có thể nợ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bạn đối tác làm ăn … nhƣng họ cũng cho các bạn hàng nợ khi bán hàng công nợ. Do đó, vấn đề vốn là yếu tố giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Tăng nguồn vốn gốp vào công ty:

- Dựa vào kết quả phân tích ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, vì công ty hiện nay đang sử dụng nguồn vốn chủ yếu là vốn vay do nguồn vốn tự có của Công ty còn hạn chế. Để giảm rủi ro Công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đƣa vốn vào hoạt động.

- Để tăng nguồn vốn thì công ty cần thuyết phục các nhà đầu tƣ hiện tại tăng vốn gốp với chính sách tăng tỷ lệ lợi nhuận phân chia, giảm lợi nhuận giữ lại để các nhà đầu tƣ nhanh chống thu hồi vốn mà đồng thời cũng tăng đƣợc vốn chủ sở hữu. chính những cổ đông của công ty mới hiểu đƣợc tình hình hoạt động nên họ không ngần ngại tăng vốn đầu tƣ để nâng cao đƣợc khả năng thanh khoản, tăng thực lực tài chính làm cho khả năng tự chủ về tài chính. - Ngoài ra công ty có thể tìm những ngƣời quen để có thể dễ dàng trong việc

thuyết phục đầu tƣ vào công ty, vì thật sự vốn mà công ty cần cũng không quá lớn. Hoặc có thể kêu gọi sự gốp vốn từ những nhân viên trong công ty, các nhân viên này có thể hƣởng đƣợc một phần lợi nhuận của công ty theo tỷ lệ vốn gốp.

Nhanh chống thu hồi các khoản phải thu và gia tăng lƣợng tiền mặt:

- Công ty cũng cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để tận dụng các khoản vốn này hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh và đặc biệt là để đảm bảo khả năng thanh toán, trách việc chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cho vay.

- Đối với ngƣời mua thì áp dụng chính sách chiết khấu cho các khoản thanh toán trong thời hạn nhất định, với chính sách này giúp cho công ty tăng đƣợc vòng quay khoản phải thu, giảm chu kỳ thu tiền bình quân so với hiện tại. - Tăng lƣợng tiền mặt từ các khoản phải thu và từ lợi nhuận chƣa phân phối để

giúp công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đồng thời tăng khả năng sử dụng vốn lƣu động, nâng cao thực lực tài chính cho công ty. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn

chế vốn bị chiếm dụng nhƣ chiết khấu thanh toán, phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

3.2.2 Giải pháp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.

Qua phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2013 – 2015 cho ta thấy hiện nay công ty đang phân phối các sản phẩm mỹ phẩm của hãng sản xuất Isispharma – Pháp với 6 mặt hàng kinh doanh trong đó có 3 mặt hàng chủ lực là mặt hàng hỗ trợ điều trị mụn, mặt hỗ trợ điều trị nám da và mặt hàng chống nắng đều mang lại doanh thu cao cho công ty. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là mặt hàng hỗ trợ điều trị mụn, kế đến là mặt hàng hỗ trợ điều trị nám da và mặt hàng chống nắng. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa doanh số bán ra của 3 mặt hàng này và thúc đẩy hợp tác vào các Trung tâm da liệu, bệnh viện nhằm đẩy mạnh doanh số các dòng sản phẩm nhƣ hỗ trợ điều trị da khô và da khô tăng sừng đang đƣợc phân phối mạnh gần đây. Đẩy mạnh doanh số bán là vậy, nhƣng để lợi nhuận tăng cao thì công ty cần phải xem xét và quản lý chặt chẻ về chi phí hơn nữa.

Tăng doanh thu bán hàng:

- Công ty cần phải đẩy mạnh tìm kiếm những khách hàng mới với những hợp đồng ký kết số lƣợng lớn hơn để tận dụng về tính quy mô, không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm khách hàng mới mà còn phải phối hợp với các nhà phân phối khác để đây hàng hoá vào thị trƣờng mới nhƣ các vùng nông thôn, vùng ngoại ô, ngoại thành.

- Tham gia các hội trợ triển lãm ngành mỹ pháp, dƣợc phẩm, các hội nghị tại các buổi nghị sự của các trung tâm da liễu, bệnh viện, đây là một trong những hoạt động sẽ giúp cho công ty giới thiệu những sản phẩm đến với các bác sĩ, dƣợc sĩ, khách hàng mới, tiềm năng từ đó tăng khói lƣợng bán ra. Ngoài ra công ty

- Tăng khối lƣợng bán bằng cách mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng cƣờng marketing và ….. mối quan hệ …

- Tăng cƣờng quảng bá, quảng cáo thƣơng hiệu, sản phẩm kinh doanh của công ty đến ngƣời dùng thông qua các kênh nhƣ Trung tâm da liễu, bệnh viện, chợ sỉ kinh doanh thuốc tại thị trƣờng phía nam. Giữ vững đƣợc chất lƣợng sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng từ đó làm tăng khối lƣợng sản phẩm bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mỹ phẩm pháp việt​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)