5. Kết cấu của Luận văn
2.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả như sau:
Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:
- Số lượng đội ngũ công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...
- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.
- Cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng công chức
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức là những kiến thức chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, công chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.
- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của công chức. Thực tế cho thấy nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Phẩm chất chính trị của người công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
CỦA CƠ QUAN UBND THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH 3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Cẩm Phả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả
Thành phố Cẩm Phả giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên ở phía Bắc, phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và Thành phố Hạ Long. Cách Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km, thành phố Hạ Long 30km, thành phố Móng Cái 170km.
Thành phố Cẩm Phả là đơn vị hành chính đông dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh sau thành phố Hạ Long. Là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thụ than lớn nhất cả nước, trung tâm công nghiệp về cơ khí, điện kỹ thuật cao, là một trong những trung tâm thương mại và du lịch của Tỉnh, có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng và giữ vai trò quan trọng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố có 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã); tổng diện tích tự nhiên 48.645 ha với dân số 195.800 người.
Thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đặc thù là có trữ lượng than đá lớn, chất lượng tốt, có vịnh Bái Tử Long thơ mộng và xinh đẹp, có trữ lượng lớn về vật liệu xây dựng, đá vôi... giữ vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù vị trí và cảnh quan thiên nhiên rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
Hệ thống giao thông: Quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thông đối ngoại chính của thành phố. Tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dương (thường gọi là đường 18B), Tỉnh lộ 329 từ Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài khoảng 40km. Thành phố có cảng Cửa Ông - cảng quốc gia, cảng Hòn Nét phục vụ xuất khẩu than, các tàu lớn 6 - 7 vạn tấn có thể ra vào cảng. Ngoài ra còn có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hoá, vật liệu, phục vụ du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long. Cẩm Phả có thế mạnh về phát triển công nghiệp (khai thác than, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng), cảng biển, thương mại - dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn thành phố có khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Ông, di tích Vũng Đục. Hệ thống đảo, hang động phát triển du lịch tham quan thắng cảnh trên vịnh Bái Tử Long như: đảo Nêm, Cống Đông, Cống Tây, động Hang Hanh, quần thể hang động Vũng Đục... khu nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Đá Chồng (Cẩm Thuỷ - Cẩm Thạch), khoáng nóng Quang Hanh. Trên địa bàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó tập trung nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp than -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
khoáng sản Việt Nam - Vinacomin như: Công ty cổ phần than Đèo Nai, Công ty than Cọc 6, Công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất, Công ty than Mông Dương...
Từ khi mới thành lập, Cẩm Phả được xác định là thành phố công nghiệp đô thị phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Sau 50 năm được thành lập, ngày 06/01/2005, thành phố được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III đến ngay 21/4 2015 thành phố được chinh phủ công nhận là đô thị loại II. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang quan tâm quy hoạch, định hướng phát triển, có kế hoạch, cơ chế chính sách đặc thù riêng, ưu tiên đầu tư phát triển để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ du lịch phía Đông Bắc của Tỉnh. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả đã có sự đồng thuận cao, xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị có bước phát triển vượt bậc.
3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI xác định cơ cấu
kinh tế của thành phố là: công nghiệp - dịch vụ - nông lâm thủy sản, tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 14,3%. (Trong đó: Dịch vụ tăng 17,9%; Công nghiệp, xây dựng tăng 13,6%; Nông nghiệp tăng 3,3%). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 73,5%; Thương mại, dịch vụ 25,1%; Nông, lâm, thuỷ sản 1,4%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 9.900 tỷ, tăng 88% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách Trung ương đạt 5.915 tỷ đồng; Thu ngân sách thành phố đạt 694 tỷ = 146,95% kế hoạch tỉnh = 125,3% kế hoạch thành phố và tăng 41% so với cùng kỳ. Đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và dành trên 46,75% tổng chi 2 cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Điển hình là đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
xây dựng các công trình chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng nông thôn mới, trường học, Trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng...
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: công nghiệp và xây dựng chiếm 74,5%, các ngành dịch vụ chiếm 24,53%; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 0,97%; Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng từ 5% trở lên; thu ngân sách thành phố hàng năm vượt 10% trở lên so với kế hoạch tỉnh giao.
