Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về cơ quan UBND huyệnĐồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

- Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc

giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp Sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện tích tự nhiên của huyện 47037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 15 xã và 3 thị trấn.

Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng Trung du miền núi Bắc bộ nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: (1) Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đại học đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 8 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.

- Đồng Hỷ có lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1B, quốc lộ 265 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và một số tuyến đường liên huyện nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động.

- Tài nguyên thiên nhiên: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng

tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc.

Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit...

- Có hệ thống giao thông đa dạng, 18 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại.

- Tiềm năng du lịch:

Trên địa bàn còn có nhiều di tích danh thắng Chùa Hang, Hang Dơi. Lễ hội có: lễ hội Chùa Hang, Hội Hích, và truyền thống văn hoá các dân tộc tạo thành một quần thể du lịch phong phú.

- Dân số và lao động:

Tính đến tháng 12/2016, dân số của huyện Đồng Hỷ là 127.986 người sinh sống ở 15 xã và 3 thị trấn, trung bình hàng năm tăng 1,36%/năm là phù hợp với sự gia tăng dân số của huyện. Trong đó, năm 2014 số lượng nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn là 76,92% tổng số nhân khẩu. Đồng Hỷ là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chỉ có một phần nhỏ dân số là hoạt động phi nông nghiệp (làm dịch vụ, kinh doanh, bụôn bán nhỏ,...), chiếm 26,78% tống số nhân khẩu.

Cùng với sự gia tăng dận số thì số lao động cũng có sự tăng lên, nhưng nhìn chụng lao động nông nghiệp có sự tăng chậm hợn lao động phi nông nghiệp. Đã có một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển dần sang hoạt động phi nông nghiệp như: Công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh - buôn bán,. là do hoạt động nông nghiệp đã biết đầụ tư thiết bị, máy móc vào sản xuất để giải phóng một phầm sức lao động nông nghiệp.

Hiện nay, huyện Đồng Hỷ có một lực lượng lao động dồi dào, bình quân LĐNN/hộ NN và bình qụận nhận khẩu NN/hộ NN tăng cũng là do sự gia tăng dận số của những năm trước làm cho số người đến tuổi lao động tăng dần qua 3 năm trở lại đây. Đây cũng là nguồn lực phục vụ cho việc phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)