Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng độ

theo bậc đào tạo so với tổng số cán bộ, công chức đang làm việc.

Khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ về trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp đánh giá như phương pháp đánh giá trình độ chuyên môn.

* Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ được đào tạo, xem có nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cán bộ, công chức

- Chỉ tiêu về sức khỏe: Chỉ tiêu về sức khỏe tiêu chí quan trọng để phản

ánh, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xem có đủ sức khỏe để làm việc được liên tục trong thời gian dài hay không, trí óc có đủ minh mẫn để nghiên cứu, giải quyết các công việc ở địa phương, ở cơ sở hay không.

- Chỉ tiêu về kinh tế: Là chỉ tiêu để đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

xã có đủ điều kiện vật chất, kinh tế gia đình để yên tâm công tác, chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo chức trách, thẩm quyền của cán bộ hay không.

- Chỉ tiêu về môi trường xã hội: Môi trường xã hội ổn định, không có

khiếu kiện đông người, không có yếu tố gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương, là nhân tố rất quan trọng để cán bộ chủ chốt cấp xã huy động được sức mạnh trong tổ chức, huy động được trí tuệ, sự đồng thuận trong xã hội và mọi nguồn lực của địa phương để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, công tác quân sự địa phương.

- Chỉ tiêu về thể chế: Là cơ sở, hành lang pháp lý, là các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, quy định của địa phương để cán bộ, công chức triển khai, tổ chức thực hiện đạt kết quả các mục tiêu phương hướng để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội... theo đúng pháp luật và quy định của địa phương, ngành đề ra.

- Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức: Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của cán bộ, công chức xem có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có ý thức tổ chức kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư hay không; có gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tính nhiệm hay không.

Ngoài các chỉ tiêu ta có thể định lượng như trên thì vấn đề văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp khách hàng.. .cũng là những yếu tố để đánh giá chất lượng của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đây là những chỉ tiêu định tính chỉ dùng trong việc sử dụng, đánh giá sức mạnh bên trong của cán bộ, công chức, được biểu hiện qua các tiêu chí cơ bản như:

- Luôn hướng thiện, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh.

- Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, với khách hàng trong thực thi công vụ.

- Lao động chăm chỉ, nhiệt tình, cm trọng.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có trách nhiệm với bản thân, với công việc.

- Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường,.

Chính những chỉ tiêu định tính trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức trên phương diện ý thức của cán bộ, công chức đối với công việc.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát chung về cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc

giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp Sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện tích tự nhiên của huyện 47037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 15 xã và 3 thị trấn.

Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng Trung du miền núi Bắc bộ nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: (1) Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đại học đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 8 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.

- Đồng Hỷ có lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1B, quốc lộ 265 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và một số tuyến đường liên huyện nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động.

- Tài nguyên thiên nhiên: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng

tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc.

Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit...

- Có hệ thống giao thông đa dạng, 18 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại.

- Tiềm năng du lịch:

Trên địa bàn còn có nhiều di tích danh thắng Chùa Hang, Hang Dơi. Lễ hội có: lễ hội Chùa Hang, Hội Hích, và truyền thống văn hoá các dân tộc tạo thành một quần thể du lịch phong phú.

- Dân số và lao động:

Tính đến tháng 12/2016, dân số của huyện Đồng Hỷ là 127.986 người sinh sống ở 15 xã và 3 thị trấn, trung bình hàng năm tăng 1,36%/năm là phù hợp với sự gia tăng dân số của huyện. Trong đó, năm 2014 số lượng nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn là 76,92% tổng số nhân khẩu. Đồng Hỷ là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chỉ có một phần nhỏ dân số là hoạt động phi nông nghiệp (làm dịch vụ, kinh doanh, bụôn bán nhỏ,...), chiếm 26,78% tống số nhân khẩu.

Cùng với sự gia tăng dận số thì số lao động cũng có sự tăng lên, nhưng nhìn chụng lao động nông nghiệp có sự tăng chậm hợn lao động phi nông nghiệp. Đã có một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển dần sang hoạt động phi nông nghiệp như: Công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh - buôn bán,. là do hoạt động nông nghiệp đã biết đầụ tư thiết bị, máy móc vào sản xuất để giải phóng một phầm sức lao động nông nghiệp.

Hiện nay, huyện Đồng Hỷ có một lực lượng lao động dồi dào, bình quân LĐNN/hộ NN và bình qụận nhận khẩu NN/hộ NN tăng cũng là do sự gia tăng dận số của những năm trước làm cho số người đến tuổi lao động tăng dần qua 3 năm trở lại đây. Đây cũng là nguồn lực phục vụ cho việc phát triển

3.1.2. Cơ cấu tổ chức về cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ thuộc cấp huyện, đây là cấp hành chính trung gian, vừa thực hiện chức năng trực tiếp phục vụ nhân dân, vừa lãnh đạo, điều hành cấp dưới thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND huyện Đồng Hỷ chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm bảo đảm việc thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Nghị quyết số 725/2009/NQ - UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không có tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: Kinh tế, Tài nguyên Môi trường, Văn hóa - xã hội, Quốc phòng - An ninh, Văn phòng ủy ban nhân dân và khối Nội chính thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện được tổ chức thống nhất và chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, gồm 14 phòng chuyên môn cụ thể như sau:

- Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

- Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

- Phòng Tài nguyên - Môi trường: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ.

- Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

- Phòng Văn hóa - Thông tin: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

- Phòng Giáo dục và đào tạo: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Phòng Kinh tế Hạ tầng: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu

- Phòng Y tế: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Thanh tra huyện: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân: Tham mưu, tổng hợp cho Ủy ban nhân dân huyện về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về chỉ đạo, điều hành; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện.

- Ban Quản lý đô thị: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng giúp Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý dự án đối với các dự án do Chủ tịch UBND huyện giao làm Chủ đầu tư; làm tư vấn giám sát kỹ thuật thi công xây lắp công trình. Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán khi có yêu cầu của Chủ đầu tư. Thực hiện một số các hoạt động tư vấn xây dựng khác.

- Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức chuyên trách để triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư trên địa bàn, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn của Sở Tư pháp và Sở Tài chánh - Vật giá đối với các hoạt động liên quan.

Những đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ.

Thâm niên công tác của cán bộ, công chức UBND huyện dưới 5 năm chiếm 13,2%; 19,5% cán bộ, công chức có thâm niên công tác dưới 10 năm. Điều này cũng thể hiện có sự biến động của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ. Đồng thời cũng do thâm niên công tác còn hạn chế, kinh nghiệm trong quản lý chưa được tích luỹ nhiều nên một số cán bộ, công chức của Ủy ban thường thiếu tự tin, lúng túng khi giải quyết các công việc nhất là công việc có tính chất phức tạp. Có tới 25,7% cán bộ, công chức Ủy ban được điều tra có thâm niên tính từ ngày vào biên chế từ 15 đến 24 năm, điều này cũng phù hợp với cơ cấu theo tuổi của cán bộ, công chức. Số cán bộ, công chức có thâm niên công tác từ 25 đến 39 năm chiếm tới 38,8%. Đây là số cán bộ, công chức đã qua thời gian công tác khá lâu nên đã đạt được bước chuẩn về kinh nghiệm thuận lợi cho việc thực thi công vụ. Có 2,8% số cán bộ, công chức có thâm niên công tác trên 40 năm; đây là số cán bộ quá độ của thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)