Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế:

Quá trình đổi mới kinh tế ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Giai đoạn 2011 - 2014, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam khá cao (6,3%). Tình hình kinh tế đất nƣớc và thế giới thay đổi với tốc độ nhanh chóng trong những năm qua cũng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt từ thị trƣờng trong nƣớc và trong khu vực. D o x u hƣớng toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến và mở ra một thị trƣờng rộng lớn nhƣng cũng tạo ra nhiều thách thức. Nhất là sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (giai đoạn 2008 - 2009) đã đặt ra các yêu cầu cho các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sức khỏe nói riêng vào một tình thế mới. Đó là làm sao xây một chiến lƣợc phát triển phù hợp với môi trƣờng mới, xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ y bác sỹ với phẩm chất và kỹ năng đảm bảo thực hiện công việc có năng suất và hiệu quả đồng thời linh hoạt thích ứng với các thay đổi

của môi trƣờng. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, rất nhiều các bệnh viện tƣ nhân trong và ngoài nƣớc với các trang thiết bị tiến tiến đƣợc thành lập mới.

Thực tế, do tăng trƣởng kinh tế, nên khả năng tài chính của ngƣời bệnh cũng nhƣ ý thức chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân đã tăng lên rõ rệt, dẫn tới nhu cầu khám, chữa bệnh tăng lên rõ rệt. Theo thống kê của Phòng tài vụ, lƣợng bệnh nhân tăng trƣởng trung bình 5%/năm. Tại địa phƣơng cũng đã xuất hiện thêm 03 phòng khám tƣ nhân mới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trong vài năm qua, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động ngày càng tăng, thêm vào đó là tình trạng lạm phát kéo dài. Trong khi thu nhập tiền lƣơng của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ tại các cơ sở y tế công lập vẫn thấp hơn nhiều so với các cơ sở ngoài công lập. Chính vì vậy Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc nói riêng, và các cơ sở y tế công lập nói chung phải đối mặt với áp lực tăng lƣơng từ ngƣời lao động trong khi quỹ lƣơng của Bệnh viện bị khống chế bởi các cơ chế và chính sách do Nhà nƣớc quy định áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nƣớc. Theo báo cáo tình hình hoạt động của bệnh viên, năm 2012 so với năm 2011, tiền lƣơng bình quân tăng 0,98 triệu đồng/tháng tƣơng đƣơng tăng 38,12%. Mức tăng này chủ yếu do thu nhập tăng thêm tăng do Bệnh viện làm ăn hiệu quả mức chênh lệch thu chi tăng. Năm 2013 so với năm 2012, tiền lƣơng bình quân tăng 750 nghìn đồng tƣơng đƣơng tăng 21,11%. Năm 2014 so với năm 2013, tiền lƣơng bình quân tăng 360 nghìn đồng tƣơng đƣơng tăng 6,45%. Mức tăng này không đáng kể. Tuy nhiên, so với mặt bặt chung thì lƣơng của công nhân viên bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lộc thấp hơn khoảng 30% so với các bệnh viện tƣ khác.

Kỹ thuật công nghệ:

luôn có sự cải tiến và cập nhật thƣờng xuyên. Trong các năm gần đây, xu hƣớng phát triển công nghệ sản xuất đang phát triển. Vì vậy, để phù hợp với xu thế chung và đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, hiện tại Bệnh viện đang huy động các nguồn lực hỗ trợ để mua mới, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bệnh viện đang gặp phải khó khăn đó là nguồn kinh phí của trang thiết bị công nghệ y tế rất lớn, đồng thời còn có hạn chế của đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về trình độ chuyên môn và số lƣợng. Hiện tại bệnh viện chỉ có 197 cán bộ, trong đó 44% có trình độ từ đại học trở lên, bác sĩ có chuyên khoa I, II chỉ có 8%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 80 - 82)