Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 82 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Các nhân tố bên trong

Đội ngũ lãnh đạo:

- Đội ngũ lãnh đạo ảnh hƣởng rất nhiều tới công tác quản trị nguồn nhân lực thể hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghệ thuật lãnh đạo (Giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống...) và việc khích lệ để tạo ảnh hƣởng lên hành vi ứng xử của nhân viên Bệnh viện.

- Ban lãnh đạo của Bệnh viện cần có đủ năng lực và những phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo, để khuyến khích nhân viên phấn khởi, nâng cao hiệu quả công việc. Họ cần sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp cùng nghệ thuật lãnh đạo để sử dụng nhân viên một các hợp lý với những điều kiện của công việc cũng nhƣ việc bố trí cho phù hợp với năng lực và trình độ của họ. Đồng thời, họ cũng phải là ngƣời có chuyên môn, năng lực cao. Trên cơ sở đó sẽ đạt đƣợc những thành công trong công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện.

Hiện nay, Ban Giám đốc Bệnh viện có 03 ngƣời: 1 Giám đốc và 2 đồng chí Phó Giám đốc có trình độ Chuyên khoa II có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ lãnh đạo. Bên cạnh đó, trƣởng khoa các khoa cũng là những ngƣời đã có ít nhất 10 năm công tác trong ngành.

Cơ cấu tổ chức lao động:

Cơ cấu tổ chức là cách tổ chức công việc, các mối quan hệ, các luồng thông tin giữa các công việc, các cấp. Nó xác định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa những con ngƣời đảm nhận các công việc. Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc của Bệnh viện.

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện quy định cách thức quản trị nguồn nhân lực tại Bệnh viện. Tuy nhiên cho dù thiết kế đƣợc một cơ cấu tổ chức tối ƣu mà không biết cách tuyển chọn những con ngƣời phù hợp, trao nhiệm vụ và quyền hạn cho họ để thực hiện công việc hoặc là không biết các kích thích, động viên họ làm việc thì cũng không đạt đƣợc các mục tiêu. Khi cơ cấu tổ chức thay đổi, tăng hoặc giảm cấp bậc, mở rộng hoặc thu hẹp các chức năng, gia tăng quyền hạn hay thu hẹp quyền hạn... thì công tác quản trị nguồn nhân lực cũng phải thay đổi.

Mặt khác, tích cực tham gia công tác đạo tạo, nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ là yêu cầu quan trọng đòi hỏi công tác nhà quản trị phải tích cực thúc đẩy, phát huy, khích lệ, động viên. Bệnh viên rất tạo điều kiện để các bác sĩ, cán bộ công nhân viên của điều kiện đƣợc tham gia đầy đủ các lớp đào tạo. Cụ thể là năm 2013, bệnh viện đã tổ chức đào tạo tại chỗ cho 28 bác sĩ, gửi đi đào tạo ngắn hạn 05 ngƣời, gửi đi đào tạo dài hạn 03 ngƣời. Đồng thời bệnh viên cũng đã đồng ý cho 24 cán bộ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ, trong đó 12 ngƣời tham gia chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, 05 ngƣời tham gia chƣơng trình đào tạo đại học và 07 ngƣời tham gia các lớp cao đẳng. Tuy nhiên, khách quan mà nói, con số này vẫn còn quá thấp so với nhu cầu thực tế của xã hội cũng nhƣ so với các bệnh viên lớn khác.

Văn hóa tổ chức:

Văn hóa tổ chức là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất quy định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử, niềm tin của tất cả các thành

quy định và phát triển văn hóa tổ chức. Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc đã xây dựng đƣợc văn hóa tổ chức với bộ tiêu chuẩn y đức, nhƣ sau:

1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi ngƣời là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lƣơng tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vƣợt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không đƣợc sử dụng ngƣời bệnh làm thực nghiệm cho những phƣơng pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chƣa đƣợc phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của ngƣời bệnh.

3. Tôn trọng quyền đƣợc khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tƣ của ngƣời bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những ngƣời bệnh trong diện chính sách ƣu đãi xã hội. Không đƣợc phân biệt đối xử với ngƣời bệnh. Không đƣợc có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho ngƣời bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với ngƣời bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho ngƣời bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho ngƣời bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời bệnh; động viên an ủi, khuyến khích ngƣời bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trƣờng hợp bệnh nặng hoặc tiên lƣợng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình ngƣời bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trƣơng chẩn đoán, xử trí kịp thời không đƣợc đùn đẩy ngƣời bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho ngƣời bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không đƣợc rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của ngƣời bệnh.

8. Khi ngƣời bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hƣớng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi ngƣời bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hƣớng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trƣớc.

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa ngƣời bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gƣơng mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trƣờng trong sạch.

Bên cạnh đó là tác phong làm việc, đồng phục…. luôn đƣợc ban lãnh đạo Bệnh viên quan tâm và giám sát thực hiện.

Tôn trọng con người, đối xử bình đẳng:

Hoạt động mạnh mẽ của tổ chức Công đoàn đã tạo nên phong cách quản lý "Tôn trọng lẫn nhau", mọi cán bộ y bác sỹ Bệnh viện đƣợc phản ánh các ý kiến của mình thông qua tổ chức công đoàn. Việc này tạo nên bầu không khí làm việc thân thiện, thoải mái nhƣng nội quy kỷ luật của Bệnh viện cũng khá chặt chẽ nên cán bộ công nhân viên đều có tính kỷ luật cao.

Quan tâm, chăm sóc người lao động:

Mọi ngƣời luôn quan tâm đến nhau, tổ chức các buổi mừng sinh nhật, chung vui khi có đám cƣới, chia buồn khi có đám tang... Ngoài giờ làm việc, hầu hết cán bộ công y bác sỹ đều tham gia các hoạt động văn hóa thể thao tập thể nhƣ: bóng đá, tennis, cầu lông, bóng bàn... Ngoài ra, tổ

chức công đoàn còn thƣờng xuyên chăm sóc con em của cán bộ công nhân viên, nhƣ tặng quà và tổ chức vui chơi nhân ngày 1-6, ngày rằm trung thu, khen thƣởng cho con em học giỏi... và khi có ngƣời gặp rủi ro, đau ốm, mọi ngƣời đều cùng nhau giúp đỡ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần, thƣờng xuyên thăm hỏi và tặng quà cho cán bộ hƣu trí. Đây là nguồn động viên rất lớn đối với toàn thể cán bộ y bác sỹ của Bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 82 - 86)