5. Kết cấu của Luận văn
1.3.5. Điều kiện về kinh tế
Điều kiện kinh tế, các chế độ, chính sách đối với công chức là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tính tích cực, tính tư duy sáng tạo của công chức. Chế độ chính sách đối với công chức trong cơ quan hành chính bao gồm 2 loại chính sách:
- Chính sách chung của Chính phủ, gồm: Tiền lương, các loại phụ cấp, trợ cấp, chế độ nâng lương, chế độ bảo hiểm, khám chữa bệnh…
- Chính sách riêng của từng cơ quan, gồm: Chế độ học tập, chế độ thăng tiến đề bạt, bố trí công việc phù hợp với nguyện vọng bản thân, nghỉ phép, thu nhập tăng thêm…
a) Chính sách chung:
Chính sách tiền lương và phụ cấp là chính sách quan trọng nhất trong các chính sách chung của nhà nước.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức nói chung và công chức hành chính nói riêng. Sau hệ thống thang bảng lương được sử dụng trong thời gian dài cho đến nay Chính phủ ban hành thay đổi liên tục các Nghị định từng bước phù hợp với thực tế như Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Bước cải tiến tiền lương lần này đã có những cải tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cơ bản: Giãn cách tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa; các chức danh bầu cử hưởng lương theo ngạch bậc chuyên môn; Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung…
Mặc dù vậy, chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đối với công chức trong cơ quan nhà nước còn nhiều bất hợp lý, tiền lương vừa chưa tạo được động lực khuyến khích, vừa chưa gây được áp lực ràng buộc để đội ngũ công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao năng lực, kiến thức và phẩm chất đạo đức. Chế độ tiền lương, thu nhập hiện nay chưa thực sự là nhân tố thu hút được người giỏi vào khu vực nhà nước. Mặt khác vẫn chưa có sự phân biệt tiền lương của công chức tham mưu với công chức thực thi pháp luật. Chế độ tiền lương cào bằng như hiện nay không thu hút được người tài giỏi vào làm việc ở khu vực hành chính.
Chính vì vậy, quan điểm cải cách tiền lương theo kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) là: "Cải cách chính sách tiền lương phải có quyết tâm chính trị cao trong việc ban hành và thực hiện chính sách, nhất là đối với khu vực hành chính và sự nghiệp công; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nhất là chi đầu tư công, kể cả đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước; kiểm soát chặt chẽ và phấn đấu giảm đối tượng hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước; thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ; quản lý chặt chẽ biên chế gắn với cải cách hành chính, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy". [3]
b) Chính sách riêng: Ở mỗi cơ quan, địa phương có chính sách đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ ngơi, tham quan học tập trong và ngoài nước… khác nhau. Nhìn chung, các phòng, ban, ngành, thành phố, xã, phường đã phối hợp với cấp ủy và công đoàn cùng cấp có những chính sách, chế độ phù hợp, công bằng để động viên công chức tích cực làm việc, hoàn thành nhiệm vụ với tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, có nơi, có lúc thiếu công khai, minh bạch, thiếu công bằng nên gây ra tình trạng: người giỏi không hăng say, nhiệt tình công tác, người kém dựa dẫm vụ lợi…