Thực trạng các biện pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 67)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ

3.2.1. Thực trạng các biện pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng độ

3.2.1.1. Công tác quy hoạch, tuyển dụng

Trong thời gian qua, cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ đã chủ động tích cực chỉ đạo triển khai việc quy hoạch, tuyển dụng và bố trí CBCC đảm bảo khoa học, minh bạch, đúng quy trình, từ đó đã góp phần tạo ra sự ổn định, đoàn kết, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ CBCC.

Thái Nguyên là một trong tỉnh trong cả nước triển khai rộng rãi tổ chức thi tuyển CBCC, được tổ chức thường niên 1 năm/1lần. Ngày 19/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Quyết định số 1190-QĐ/TU về ban hành Quy chế thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý; chỉ đạo xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ

máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Với

quan điểm đổi mới phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua thi tuyển nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, có tố chất nổi trội, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành. Hội đồng thi tuyển cấp huyện vừa qua gồm đồng chí Bí thư huyện ủy, trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng thi tuyển; các đồng chí Phó Bí thư huyện ủy là Phó Chủ tịch Hội đồng thi tuyển; Ủy viên hội đồng gồm các các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, đồng chí Giám đốc phòng Nội vụ, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện Đồng Hỷ.

Ban tổ chức huyện ủy và phòng Nội vụ thường xuyên phối hợp trong công tác cán bộ; phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ CBCC huyện từ khâu nhận xét, đánh giá, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt tình, uy tín để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của huyện. Việc đổi mới công tác cán bộ được thực hiện theo hướng tinh gọn, rõ người, rõ việc đúng hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, cũng như của huyện.

Trên cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hàng năm, các cơ quan, đơn vị có kế hoạch luân chuyển cán bộ giữa các phòng chuyên môn, giữa các cơ quan, đơn vị. Qua luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức được rèn luyện về phẩm chất chính trị, kỹ năng chuyên môn, có kinh nghiệm trong lãnh

Bảng 3.2: Công tác quy hoạch, luân chuyển, tuyển dụng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng cộng

(2014-2016)

1

Công tác quy hoạch đội ngũ CCCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

18 20 24 62

2

Công tác luân chuyển đội ngũ CCCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

19 23 26 68

3

Công tác tuyển dụng đội ngũ CCCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

14 22 18 54

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiện toàn, sắp xếp về công tác cán bộ các phòng chuyên môn, từ năm 2014 đến năm 2016 đã bố trí, sắp xếp, luân chuyển 68/342 lượt CBCC; rà soát bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tránh sự chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, rà soát quy hoạch đội ngũ CCCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ tổng là 62 người vào, từ năm 2014-2016 cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ cũng đã tuyển dụng đội ngũ CCCC thêm là 54 người, có thể nói đội ngũ CBCC đang từng bước được trẻ hóa và chuẩn hóa về trình độ, có năng lực và động cơ phấn đấu tốt; cán bộ có sự kế cận, đảm bảo tính chủ động trong công việc.

Để đánh giá về công tác quy hoạch và tuyển dụng CBCC của các cơ quan chuyên môn của huyện Đồng Hỷ, đề tài đã điều tra 180 người, bao gồm các CBCC 14 phòng, ban trực thuộc UBND huyện Đồng Hỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Kết quả khảo sát cho thấy: “Việc lập kế hoạch về công tác quy hoạch

và tuyển dụng đội ngũ CBCC" được đánh giá tốt, hiệu quả. Đa số các chỉ tiêu

được đánh giá ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, “Việc thông báo công khai về

tuyển dụng đội ngũ CBCC của các cơ quan ”được đánh giá là kém. Điều này

tuyển dụng đội ngũ CBCC chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc công khai tuyển dung trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được kịp thời và đầy đủ, cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo.

