Xác định tốc độ tăng trưởng, nồng độ astaxanthin và màu sắc của tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tồn tại và nảy mầm của bào tử bacillus aquimaris sh6 trong ruột tôm thẻ chân trắng và ảnh hưởng của bào tử lên một số chỉ tiêu miễn dịch ở tôm​ (Trang 45 - 46)

2.2.7.1. Xác định tốc độ tăng trưởng của tôm

Để đánh giá tốc độ tăng trưởng của tôm dưới tác dụng của bào tử B. aquimaris

SH6, tôm sẽ được cân (n = 20) và xác định khối lượng trung bình (g) ở mỗi nhóm trước và sau khi tiến hành thí nghiệm (ngày 0 - 0 D và ngày 28 - 28 D). Tốc độ tăng trưởng (Growth Rate - GR) của tôm được xác định bằng công thức:

GR (growth rate) = 𝑓𝑖𝑛𝑎𝑙 𝑤𝑒𝑖𝑔ℎ𝑡 −𝑖𝑛𝑖𝑡𝑖𝑎𝑙 𝑤𝑒𝑖𝑔ℎ𝑡

𝑑𝑎𝑦𝑠 𝑜𝑓 𝑓𝑒𝑒𝑑𝑖𝑛𝑔 × 100%.

2.2.7.2. Xác định nồng độ astaxanthin và màu sắc của tôm

Astaxanthin được tách từ mô cơ tôm thẻ chân trắng ở các mẫu sử dụng dung môi methanol và Chloroform với tỷ lệ nhất định theo phương pháp của Khaneja và cộng sự [34], theo quy trình sau:

Tôm (n = 5) ở mỗi nhóm thí nghiệm được thu tại các thời điểm: 0 D và 28 D;

loại bỏ lớp vỏ kitin, thu phần mô cơ tôm. 3 g mô được đông lạnh ở -80°C trong 4 h, sau đó nghiền trong nitơ lỏng và bổ sung 2 ml methanol và 4 ml chloroform, ủ trên đá trong 20 phút và phá tế bào bằng máy Sonicator để giảm thiểu biến tính astaxanthin. Bổ sung 1 ml DW vào hỗn hợp trên và vontex trong 15 giây. Ly tâm trong 3 phút ở tốc độ 10000 vòng/phút tại 4°C [48]. Phần xác tế bào được loại bỏ, thu phần dịch chứa sắc tố được thu lại để xác định giá trị A480 bằng máy quang phổ UV-Vis. Từ đó, xác định được nồng độ astaxanthin trong dịch chiết.

Màu sắc của tôm được xác định nhờ thang điểm màu chuẩn của quạt Roche - SalmoFanTM thường dùng để đánh giá màu sắc của cá hồi. Tôm (n = 5/nhóm thí nghiệm) được thu ở ngày 28, được luộc chín ở nhiệt độ 100°C, thời gian luộc đồng đều giữa các nhóm thí nghiệm là 4 phút. Sau đó, tôm ở mỗi nhóm được so sánh với thang đo Roche - SalmoFanTM để xác định điểm màu của tôm, qua đó, so sánh điểm màu giữa các nhóm thí nghiệm khác nhau [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tồn tại và nảy mầm của bào tử bacillus aquimaris sh6 trong ruột tôm thẻ chân trắng và ảnh hưởng của bào tử lên một số chỉ tiêu miễn dịch ở tôm​ (Trang 45 - 46)