5. Kết cấu của đề tài
3.2.1 Giải pháp tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản nợ vay
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là lợi nhuận đem lại lớn nhất trên chi phí bỏ ra thấp nhất. Đa số các doanh nghiệp bây giờ vừa đóng vai trò là con nợ vừa là chủ nợ. Họ có thể nợ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bạn đối tác làm ăn … nhƣng họ cũng cho các bạn hàng nợ khi bán hàng công nợ. Do đó, vấn đề vốn là yếu tố giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô.
Tăng nguồn vốn gốp vào công ty:
- Dựa vào kết quả phân tích ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, vì công ty hiện nay đang sử dụng nguồn vốn chủ yếu là vốn vay do nguồn vốn tự có của Công ty còn hạn chế. Để giảm rủi ro Công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đƣa vốn vào hoạt động.
- Để tăng nguồn vốn thì công ty cần thuyết phục các nhà đầu tƣ hiện tại tăng vốn gốp với chính sách tăng tỷ lệ lợi nhuận phân chia, giảm lợi nhuận giữ lại để các nhà đầu tƣ nhanh chống thu hồi vốn mà đồng thời cũng tăng đƣợc vốn chủ sở hữu. chính những cổ đông của công ty mới hiểu đƣợc tình hình hoạt động nên họ không ngần ngại tăng vốn đầu tƣ để nâng cao đƣợc khả năng thanh khoản, tăng thực lực tài chính làm cho khả năng tự chủ về tài chính. - Ngoài ra công ty có thể tìm những ngƣời quen để có thể dễ dàng trong việc
thuyết phục đầu tƣ vào công ty, vì thật sự vốn mà công ty cần cũng không quá lớn. Hoặc có thể kêu gọi sự gốp vốn từ những nhân viên trong công ty, các nhân viên này có thể hƣởng đƣợc một phần lợi nhuận của công ty theo tỷ lệ vốn gốp.
Nhanh chống thu hồi các khoản phải thu và gia tăng lƣợng tiền mặt:
- Công ty cũng cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để tận dụng các khoản vốn này hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh và đặc biệt là để đảm bảo khả năng thanh toán, trách việc chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cho vay.
- Đối với ngƣời mua thì áp dụng chính sách chiết khấu cho các khoản thanh toán trong thời hạn nhất định, với chính sách này giúp cho công ty tăng đƣợc vòng quay khoản phải thu, giảm chu kỳ thu tiền bình quân so với hiện tại. - Tăng lƣợng tiền mặt từ các khoản phải thu và từ lợi nhuận chƣa phân phối để
giúp công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đồng thời tăng khả năng sử dụng vốn lƣu động, nâng cao thực lực tài chính cho công ty. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn
chế vốn bị chiếm dụng nhƣ chiết khấu thanh toán, phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.