Tuy nhiên, nền kinh tế của thành phố còn có những hạn chế yếu kém: Kinh tế tăng trưởng khá nhưng ở một số lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Giá trị sản xuất nông, thủy sản, dịch vụ phát triển cò n châ ̣m, quy mô nhỏ, viê ̣c chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết Trung ương 7 (khó a X) về nông nghiê ̣p, nông dân và nông thôn còn châ ̣m. Một số ngành, lĩnh vực chưa tạo được bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa còn chậm. Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Về văn hóa - xã hội: Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, mục tiêu chăm
lo con người, giải quyết chính sách xã hội được quan tâm toàn diện, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, đến năm 2012 thành phố đã hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 thành phố hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông, có trên 80% số trường đạt chuẩn quốc gia. Lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm 5.000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn quốc gia) đến năm 2015 giảm xuống 0,4%. Tỷ suất sinh giảm hàng năm 0,02%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2015 xuống dưới 10,03%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Ngoài đặc điểm chung của đội ngũ công chức Việt Nam, công chức cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả có những đặc điểm riêng. Sự hình thành và phát triển đội ngũ công chức của cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả cũng có những thuận lợi, khó khăn nhất định:
- Đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả được hình thành từ nhiều nguồn: Bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới... Sau hơn 65 năm, kể từ khi thành lập nước đến nay, trải qua thử thách và rèn luyện, đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND thành phố từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp cán bộ, công chức mới được tuyển dụng sau ngày miền Nam giải phóng được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các phòng, ban, các cấp. Lớp cán bộ trưởng thành trong chiến tranh có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.
- Thành phố Cẩm Phả thuộc địa phương có dân số đông thứ hai trong tỉnh Quảng Ninh (số liệu thống kê của Chi cục Thống kê thành phố Cẩm Phả
đến tháng 9/2015 là 195.800 người), nhưng đội ngũ công chức có số lượng
ít và mỗi công chức phải đảm nhận nhiều chức danh khác nhau, thậm chí các chức danh này quản lý một vài lĩnh vực mà đòi hỏi ngành nghề đào tạo không giống nhau. Đặc điểm này đã làm khó khăn trong việc bố trí công chức chuyên sâu từng lĩnh vực, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi công chức trong bộ máy hành chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn a) Về tỷ lệ giới tính: Số liệu báo cáo công chức hành chính tại thời
điểm từ năm 2011 - 2015 của phòng Nội vụ, công chức thành phố được chia ra theo giới tính, thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ giới tính nam có xu hướng giảm dần từ 52,78% năm 2011 xuống 51,57% năm 2015, trong khi đó tỷ lệ giới tính nữ có xu hướng tăng dần từ 47,22% năm 2011 lên 48,43% năm 2015 so với tổng số công chức. Qua phân tích thấy rõ trong những năm qua đã có sự chuyển dịch từ nam sang nữ, tính đến năm 2015 không chênh lệch nhau nhiều, tuy nhiên tỷ lệ giới tính nam vẫn cao hơn tỷ lệ giới tính nữ, vì vậy, cần có biện pháp để tuyển dụng, sử dụng số lao động nữ vào các cơ quan đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp lý.
Bảng 3.1: Đặc điểm giới tính của đội ngũ công chức cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2015 Năm Giới tính 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh (2012/2011) So sánh (2013/2012) So sánh (2014/2013) So sánh (2015/2014) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 133 52,78 138 52,48 144 52,36 155 52,19 164 51,57 5 -0,3 6 -0,12 11 -0,17 9 -0,62 Nữ 119 47,22 125 47,52 131 47,64 142 47,81 154 48,43 6 0,3 6 0,12 11 0,17 12 0,62 Tổng cộng 252 100 263 100 275 100 297 100 318 100 11 0 12 0 22 0 21 0
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Cẩm Phả - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước từ năm 2011 - 2015)
b, Về độ tuổi: Số công chức trẻ mới được tuyển dụng ngày một tăng, có
xu hướng thay thế dần số công chức trên 50 tuổi được nghỉ hưởng chế độ, điều này phù hợp với yêu cầu phát triển chung, đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ công chức, đặc điểm độ tuổi được thể hiện tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Đặc điểm độ tuổi trong đội ngũ công chức của cơ quan UBND thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Năm Độ tuổi 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh (2012/2011) So sánh (2013/2012) So sánh (2014/2013) So sánh (2015/2014) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 41 16,27 55 20,91 67 24,36 75 25,25 84 26,42 14 4,64 12 3,45 8 0,89 9 14 Từ 30 - 40 tuổi 89 35,32 90 34,22 97 35,27 108 36,36 119 37,42 1 -1,1 7 1,05 11 1,09 11 1 Từ 40 - 50 tuổi 64 25,4 67 25,47 65 23,64 73 24,57 77 24.21 3 0,07 -2 -1,83 8 0,93 4 3 Trên 50 tuổi 58 23,01 51 19,39 46 16,73 41 13,82 38 11,95 -7 -3,62 -5 -2,66 -5 -2,91 -3 -7 Tổng cộng 252 100 263 100 275 100 297 100 318 100 11 0 12 0 22 0 21 11
(Nguồn: Phòng Nội vụ TP Cẩm Phả - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015)
Qua bảng 3.2 cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2015, số công chức có độ tuổi dưới 30 tuổi tăng từ 41 (chiếm 16,27%) người lên 84 người (chiếm 26,42%), từ 30 - 40 tuổi tăng từ 89 người (chiếm 35,32%) lên 119 người (chiếm 37,42%), từ 40 - 50 tuổi tăng từ 64 người (chiếm 25,4%) lên 77 người (chiếm 24,51%); trong khi đó độ tuổi trên 50 tuổi giảm từ 58 người (chiếm