Bảng 3.3: Đánh giá về công tác quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

TT Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Giá trị TB Ý nghĩa 1 Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ CBCC

4 11 76 47 42 3,61 Tốt 2 Đánh giá cơ câu, chât

lượng đội ngũ CBCC 3 16 107 27 24 3,26 Trung

bình 3

Các tiêu chí tuyển dụng đội ngũ CBCC về chuyên môn, năng lực, trình độ, kinh nghiệm... 4 16 94 47 19 3,34 Trung bình 4

Thông báo công khai về tuyển dụng đội ngũ CBCC và viên chức tại các cơ quan có yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, sức khỏe, phẩm chất chính trị 24 49 88 17 2 2,58 Kém 5 Có chế độ chính sách với đội ngũ CBCC và viên chức có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn vững

11 23 88 43 15 3,15 Trung

bình

6

Thực hiện hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, công bằng, chính xác khi tuyển dụng

7 21 82 52 18 3,29 Trung

bình

7

Công tác chuẩn bị, ôn tập, ra đề, coi thi, chấm thi đã được tổ chức chu đáo, an toàn, nghiêm túc, đảm bảo chính xác, công bằng cho mọi đối tượng tham gia dự tuyển

6 12 94 61 7 3,28 Trung

bình

8

Có chế tài với trường hợp vi phạm pháp luật trong tuyển dụng, hối lộ, tiêu cực trong tuyển dụng

16 43 88 27 6 2,80 Trung

3.2.1.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Tỉnh chủ động cân đối và bố trí nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC ở nước ngoài tương tự hình thức Đề án 165 của Trung ương. Hoàn thành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện Đề

án“Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn

nhân lực huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”với phạm vi, quy

mô toàn tỉnh, bao phủ toàn diện về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng;

Huyện Đồng Hỷ đã liên kết với các trường đại học trong và ngoài tỉnh, cử 1 số đội ngũ CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ cho ngành, địa phương mình; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài nhằm xây dựng một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, là chuyên gia đầu ngành trong một số lĩnh vực tỉnh có yêu cầu (Báo cáo tổng kết hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ khoá XII, nhiệm kỳ 2011 - 2016, trình tại Kỳ họp thứ 23, Hội đồng nhân dân huyện khóa XII).

Hình 3.1: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ )

Ngoài những cơ chế, chính sách của Trung ương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh công tác phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, như: Quyết định số 3477/QĐ-UBND ngày 30/9/2002 v/v

phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2002-2010; Quyết định số 2871/2004/QĐ-UBND ngày 19/8/2004 quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thu hút nhân tài; Quyết định số 858/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 về việc “Ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”; Quyết định số 1413/QĐ- UBND ngày 04/7/2014 về việc “Phê duyệt Kế hoạch tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo nhiệm vụ Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới toàn diện dạy và học ngoại ngữ năm 2014”. Quyết định số 586/QĐ-UBND ngày 04/3/2010 về việc “trợ cấp một lần theo chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nhân tài”.

Bảng 3.4: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

TT Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Giá trị trung bình Ý nghĩa 1

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả, thực tế, có tính khả thi

2 13 76 72 17 3,49 Tốt

2

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả

4 13 94 56 13 3,34 Trung

bình

3

Cử đội ngũ CBCC đi học các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, quản lý nhà nước, tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn

3 11 83 46 37 3,58 Tốt

4 Cử đội ngũ CBCC đi học trên

đại học nâng cao trình độ 10 18 95 33 24 3,24

Trung bình 5

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng trong quy hoạch nguồn

9 12 98 47 14 3,26 Trung

bình

Trong số 5 tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC thì có 3 tiêu chí được đối tượng điều tra đánh giá ở mức trung bình, đó là “hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả”, “cử cán bộ đi học nâng cao trình độ” và “đào tạo bồi dưỡng cho những đối tượng trong diện quy hoạch”. Đây là điểm mà huyện Đồng Hỷ cần chú ý quan tâm nếu muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của huyện.

3.2.1.3. Việc sử dụng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 03/3/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, các cơ quan, đơn vị đã, đang xây dựng và ban hành Quy định tiêu chuẩn từng chức danh và xây dựng vị trí làm việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng gắn với trách nhiệm, yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và tiến độ hoàn thành đối với từng tập thể, cá nhân, do đó đã tạo tính chủ động của các ban và từng cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng việc sử dụng và phát huy hiệu quả đội ngũ CBCC hiện có.

