Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công về lĩnh vực đất đai tại UBND huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 49 - 53)

2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 19%/năm, đạt 96,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 20,3%/năm; dịch vụ thương mại tăng bình quân 17,2%/năm; sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,7%/năm. Thu ngân sách Nhà nước đạt 6,95%/năm. Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

Huyện Bình Chánh thành lập vào năm 2003 trên cơ sở tách và tái lập lại huyện Bình Chánh, với tổng số dân là 219.340 người. Tính đến cuối năm 2016 dân số toàn huyện đạt 458.930 người (dân số trung bình toàn huyện đạt 446.084 người), tăng hơn gấp 2 hai lần so với thời điểm mới chia tách huyện. Đây là kết quả bước đầu của chương trình giãn dân từ nội thành ra ngoại thành, ngoài ra số dân di cư tự do đến địa bàn huyện cũng khá đông.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.766 người/km2, trong đó dân cư tập trung đông nhất là ở các xã Bình Hưng (4.824 người/km2), Tân Kiên (3.749 người/km2). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (466 người/km2), Phạm Văn Hai (840 người/km2), Lê Minh Xuân (877 người/km2), Tân Nhựt (889 người/km2).

Là địa phương thu hút dân cư nhập cư đến trong thời gian gần đây do chuyển dịch phát triển kinh tế theo hướng phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn (71,33 % tổng dân số). Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng “công nghiệp - thương mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành nông - lâm - nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.

b. Thu nhập và đời sống dân cư

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn trong thời gian qua đã được tăng lên, thay đổi thấy rõ so với điểm xuất phát vừa mới chia tách huyện (vì hầu hết tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất, các cơ sở sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ đều tập trung ở quận Bình Tân). Nếu năm 2004, tổng số hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm là 6.724 hộ chiếm 16,92 % so với tổng số hộ toàn huyện, thì đến năm 2016 trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tính đến 30/9/2013 là 10,59 % (11.938

hộ), trong đó: 7.268 hộ có thu nhập từ 6 - 8 triệu Đồng/người/năm, 3.332 hộ có thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/người/năm và 1.338 hộ có thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/người/năm.

Vấn đề giải quyết việc làm luôn được chính quyền địa phương quan tâm, hàng năm luôn thực hiện công tác giới thiệu, giải quyết việc làm cho người dân dịa phương và nơi khác chuyển đến chưa có việc làm luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra.

Nhìn chung, trong thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn được địa phương quan tâm, tăng cường công tác giải quyết việc làm, tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng. Chăm lo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Trên địa bàn huyện Bình Chánh chỉ có hai loại hình giao thông gồm đường bộ, đường thủy (các loại hình khác như giao thông đường không, đường sắt hầu như không có).

Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn huyện Bình Chánh là 330.767 m (trên 66 tuyến - không kể các đường nhỏ và đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m). Trong đó có các tuyến chính hiện hữu là đường Nguyễn Văn Linh, Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 50, Trịnh Quang Nghị, Tỉnh Lộ 10, Nguyễn Thị Tú… vừa sử dụng chức năng đối ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội, nhưng có chức năng đối ngoại là chủ yếu, với tổng chiều dài là 52.574 m (chi tiết xem phụ lục IV).

Huyện Bình Chánh có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến sông rạch chính có chức năng giao thông thủy. Các sông rạch có chức năng

giao thông thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngoài (sông Chợ Đệm, Bến Lức, kênh Lý Văn Mạnh, kênh Xáng Ngang, kênh Xáng Đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu - cầu Bà Cả và rạch Ông Lớn.

Giao thông đi lại trên địa bàn huyện chủ yếu bằng xe cá nhân. Các tuyến giao thông công cộng đi đến khu vực huyện Bình Chánh, có 6 tuyến xe buýt đi qua huyện theo hành lang đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Nguyễn Văn Linh, Tỉnh lộ 10, An Phú Tây - Hưng Long, Đinh Đức Thiện, Tân Long và Nguyễn Hữu Trí.

b. Cấp nước

Hệ thống cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn huyện bao gồm hai nguồn cung cấp: nước máy thành phố và nguồn nước ngầm với hệ thống phân phối nội bộ.

* Nguồn nước máy thành phố

* Nguồn nước ngầm - mạng ống cấp cục bộ + Hệ thống tiêu thoát nước

c. Thực trạng về hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Với đặc điểm là vùng đồng bằng nằm ở khu vực hạ lưu các sông Sài Gòn, Soài Rạp, có địa hình thấp. Để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, thì hệ thống thủy lợi là hết sức cần thiết cho việc cung cấp nưới tưới cũng như tiêu thoát nước vào mùa mưa. Chính vì vậy, các công trình thủy lợi từ lâu đã được tiến hành đầu tư xây dựng (diện tích đất thủy lợi trên địa bàn huyện đạt 661,95 ha) để phát triển các vùng trũng, phèn trên địa bàn nói riêng và phát triển nông nghiệp chung của toàn huyện cũng như đáp ứng cho việc chống ngập úng, đảm bảo tiêu thoát nước trên địa bàn.

Do đó, để giải quyết được vấn đề tiêu thoát nước, cải thiện tình trạng ô nhiễm; hạn chế tình trạng san lấp, lấn chiếm kênh, rạch; đảm bảo nhiệm vụ điều tiết nước, ngăn mặn, ngăn triều; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại,

vận chuyển nông sản của người dân, trong thời gian tới, cần tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp 58 công trình hiện không còn đảm bảo công năng trong việc tiêu thoát nước trên địa bàn 14 xã, thị trấn: Tân Kiên, Tân Túc, Vĩnh Lộc A,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công về lĩnh vực đất đai tại UBND huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)