Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công về lĩnh vực đất đai tại UBND huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Huyện có 15 xã và 01 thị trấn; trong đó Lê Minh Xuân là xã có diện tích lớn nhất với 3.508,87 ha (chiếm 13,9% diện tích tự nhiên huyện) và nhỏ nhất là xã An Phú Tây với 586,58 ha (chiếm 2,3% diện tích tự nhiên huyện).

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Bình Chánh

- Tọa độ địa lý: Từ 10037’35” đến 10052’29” vĩ Bắc và 106027’43”- 106052’29” kinh Đông.

- Ranh giới hành chính: + Bắc giáp Hóc Môn;

+ Nam giáp hai huyện Bến Lức, Cần Giuộc - tỉnh Long An; + Tây giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An;

+ Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, 8 và huyện Nhà Bè;

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành thành phố Hồ Chí Minh, với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, liên tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương nối Bình Chánh với khu vực miền Tây, tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam.

Do vậy, huyện Bình Chánh là một địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng bảo vệ thành phố.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Bình Chánh có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất nhỏ, hầu như bằng 0.

3.1.1.3. Khí hậu

Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào, với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ

cuối tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97 % diện tích toàn thành phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có 888,0 ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm 3 nhóm đất chính: đất xám, đất phù sa và đất phèn.

3.1.1.5. Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt trên địa bàn gắn liền với 888,0 ha diện tích đất mặt nước chuyên dùng. Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của 3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè - Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4 ‰, mùa mưa mực nước lên cao nhất 1,1 m gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện.

Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, sông Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản) cũng như môi trường sống của dân cư.

- Tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội huyện và cả ở thành phố. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực đất xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B) độ sâu từ 5 - 50 m và có nơi từ 50 - 100 m, đối với vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước không đảm bảo.

Nhìn chung: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của huyện khá dồi dào, chất lượng nước chưa cao. Hiện nay, việc khai thác nước ngầm còn tùy

tiện và thiếu quy hoạch nên thành phố cần có biện pháp để hướng dẫn công tác khai thác nước ngầm, xử lý nguồn nước để đưa vào sử dụng. Việc sử dụng phải có quy hoạch và có sự quản lý chặt chẽ sao cho hợp lý và có hiệu quả, đồng thời ngăn chặn việc xả nước sản xuất và sinh hoạt trực tiếp ra sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước.

3.1.1.6. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành huyện Bình Chánh gắn liền với lịch sử hình thành của Sài Gòn - Chợ Lớn - thành phố Hồ Chí Minh, trước đây (từ năm1698) thuộc huyện Tân Long - phủ Tân Bình - tỉnh Gia Định. Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 03/02/2003 (thực hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh) với tổng diện tích là 25.255,29 ha trên cơ sở tách 4 xã thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với diện tích 25.255,29 ha, chia ra thành 16 xã - thị trấn.

Trên địa bàn có nhiều khu di tích văn hóa - lịch sử như đình Bình Trường, đình Phú Lạc, khu căn cứ “Vườn Thơm”, “Láng Le - Bàu Cò”…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công về lĩnh vực đất đai tại UBND huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)