Kết quả khảo sát cho thấy: Chỉ tiêu phân công công việc dựa trên chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu luân chuyển đội ngũ CBCC gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu đội ngũ CBCC nghiêm túc chấp hành được đánh giá tốt. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu còn đánh

giá ở mức trung bình như chỉ tiêu lập kế hoạch về số lượng đội ngũ CBCC

hàng năm để có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển, chỉ tiêu phân công công việc đảm bảo tính công bằng, hiệu quả... Do đó, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng, phân công công việc cho đội ngũ CBCC.

Bảng 3.5: Đánh giá về việc sử dụng, phân công công việc đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

TT Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Giá trị TB Ý nghĩa 1

Lập kê hoạch vê số lượng đội ngũ CBCC hằng năm, từ đó có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển 4 16 94 56 10 3,29 Trung bình 2

Phân công đúng định mức lao động, có chê độ chính sách đối với các trường hợp làm thêm giờ (chú ý sức khỏe, năng lực chuyên môn, đạo đức nghê nghiệp, tinh thần trách nhiệm...)

3 12 89 67 9 3,38 Trung

bình

3 Phân công công việc dựa trên

chức danh nghê nghiệp 3 8 89 68 12 3,43 Tốt

4

Xây dựng kê hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch và sát với thực tê

2 16 97 47 18 3,35 Trung

bình

5

Trong quá trình thực hiện điêu động, luân chuyển CBCC gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu CBCC nghiêm túc chấp hành 5 17 78 43 37 3,49 Tốt 6 Hợp lý, phát huy được tính tích cực của CBCC 3 11 93 61 12 3,38 Trung bình 7 Phân công công việc đảm bảo

tính công bằng, hiệu quả 6 21 88 56 9 3,22

Trung bình

3.2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Hàng năm, căn cứ vào các qui định của Trung ương, của tỉnh, của huyện và thực tế yêu cầu nhiệm vụ công tác, các cơ quan, đơn vị luôn chủ động phối hợp trong tham mưu cho UBND huyện Đồng Hỷ và đưa vào kế hoạch công tác năm chương trình kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ... Qua công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đã đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra được nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ đối với nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đảm bảo hiệu quả trong công tác, phục vụ tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.

Tổ chức cơ sở Đảng trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Đồng Hỷ thường xuyên xây dựng chương trình, triển khai và tổ chức thực hiện công tác giám sát, kiểm tra của chi bộ đối với tổ đảng và đảng viên; đẩy mạnh việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với tập thể lãnh đạo, chi bộ, cá nhân lãnh đạo chủ chốt, đảng viên. Qua đó chỉ ra tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và phương hướng khắc phục góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Duy trì và thực hiện tốt công tác thi hành kỷ luật Đảng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan và chi bộ.

Kết quả khảo sát cho thấy: Công tác kiểm tra, đánh giá cơ bản được triển khai thực hiện. Sau công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chuyên môn đã đánh giá đã có sự đánh giá đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu đánh giá ở mức trung bình. Việc thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan chưa được thường xuyên; chưa chú ý đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Việc sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra để đánh giá, thi đua, khen thưởng chưa được tốt.

Bảng 3.6: Đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ

TT Nội dung Rât

kém Kém Trung bình Tốt Rât tốt Giá trị TB Ý nghĩa 1

Cơ quan chuyên môn làm công tác cán bộ đã xây dựng được kế hoạch cụ thể, mang tính lâu dài, có tính khả thi đối với công tác này

10 16 97 45 12 3,18 Trung

bình

2

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng CBCC đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và đúng với quy định

2 11 106 38 23 3,38 Trung

bình

3

Sau công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chuyên môn đã đánh giá một cách chính xác, đảm bảo tính khách quan, minh bạch

3 18 86 45 38 3,59 Tốt

4

Cơ quan chuyên môn kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh thiết thực và mang lại hiệu quả

4 21 83 49 23 3,36 Trung

bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)