Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp 132 cán bộ công nhân viên tại bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng thông qua bảng câu hỏi. Kết quả này đƣợc xác định nhƣ sau:

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane: ) * 1 ( N e2 N n   Trong đó:

n: Quy mô mẫu

N: Kích thƣớc của tổng thể. N = 197 (tổng số cán bộ công nhân viên năm 2014 là 197 cán bộ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Ta có: n = 197/ ( 1 + 197 * 0,052

) = 131,99=> quy mô mẫu: 132 mẫu Cụ thể số mẫu khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát

Đối tƣợng khảo sát Đơn vị tính Số lƣợng

I. Cán bộ bệnh viện Ngƣời 132

1. Bác sĩ Ngƣời 67

2. Dƣợc sĩ Ngƣời 8

3. Điều dƣỡng Ngƣời 47

4. Kỹ thuật viên Ngƣời 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong phƣơng pháp này đề tài sử dụng các công cụ khảo sát của PRA nhƣ: - Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế dành cho đối tƣợng của đề tài là cán bộ y bác sỹ trong bệnh viện đang làm việc tại bệnh viện.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý. Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tƣợng điều tra: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc...

Phần 2: Đánh giá của ngƣời đƣợc điều tra về quản trị nhân sự của Bệnh viện Khoa huyện gia Lộc:

+ Công tác lập hoạch định và phân tích công việc. + Công tác tuyển dụng.

+ Sử dụng lao động và đánh giá. + Chế độ duy trì, đãi ngộ nhân sự. + Đào tạo nhân sự.

+ Đề bạt, bổ nhiệm, sa thải và hƣu trí.

+ Mức độ gắn kết của nhân viên.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Dựa trên các bảng câu hỏi đã lập sẵn , nghiên cƣ́u tiến hành khảo sát các đối tƣợng đã đƣợc đề tài xác định sẵn . Việc sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc sẽ đƣợc sử dụng chủ yếu là phỏng vấn

- Phỏng vấn cá nhân : Nhằm thu thập thông tin từ các đối tƣợng nghiên cứu đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt, cho khoa trong bệnh viện. Bộ câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập và đƣợc sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài giải thích đƣợc các vấn đề có liên quan.

- Chuyên gia: Trao đổi trực tiếp, phỏng vấn sâu với các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý về một số chuyên đề cụ thể liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Nghiên cứu tài liệu.

- Quan sát: Quan sát hoạt động liên quan nội dung nghiên cứu tại các đơn vị nghiên cứu; với một số vấn đề không trực tiếp sử dụng bảng hỏi trực tiếp, sử dụng phƣơng pháp quan sát để thu thập các thông tin trong thực tế để phục vụ việc đánh giá công tác quản trị nhân lực tại bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lộc.

- Thời gian điều tra: từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 2/2015.

2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các số liệu của các bộ phận tại Bệnh viện đa khoa Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng; Các báo cáo của bệnh viện trong 4 năm 2011 đến 2014; các công trình, đề tài khoa học trong nƣớc và các thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí.

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong luận văn tại một số phần nhƣ tổng hợp tình hình nhân sự, kết quả của bệnh viện qua các năm,…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu

Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập đƣợc, tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft 2010 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ: Phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chi tiết,… Trong đó, phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

a.Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tƣợng gồm : Đối tƣợng là bác sỹ , dƣợc sỹ, điều dƣỡng, kỹ thuật viên;… Phƣơng pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sƣ̣ ƣu tiên trong viê ̣c lƣ̣a cho ̣n các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lộc phù hợp với điều kiê ̣n thƣ̣c tiễn của bệnh viện.

b. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn qua các phần nhƣ tổng hợp chung tình hình nhân sự, tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện,…

c. Phương pháp chi tiết

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lƣợng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt đƣợc. Mục đích cơ bản của phƣơng pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp. Phƣơng pháp nay đƣợc áp dụng trong phân tích cơ cấu lao động, trình độ lao động trong tổng thể.

- Chi tiết theo thời gian: Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả đƣợc sát, đúng và tìm đƣợc các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của phƣơng pháp này là chỉ ra đƣợc quy luật vận động của hiện tƣợng theo thời gian và đƣợc áp dụng trong việc đánh giá tình hình biến động nhân sự qua các năm, tình hình hoạt động của bệnh viện qua các năm.

d. Phương pháp đồ thị:

Đề tài sử dụng đồ thị nhằm thống kê kết quả thực trạng nguồn nhân lực về quy mô, độ tuổi, trình độ… của đội ngũ cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc.

e. Ứng dụng phương pháp sử dụng thang đo Likert scale với 5 mức độ đánh giá

Đây là một dạng thang đo lƣờng về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục đƣợc đề nghị, đƣợc trình bày dƣới dạng một bảng. Trong bảng thƣờng bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này ngƣời trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị đƣợc trình bày sẵn trong bảng. Tháng đo đƣợc đánh giá theo bảng sau:

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Luôn luôn 4.20 - 5.00 Tốt

4 Thƣờng thƣờng 3.40 - 4.19 Khá

3 Thỉnh thoảng 2.60 - 3.39 Trung bình

2 Hiếm khi 1.80 - 2.59 Yếu

1 Không bao giờ 1.00 - 1.79 Kém

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Đào tạo;

- Đánh giá lao động; - Năng xuất lao động;

- Cơ cấu lao động trong gia đoạn 2011 - 2014; - Cơ cấu lao động theo trình độ;

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi; - Cơ cấu lao động theo giới tính;

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG 3.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Quá trình phát triển của Bệnh viện

- Tên giao dịch: Bệnh viện đa khoa Gia Lộc.

- Địa chỉ: 56 Nguyễn Thế Chiến, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng.

Tiền thân là bệnh viện Tứ Lộc, quyết định thành lập bệnh viện Đa Khoa Gia Lộc năm 1994. Khi thành lập là bệnh viện hạng 4 chỉ tiêu 50 giƣờng kế hoạch, chia làm 2 khối: Ngoại sản, Nội nhi lây. Phòng khám và phòng ra vào viện. Phòng tài vụ.

Từ chỗ bệnh viện chỉ có 05 dãy nhà cấp 4 lợp ngói vách đất đến nay đã lớn mạnh với tổng diện tích xây dựng khoảng 15000 m2

, khang trang hiện đại, liên hoàn. Có đầy đủ hệ thống xử lý rác thải rắn, xử lý nƣớc thải theo qui chuẩn, bơm cứu hoả, hệ thống điện sự cố. Nhà ăn cho ngƣời bệnh. Không gian bệnh viện sạch sẽ sáng sủa, có cây xanh bao phủ.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa Khoa Gia Lộc

Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Vì vậy nó đảm nhiệm vai trò của Bệnh viện với hoạt động không vì lợi nhuận.

3.1.2.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh

- Tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nƣớc.

- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong huyện, các huyện lân cận trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Chuyển ngƣời bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

3.1.2.2. Đào tạo cán bộ y tế

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn.

3.1.2.3. Nghiên cứu khoa học về y học

- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ƣu tiên thích hợp trong địa bàn huyện và các ngành.

- Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

3.1.2.5. Chỉ đạo phòng bệnh

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch...

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

3.1.2.6. Hợp tác quốc tế

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan ở ngoài nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc.

3.1.3.7. Quản lý kinh tế y tế

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nƣớc cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện

Sơ đồ 3.1. Tổ chức của Bệnh viện Đa Khoa huyện Gia Lộc

- Bộ máy tổ chức của Bệnh viện gồm:

+ Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 2 đồng chí Phó Giám đốc có trình độ Chuyên khoa II.

+ 04 Phòng chức năng: Kế hoạch - Tổng hợp, Điều dƣỡng, Hành chính - Quản trị, Tài chính - Kế toán.

+ 07 Khoa Lâm sàng có giƣờng bệnh: Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi và chống độc, Nội Tổng hợp, Ngoại Tổng hợp, Phụ sản, Truyền nhiễm, Liên chuyên khoa và khoa Y Học cổ truyền - Phục hồi chức năng.

+ 03 Khoa lâm sàng không có giƣờng bệnh: Khoa Khám bệnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dƣỡng và khoa Dƣợc.

+ 02 Khoa cận lâm sàng: Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng. Giám đốc P. giám đốc P. giám đốc Phòng HC -QT Phòng TCKT Khoa Dƣợc Khoa YHCT- PHCN Khoa khám bệnh Khoa ngoại TH, HSCC-Nhi, Khoa LCK Phòng điều dƣỡng, Phòng KHTH, Khoa nội TH, Truyền nhiễm Khoa Phụ sản, Xét nghiệm, Chuẩn đoán hình ảnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Mô hình cơ cấu tổ chức của Bệnh viện áp dụng theo mô hình kiểu trực tuyến. Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi ngƣời cấp dƣới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trƣớc một ngƣời lãnh đạo trực tiếp cấp trên . Đặc điểm của loại hình cơ cấu này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy đƣợc thực hiện theo trực tuyến , tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ ngƣời lãnh đạo cao nhất đến ngƣời thấp nhất; ngƣời thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một ngƣời phụ trách trực tiếp.

- Ƣu điểm

+ Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trƣởng. Tức là, mô hình này đề cao vai trò thủ trƣởng, bảo đảm nguyên tắc một thủ trƣởng.

+ Thông tin trực tiếp nên nhanh chóng, chính xác.

+ Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng. - Nhƣợc điểm

+ Mô hình này chỉ áp dụng cho tổ chức có quy mô nhỏ (ngƣời lãnh đạo có thể xử lý những thông tin phát sinh) chứ không phù hợp cho quy mô lớn.

+ Ngƣời lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn.

+ Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý.

+ Khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa hai đơn vị, hoặc hai cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đƣờng vòng qua các kênh đã định.

3.2. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)