Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lượng, cán bộ công chức tại cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được công bố chính thức ở
- Đề tài thu thập tài liệu, số liệu về lộ trình đào tạo; thực trạng những cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC;...được lấy từ “Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế của khối cơ quan thuộc UBND huyện Đồng Hỷ tỉnh; Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ, cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ.
- Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình cán bộ công chức tại cơ quan UBND;
- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.
- Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến cán bộ công chức tại cơ quan UBND.
- Các thông tin, số liệu về các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Đồng Hỷ...được thu thập từ Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của cơ quan UBND huyệnĐồng Hỷ Thái Nguyên “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Các thông tin, số liệu về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2016 được thu thập từ “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lân thứ XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2020”.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát thực tế:
Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm viêc của đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hàng ngày của đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như thế nào, trình độ tổ chức quản lý của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ thế nào, những vấn đề gì liên quan đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là mục tiêu quan sát.
Bước 2: Thực hiện quan sát
Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu và phân tích.
- Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi:
Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đối tượng điều tra khảo sát:
Để tiện cho việc nghiên cứu, tác giả lựa chọn địa điểm nghiên cứu tập trung vào 14 phòng, ban, ngành trực thuộc UBND huyện Đồng Hỷ gồm: Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Y tế,Văn phòng UBND huyện Đồng Hỷ, Thanh tra huyện Đồng Hỷ, Ban Quản lý Đô thị, Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng, Ban Bồi thường và giải phóng mặt bằng.
- Quy mô mẫu:
Tổng số đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn UBND huyện Đồng Hỷ thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu trong luận văn là 342 người. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức của Felly David (2005) như sau: n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 342 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 342 2 2 2 =180
Trong đó:
n = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu
Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)
d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05 * Tiêu chí chọn mẫu:
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc: chọn ngẫu nhiên các cán bộ có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên.
- Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 180 cán bộ, công chức của 14 phòng, ban đã được lựa chọn cụ thể như sau:
+ Phòng Tư pháp:15 phiếu
+ Phòng Tài chính Kế hoạch: 15 phiếu + Phòng Giáo dục và Đào tạo:15 phiếu + Phòng Nội vụ:15 phiếu
+ Phòng Tài nguyên - Môi trường: 15 phiếu
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:15 phiếu + Phòng Kinh tế Hạ tầng:15 phiếu
+ Văn phòng UBND huyện Đồng Hỷ: 15 phiếu + Phòng Văn hóa - Thông tin:10 phiếu
+ Phòng Y tế:10 phiếu
+ Ban quản lý đô thị:10 phiếu + Thanh tra huyện: 10 phiếu
+ Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng: 10 phiếu + Ban Bồi thường và giải phóng mặt bằng: 10 phiếu
- Tổng số phiếu phá t ra: là 180 phiếu. Tống số phiếu thu về là 180 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 180 phiếu hơ ̣p lệ đươ ̣c dùng để phân tích.
* Nội dung phiếu điều tra
- Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, số năm công tác.
- Thực trạng việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC: Công tác quy hoạch, tuyển dụng; Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng CBCC; Sử dụng CBCC, phần công công việc; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.
- Chất lượng đội ngũ CBCC: Phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ; năng lực lãnh đạo, quản lý; kỹ năng nghề nghiệp; kết quả thực thi công việc; sức khỏe; kinh nghiệm công tác; thích ứng và sẵn sàng.
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất kém 2 1,81 đến 2,6 Kém 3 2,61 đến 3,4 Trung bình 4 3,41 đến 4,2 Tốt 5 4,21 đến 5,0 Rất tốt 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập
* Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2013 đến năm 2016. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
* Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn:
Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được giao hay không, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được giao hay không. Khi đánh giá về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức người ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ cán bộ, công chức không qua đào tạo.
- Tỷ lệ cán bộ, công chức được đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
- Tỷ lệ cán bộ, công chức được đào tạo trên đại học.
Các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ chuyên môn thông dụng là:
Thứ nhất: Tỷ lệ cán bộ, công chức qua đào tạo so với lực lượng cán bộ,
công chức đang làm việc. Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá kết quả về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị.
Thứ hai: Tỷ lệ cán bộ công chức theo cấp bậc đào tạo được tính toán
Phương pháp tính là % số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo so với tổng số cán bộ, công chức đang làm việc.
Khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ về trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp đánh giá như phương pháp đánh giá trình độ chuyên môn.
* Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị
Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ được đào tạo, xem có nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cán bộ, công chức
- Chỉ tiêu về sức khỏe: Chỉ tiêu về sức khỏe tiêu chí quan trọng để phản
ánh, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xem có đủ sức khỏe để làm việc được liên tục trong thời gian dài hay không, trí óc có đủ minh mẫn để nghiên cứu, giải quyết các công việc ở địa phương, ở cơ sở hay không.
- Chỉ tiêu về kinh tế: Là chỉ tiêu để đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã có đủ điều kiện vật chất, kinh tế gia đình để yên tâm công tác, chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo chức trách, thẩm quyền của cán bộ hay không.
- Chỉ tiêu về môi trường xã hội: Môi trường xã hội ổn định, không có
khiếu kiện đông người, không có yếu tố gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương, là nhân tố rất quan trọng để cán bộ chủ chốt cấp xã huy động được sức mạnh trong tổ chức, huy động được trí tuệ, sự đồng thuận trong xã hội và mọi nguồn lực của địa phương để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, công tác quân sự địa phương.
- Chỉ tiêu về thể chế: Là cơ sở, hành lang pháp lý, là các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, quy định của địa phương để cán bộ, công chức triển khai, tổ chức thực hiện đạt kết quả các mục tiêu phương hướng để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội... theo đúng pháp luật và quy định của địa phương, ngành đề ra.
- Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức: Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của cán bộ, công chức xem có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có ý thức tổ chức kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư hay không; có gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tính nhiệm hay không.
Ngoài các chỉ tiêu ta có thể định lượng như trên thì vấn đề văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp khách hàng.. .cũng là những yếu tố để đánh giá chất lượng của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đây là những chỉ tiêu định tính chỉ dùng trong việc sử dụng, đánh giá sức mạnh bên trong của cán bộ, công chức, được biểu hiện qua các tiêu chí cơ bản như:
- Luôn hướng thiện, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh.
- Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, với khách hàng trong thực thi công vụ.
- Lao động chăm chỉ, nhiệt tình, cm trọng.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có trách nhiệm với bản thân, với công việc.
- Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường,.
Chính những chỉ tiêu định tính trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức trên phương diện ý thức của cán bộ, công chức đối với công việc.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát chung về cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc
giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành