Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh​ (Trang 57 - 59)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

 Thuận lợi

- Ưu thế về vị trí: là cửa ngõ phía Nam Thành phố hướng ra biển Đông. - Hệ thống sông, rạch nhiều (2.361,68 ha), thông ra biển thuận lợi phát triển cảng biển và giao thông thủy nối liền Thành phố, huyện Cần Giờ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Huyện có tiềm lực lớn về đất đai: quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển đô thị một cách đồng bộ, hiện còn nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp. Do vậy việc chuyển đổi chức năng để hình thành các

48

khu dân cư, khu công nghiệp hoàn chỉnh là điều cần thực hiện để nâng cao giá trị sử dụng đất.

- Tốc độ đô thị bắt nhịp với sự tăng trưởng năng động của Thành phố, trong đó khu công nghiệp Hiệp Phước - mục tiêu kinh tế trọng điểm phía Nam của Thành phố đang đi vào hoạt động, đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.

- Huyện Nhà Bè có 4.937,36 ha diện tích đất nông nghiệp (chiếm 49,16% diện tích tự nhiên) và 5.105,34 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 50,84% diện tích tự nhiên), trong đó các mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp chính là: đất ở 957,77 ha (chiếm 9,54% diện tích tự nhiên), đất phát triển hạ tầng 684,34 ha (chiếm 6,81% diện tích tự nhiên), đất khu công nghiệp 668,89 ha (chiếm 6,66% diện tích tự nhiên). Tình hình sử dụng đất cho thấy quỹ đất dành cho công trình giao thông, thủy lợi, dịch vụ cảng, khu công nghiệp, khu dân cư, khu tái định cư phát triển. Ngoài ra, quỹ đất nông nghiệp của huyện còn nhiều tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và xây dựng các khu dân cư, khu tái định cư,… tạo thuận lợi để huyện Nhà Bè phát triển theo đúng định hướng “từng bước xây dựng Nhà Bè thành huyện có cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ - công nghiệp phát triển bền vững”.

 Khó khăn

- Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, hướng địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m - 2,0m (thuộc các khu dân cư). Những khu vực trũng có độ cao chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây khó khăn và tốn kém trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cầu cống và cơ sở hạ tầng.

- Hệ thống giao thông đường bộ kết nối với khu vực trung tâm Thành phố chưa thật sự thuận lợi. Điều này ít nhiều làm giảm đi sự hấp dẫn của các khu dân cư mới tạo nên một khoảng cách trong sự phát triển về nhiều mặt về kinh tế và đời sống so với khu vực trung tâm Thành phố. Do đó huyện Nhà Bè cần tiếp tục tập

49

trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông để kết nối đồng bộ với các công trình hiện tại, với các quận, huyện lân cận, các trung tâm kinh tế lớn và các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt an toàn; đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững.

 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất

- Nước biển dâng và các ảnh hưởng kèm theo sẽ tác động đến đến nông nghiệp vùng ven sông, rạch là sự mất đất trồng do đất bị ngập nước, các vấn đề như bồi lắng, xói mòn và xâm nhập mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa, ảnh hưởng đến mùa màng và năng suất cây trồng. Thêm vào đó, nước ở nhiều sông, hồ và cả nước ngầm cũng sẽ bị mặn, làm cho việc cấp nước sản xuất trở nên khó khăn.

- Nhiệt độ tăng và mức độ khô hạn gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây cối, hoa màu, khi đó hệ sinh thái sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến du lịch sinh thái.

- Lượng mưa tăng sẽ làm hư hỏng mặt đường, đặc biệt làm hư hỏng nặng nề đối với các mặt đường cấp phối đá, các đường hẻm, đường liên ấp, nội ấp, các khu dân cư. Tiến độ thi công đường cũng bị ảnh hưởng, chất lượng công trình không đảm bảo khi thi công trong điều kiện mưa, bão kéo dài. Nước biển dâng có thể nhấn chìm cơ sở hạ tầng giao thông ven biển như đường bộ, bến bãi,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)