5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
1.1.4.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể dài hạn, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
* Công tác quy hoạch
Quy hoạch đội ngũ CBCC là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ CBCC trên cơ sở dự báo nhu cầu CBCC nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao. Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu câu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch. Đây là quá trình đồn bộ, mang tính khoa học.
Căn cứ để tiến hành quy hoạch gồm: Nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Hệ thống tổ chức hiện có, dự báo mô hình tổ chức trong thời gian tiếp theo; tiêu chuẩn đội ngũ CBCC thời kỳ quy hoạch; thực trạng đội ngũ CBCC.
Phạm vi quy hoạch CBCC được xây dựng trong thời gian 5 năm, 10 năm, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ.
Đối tượng quy hoạch là CBCC ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Có quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, quy hoạch đội ngũ CBCC chuyên môn. Ngoài ra, còn có quy hoạch để tạo nguồn, trong đó chú trọng để xây dựng quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng đội ngũ CBCC có thành tích xuất sắc.
Nội dung quy hoạch là những yêu cầu chung về phẩm chất chính trị và năng lực đối với từng giai đoạn.
* Công tác tuyển dụng
Trong công tác tuyển dụng có 2 khái niệm cần hiểu rõ “Tuyển dụng” và “Tuyển chọn”. Tuyển dụng là tiến trình tìm kiếm, thu hút để chọn ra những ững cử viên phù hợp với yêu cầu của vị trí công việc. Tuyển chọn là quá trình sàng lọc, đánh giá được tiến hành sau giai đoạn tuyển dụng, dựa vào những kinh nghiệm, lý lịch, hoàn cảnh. để đưa ra quyết định chọn đúng người vào vị trí cần tuyển.
1.1.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, hiện đại, có phẩm chất tốt và năng lực thực thi công vụ. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì càng đòi hỏi cao hơn về khả năng quản lý, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu về: chuyên môn nghiệp vụ; trinh đô lý luận chính trị; kiến thức về quản lý nhà nước; trình độ tin học - ngoại ngữ; kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
Mục đích của việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm hướng tới các mục tiêu cụ thể: Phục vụ trực tiếp công tác quy hoạch đội ngũ CBCC; việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC không những cho hiện tại mà còn tạo nguồn cho tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới. Mặt khác, đào tạo để đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định với từng ngạch, bậc, chức vụ khác nhau...
Trong bối cảnh mới của thế giới, khu vực và trong nước, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC đòi hỏi phải được thay đổi nhận thức sầu sắc, toàn diện, hướng tới hình thành đội ngũ CBCC có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Trong nền kinh tế thị trường, nội dung, tính chất công việc có nhiều thay đổi, đột biến, việc bám sát chương trình và tiêu chuẩn đội ngũ CBCC thế giới và khu vực, đạt chứng chỉ quốc tế đặt ta là rất bức thiết. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường, ngoài việc tăng cường trang bị lý thuyết thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, ứng
xử trong công tác đối với đội ngũ CBCC là yêu cầu cần thiết. Yêu cầu về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để đội ngũ CBCC có thể chủ động giao lưu, nghiên cứu học tập thêm những thông tin, kinh nghiệm, thành tựu của nhần loại là không thể thiếu. Đội ngũ CBCC không thể thỏa mãn với một số kiến thức đã được trang bị trong trường đại học mà phải tiến hành tự đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ, năng lực không chỉ ở một lĩnh vực mà nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác.
Đào tạo đội ngũ CBCC nầng cao trình độ quản lý nhà nước. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đội ngũ CBCC là những người thừa hành quyền lực của Nhà nước để quản lý nhà nước theo pháp luật. Năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của địa phương, đơn vị.
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cần: Bám sát nhu cầu thực tế của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực; nội dung đào tạo bám sát công việc, vị trí công tác của đội ngũ CBCC, đúng đối tượng.
1.1.4.3. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức
Chính sách bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC một cách khoa học và hợp lý nhằm phát huy năng lực, sở trường để đội ngũ CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính sách bố trí sử dụng là một trong những yếu tố tạo động lực cơ bản trong công tác quản lý nhân sự, tác động đến các yếu tố tạo động lực như: công việc cân thực hiện, trách nhiệm và cơ hội phát triển...
Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC hợp lý sẽ phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Việc sử dụng đội ngũ CBCC cần xem xét, đánh giá trên phương diện về phẩm chất, năng lực đáp ứng công việc; sử dụng đội ngũ CBCC phải kịp thời, đúng người, đúng việc, đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị; gắn việc sử dụng đội ngũ CBCC với quản lý
tốt đội ngũ, thường xuyên bồi dưỡng. động viên, khuyến khích những người có năng lực và phẩm chất tốt tích cực phấn đấu, học tập, tu dưỡng trở thành người kế cận, dự nguồn. Sử dụng đội ngũ CBCC hợp lý sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, sai phạm về chuyên môn, quy trình, công tác quản lý đối với mỗi đội ngũ CBCC có vai trò quan trọng.
Đánh giá đội ngũ CBCC là cơ sở để đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ, tạo ra động lực mạnh mẽ, động viên đội ngũ CBCC cống hiến sức lực, trí tuệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá, nhận xét đội ngũ CBCC thiếu chính xác dẫn đến sử dụng đội ngũ CBCC một cách tùy tiện, không hợp lý, làm mất động lực phấn đấu của từng cá nhân. Do đó, việc đánh giá, nhận xét đội ngũ CBCC phải được thực hiện thống nhất với phương pháp đúng đắn, khoa học.
Để đánh giá, nhận xét đúng, phải đặt đội ngũ CBCC trong các mối quan hệ cụ thể. Đó là mối quan hệ với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, hoàn cảnh, điều kiện làm việc. Đánh giá, nhận xét đội ngũ CBCC phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm, dân chủ, công khai; đối tượng được đánh giá phải được biết những ý kiến nhận xét của cấp có thẩm quyền đối với bản thân mình, nếu cần có thể được đối thoại, chất vấn.
1.1.4.5. Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ CBCC bao gồm các chế độ, chính sách như: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Khi các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC được đảm bảo thì sẽ tạo nên những tiền đề và động lực:
Thứ nhất, đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống cần thiết cho đội ngũ CBCC và gia đình họ.
Thứ hai, đây là điều kiện để mỗi đội ngũ CBCC có thể học tập để nâng
cao trình độ.
Thứ ba, đó là mục tiêu, động lực phấn đấu, cạnh tranh của nhiều người
trong việc nâng cao trình độ, năng lực.
Thực tế cho thấy, khi con người được đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày thì mới nghĩ đến nhu cầu cao hơn. Do đó, khi đội ngũ CBCC được đảm bảo về kinh tế, các phúc lợi xã hội thì mới có thể nghĩ đến học tập để nâng cao trình độ. Chính vì thế, chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực để đội ngũ CBCC phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.