Cơ cấu tổ chứcvề cơ quan UBND huyệnĐồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về cơ quan UBND huyệnĐồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

3.1.2. Cơ cấu tổ chứcvề cơ quan UBND huyệnĐồng Hỷ

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ thuộc cấp huyện, đây là cấp hành chính trung gian, vừa thực hiện chức năng trực tiếp phục vụ nhân dân, vừa lãnh đạo, điều hành cấp dưới thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND huyện Đồng Hỷ chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm bảo đảm việc thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Nghị quyết số 725/2009/NQ - UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không có tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: Kinh tế, Tài nguyên Môi trường, Văn hóa - xã hội, Quốc phòng - An ninh, Văn phòng ủy ban nhân dân và khối Nội chính thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện được tổ chức thống nhất và chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, gồm 14 phòng chuyên môn cụ thể như sau:

- Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

- Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

- Phòng Tài nguyên - Môi trường: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ.

- Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

- Phòng Văn hóa - Thông tin: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

- Phòng Giáo dục và đào tạo: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Phòng Kinh tế Hạ tầng: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu

- Phòng Y tế: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Thanh tra huyện: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân: Tham mưu, tổng hợp cho Ủy ban nhân dân huyện về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về chỉ đạo, điều hành; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện.

- Ban Quản lý đô thị: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng giúp Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý dự án đối với các dự án do Chủ tịch UBND huyện giao làm Chủ đầu tư; làm tư vấn giám sát kỹ thuật thi công xây lắp công trình. Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán khi có yêu cầu của Chủ đầu tư. Thực hiện một số các hoạt động tư vấn xây dựng khác.

- Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức chuyên trách để triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư trên địa bàn, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn của Sở Tư pháp và Sở Tài chánh - Vật giá đối với các hoạt động liên quan.

Những đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ.

Thâm niên công tác của cán bộ, công chức UBND huyện dưới 5 năm chiếm 13,2%; 19,5% cán bộ, công chức có thâm niên công tác dưới 10 năm. Điều này cũng thể hiện có sự biến động của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ. Đồng thời cũng do thâm niên công tác còn hạn chế, kinh nghiệm trong quản lý chưa được tích luỹ nhiều nên một số cán bộ, công chức của Ủy ban thường thiếu tự tin, lúng túng khi giải quyết các công việc nhất là công việc có tính chất phức tạp. Có tới 25,7% cán bộ, công chức Ủy ban được điều tra có thâm niên tính từ ngày vào biên chế từ 15 đến 24 năm, điều này cũng phù hợp với cơ cấu theo tuổi của cán bộ, công chức. Số cán bộ, công chức có thâm niên công tác từ 25 đến 39 năm chiếm tới 38,8%. Đây là số cán bộ, công chức đã qua thời gian công tác khá lâu nên đã đạt được bước chuẩn về kinh nghiệm thuận lợi cho việc thực thi công vụ. Có 2,8% số cán bộ, công chức có thâm niên công tác trên 40 năm; đây là số cán bộ quá độ của thời kỳ kháng chiến, chủ yếu đang chờ đủ tuổi để nghỉ chế độ.

-Cơ cấu theo lĩnh vực và chuyên ngành đào tạo

Bảng 3.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND Đồng Hỷ được phân theo chuyên ngành đào tạo năm 2016

STT Chuyên ngành được đào tạo Số lượng

(người)

Cơ cấu %

1 Luật, hành chính 59 17,3 2 Kinh tế, tài chính 168 49,3 3 Khoa học và Công nghệ (công nghệ thông tin,

tài nguyên môi trường, xây dựng, nông nghiệp.)

50 14,6

4 Giáo dục 31 9,0

5 Y tế 7 2,0

6 Văn hóa - xã hội 27 7,8

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy: kết quả khảo sát sơ bộ trình độ đào tạo chuyên ngành của đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ chưa cân đối, thiếu cán bộ kỹ thuật, công nghệ và các lĩnh vực mũi nhọn. Một số lượng đáng kể đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện làm việc trái với ngành nghề đã được đào tạo hoặc có chuyên ngành đào tạo chưa thực sự phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị công tác, nên họ không thể phát huy hết năng lực; kiến thức đã được học sẽ dần bị mai một dẫn tới hậu quả lãnh phí chất xám, tốn kém tài chính do phải đào tạo lại, việc thực thi công vụ không đạt kết quả tốt...

-Cơ cấu theo ngạch công chức

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016, đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ trong ngạch chuyên viên chính là 11 người, chiếm 7,6%; chuyên viên là 67 người, chiếm 46,5%; còn lại là cán sự và nhân viên. Như vậy so với yêu cầu cải cách hành chính, cơ cấu ngạch công chức hành chính của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ về cơ bản vẫn chưa hợp lý, cần có sự cân đối và điều chỉnh cho phù hợp.

3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)