Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứ cở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của cơ quan ubnd thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 38)

5. Kết cấu của Luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứ cở một số địa phương

Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo công chức trong nền công vụ được coi là một yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý nền công vụ. Đào tạo không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu trong tương lai.

Nhận thức được tầm quan trọng này, các quốc gia trên thế giới đều coi trọng tới vấn đề phát triển đội ngũ công chức cho nền công vụ, và coi đây là một nhân tố quyết định thúc đẩy sự đổi mới bộ máy nhà nước và phát triển đất nước.

1.4.1.1. Thành phố Hà Nội

Nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng của công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Nhận thức rõ yêu cầu đó, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (ĐT, BDCB) và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH. Những năm qua, công tác ĐT, BDCB được Thành uỷ quan tâm chỉ đạo, triển khai đồng bộ và tiến hành thường xuyên, đạt nhiều chuyển biến tích cực. Mỗi năm, thành phố mở hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hàng vạn lượt cán bộ, công chức. Kế hoạch, nội dung và phương thức ĐT, BDCB từng bước được cải tiến; hệ thống cơ sở đào tạo được kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ban hành nhiều nghị quyết, văn bản chỉ đạo về công tác ĐT, BDCB. Sau 15 năm, thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được nhiều lớp cán bộ, công chức nguồn, với các đối tượng và loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Trong đó, có 3 khóa đào tạo giám đốc và nguồn giám đốc; 7 lớp nguồn cán bộ đảng, đoàn thể; 11 lớp nguồn cán bộ, công chức sở, ban, ngành, quận, huyện và xã, phường, thị trấn, 14 lớp đào tạo tiền công vụ.

Hà Nội là một trong những địa phương sớm có chủ trương đào tạo cán bộ nguồn, được Trung ương đánh giá cao. Với hơn 2.000 cán bộ, công chức nguồn được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả công tác của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Đa số cán bộ nguồn sau khi tốt nghiệp đã vận dụng, phát huy tốt kiến thức về xây dựng đảng, quản lý nhà nước vào thực tiễn công tác; từ đó tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp; tích cực tham gia xây dựng địa phương, đơn vị vững mạnh, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, hạn chế của công tác đào tạo cán bộ nguồn thời gian này là chưa có kế hoạch tổng thể theo lộ trình thích hợp, thống nhất cho cả hệ thống chính trị, mà chỉ mang tính đơn lẻ, nhất thời, chưa gắn kết chặt chẽ giữa các khâu tuyển sinh, quy hoạch, đào tạo đến phân công công tác sau khi tốt nghiệp và chủ yếu là đào tạo nguồn cán bộ, công chức khối nhà nước...

Mặc dù số lượng cán bộ được đào tạo qua các lớp nguồn chưa nhiều, kết quả mới chỉ là bước đầu, song có thể khẳng định tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ của Thành uỷ. Từ thực tiễn công tác đào tạo cán bộ nguồn thời gian qua, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm:

- Một là, công tác đào tạo cán bộ nguồn cần xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, khoa học, thống nhất từ chủ trương đến biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

pháp, cách thức triển khai, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Chú trọng làm tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền tạo đồng thuận, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và học viên trong quá trình thực hiện.

- Hai là, việc đào tạo cán bộ nguồn phải bảo đảm chặt chẽ từ khâu lựa chọn đối tượng đầu vào, đến việc chuẩn bị kỹ về nội dung, chương trình, kết hợp giữa đào tạo tập trung với nghiên cứu thực tiễn ở cơ sở, giúp học viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức nghề nghiệp, năng lực thực tiễn cần thiết, có thể tiếp nhận ngay và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách thống nhất, bảo đảm thực hiện tốt quyền lợi và xác định rõ trách nhiệm của học viên. Học viên các lớp nguồn của Thành phố được hỗ trợ 100% kinh phí học tập, được hỗ trợ tiền ăn, bố trí chỗ ở (đối với học viên ở xa) và kinh phí hằng tháng tương đương mức lương công chức tập sự; tốt nghiệp được cấp bằng về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành và các chứng chỉ khác. Nếu công tác tại cơ sở được ký hợp đồng lao động và tuyển dụng chính thức sau 1 năm công tác, được hưởng lương, đóng BHXH theo quy định và phụ cấp đặc thù đi cơ sở.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ xứng tầm với vị thế Thủ đô, thời gian tới Thành ủy Hà Nội xác định công tác ĐT, BDCB tập trung vào một số nội dung sau:

- Tiếp tục rà soát, đánh giá đúng thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của đội ngũ cán bộ, làm tốt công tác dự báo, xác định nhu cầu bổ sung cán bộ giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện Đề án đào tạo cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý (giai đoạn 2015 - 2020) đã được Thành uỷ phê duyệt. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nhất là nguồn cán bộ trẻ, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng kế hoạch đào tạo đối với từng đối tượng cán bộ, công chức nguồn cụ thể, quy định chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tiết, phù hợp về đối tượng; điều kiện, tiêu chuẩn; nội dung, chương trình; thời gian, phương thức đào tạo; quyền lợi và nghĩa vụ của học viên...

- Tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích, thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá, giỏi và người có trình độ sau đại học tham gia các lớp nguồn. Tập trung đầu tư xây dựng, đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng chuyên môn, kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng; mở rộng hợp tác, liên kết trong công tác đào tạo cán bộ nguồn.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức đào tạo để kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện, giải quyết các khó khăn, bất cập phát sinh trong quá trình đào tạo cán bộ nguồn. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc đào tạo, sử dụng cán bộ nguồn và đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng, triển vọng phát triển của cán bộ nguồn sau đào tạo.

1.4.1.2. Tỉnh Thái Bình

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính là xây dựng được đội ngũ CBCCVC đủ đức, đủ tài. Vì thế, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 của tỉnh Thái Bình đã nhấn mạnh: Phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên và cán bộ cơ sở theo chức danh; tiếp tục đổi mới, thực hiện đồng bộ, nâng cao chất lượng các khâu công tác cán bộ; thực hiện nghiêm túc quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2012 - 2015, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã có nhiều đổi mới trong công tác cán bộ.

Tổ chức kỳ thi tuyển cán bộ diện Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy quản lý là sự đổi mới trong quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Người dự tuyển phải tham gia 3 nội dung, gồm: lấy phiếu tín nhiệm, thi viết, bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chương trình hành động. Từ 39 người đủ điều kiện tham gia dự tuyển ở 15 vị trí chức danh, qua 2 nội dung thi lựa chọn được 25 người bảo vệ chương trình hành động, đã lựa chọn được 11 đồng chí để bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử vào 11 vị trí chức danh cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý. Đây là kỳ thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý diện BTV Tỉnh ủy quản lý đầu tiên của tỉnh song được tổ chức công khai, minh bạch, khách quan, theo nguyên tắc cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Năm 2013, UBND tỉnh cũng có nhiều đổi mới trong công tác thi tuyển công chức. Để có cơ sở cho việc đổi mới thi tuyển công chức, Sở Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát 2.100 chỉ tiêu biên chế công chức, xác định vị trí việc làm, chuyên môn cần tuyển ở 17 sở, 3 cơ quan ngang sở và 8 huyện, thành phố. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh thành lập hội đồng thi tuyển công chức khối đảng, đoàn thể, công chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã. Mọi thông tin về kỳ thi cũng như các văn bản liên quan đều được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, niêm yết công khai tại các cơ quan, đơn vị có vị trí công chức cần tuyển để các thí sinh tiện theo dõi và cập nhật tìm thông tin. Nếu trong kỳ thi tuyển công chức năm 2012 các thí sinh có đủ bài thi của các môn thi, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên (trong đó điểm của bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành chưa nhân hệ số 2) mà có thí sinh khác cao điểm hơn thì không trúng tuyển nhưng để tạo cơ hội cho những thí sinh đó Hội đồng Thi tuyển công chức năm 2013 đưa các thí sinh đó vào diện xét tuyển nguyện vọng 2, bố trí vào các đơn vị chưa lấy đủ người. Kỳ thi năm 2013 có 3.933 thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự thi của 730 chỉ tiêu cần tuyển, đã tuyển được 388 người (cả nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2). Hiện nay, các công chức trúng tuyển ở cấp tỉnh được phân công về các xã xây dựng nông thôn mới để tiếp tục rèn luyện, nắm bắt thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Theo đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ, việc tổ chức thi tuyển công chức ở ba cấp, có thành lập hội đồng thi tuyển đã bảo đảm tính thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, giảm bớt thời gian thực hiện, kinh phí, nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, nhất là đội ngũ công chức cấp xã; tạo dư luận xã hội tốt từ đội ngũ CBCCVC đến các thí sinh, nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Trong năm 2013, việc thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các trường THPT, THCS, tiểu học ở Thái Thụy, Đông Hưng và Quỳnh Phụ cũng là sự mạnh dạn đổi mới công tác cán bộ của tỉnh; sau khi rút kinh nghiệm sẽ tiến hành thi tuyển trong toàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào của CBCCVC ở cả ba cấp đã được UBND tỉnh chú trọng song để họ làm việc có hiệu quả, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận vẫn phải làm thường xuyên, liên tục. Năm 2013, UBND tỉnh đã tổ chức 5 lớp bồi dưỡng cho CBCCVC cấp xã gồm 690 người; 100% cơ quan, đơn vị mở lớp bồi dưỡng cho CBCCVC bảo đảm số lượng và nội dung chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã đề ra.

Thực hiện đổi mới trong thi tuyển cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý và CBCCVC ba cấp; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC là giải pháp quan trọng để tỉnh ta xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước từ tỉnh xuống cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong các cuộc thi tuyển không chỉ bảo đảm tính minh bạch, khách quan mà còn đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của cơ quan ubnd thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)