Một số hạn chế của tổ chức kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 88 - 92)

- Về môi trường kiểm soát :

Theo kết quả nghiên cứu, có 17/32 CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng có bộ phận kiểm toán nội bộ. Trong điều 57 về Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng, Luật kiểm toán độc lập (Luật số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 29/3/2011) có đề cập về ‘‘việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ phù

hợp và có hiệu quả và tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật để bảo vệ an toàn tài sản; đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của đơn vị.’’, điều này cho thấy bộ phận kiểm toán nội bộ chưa phát huy vai trò của mình tới kiểm soát CTNY. Theo kết quả phân tích, mức trung bình thấp nhất là của ‘‘ bộ phận KTNB trong CTNY’’(3,781).

Bên cạnh đó, theo thông lệ quốc tế, bộ phận KTNB là bộ phận rất quan trọng trong KSNB có mối quan hệ chặt chẽ với Ban kiểm soát của công ty và Kiểm toán độc lập bên ngoài. Do đó, các CTNY nên xây dựng thêm bộ phận KTNB để ngăn chặn rủi ro sai lệch thông tin trong BCTC.

- Về hệ thống thông tin :

Các doanh nghiệp nên chú trọng đến việc thiết kế quy trình kế toán và các yêu cầu của quá trình thực hiện kế toán trong việc hướng dẫn nhằm đảm bảo các nhân viên kế toán thực hiện tốt công việc của mình. Vì theo kết quả phân tích, mức trung bình thấp nhất là của ‘‘yêu cầu của quá trình thực hiện kế toán’’(4,031).

- Về thủ tục kiểm soát :

Theo kết quả phân tích, mức trung bình thấp nhất là của ‘‘ phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm’’(4,031). Vì để tiết kiệm chi phí nên một số doanh nghiệp không thực hiện nguyên tắc ‘‘bất kiêm nhiệm’’ mà để một người phải kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến tình trạng như vừa thực hiện nghiệp vụ vừa theo dõi và ghi sổ nghiệp vụ đó. Các thủ tục kiểm soát không ngăn chặn được hầu hết các rủi ro, vì vậy tại các doanh nghiệp nên có thêm bộ phận để phân tích và đánh giá rủi ro, cần phải có cơ chế để mọi nhân viên quan tâm, phát hiện các rủi ro đang hiện hữu và tác hại của nó.

Kết luận chương 4 :

Chương 4 đã trình bày một số đặc điểm của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM và kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, phân tích

tương quan. Luận văn trình bày mô hình hồi quy tương quan. Tuy nhiên, để xem mô hình có vi phạm các giả định hồi quy đa biến, tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Kết quả cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan và hiện tượng sai số thay đổi. Vì thế, tác giả chọn phương pháp mô hình hồi quy (OLS). Kết quả hồi quy cho thấy Môi trường kiểm soát, Hệ thống thông tin, Các thủ tục kiểm soát tác động cùng chiều với Chất lượng thông tin kế toán tài chính. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá một vài kết quả đạt được và hạn chế của tổ chức kiểm soát nội bộ.

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương 4, Luận văn đã trình bày kết quả hồi quy mô hình và phân tích kết quả nghiên cứu. Ở chương này Luận văn sẽ trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận, kiến nghị và đề xuất một số giải pháp.

5.1. Kết luận.

Luận văn thực hiện khảo sát 32 CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM trong giai đoạn 2011 – 2014 (dựa theo danh sách phân ngành năm 2014 của HOSE). Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy mô hình bằng Pool Regression (OLS) với dữ liệu thu thập để tiến hành phân tích định lượng chính yếu. Kết quả thống kê và kiểm định đã cho thấy các giả định đưa ra là hợp lý về sự ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin KTTC. Thông qua kiểm định, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng lớn nhất tới tổ chức KSNB của CTNY cũng như ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY và kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Conor O’Leary (2006) về tầm quan trọng của môi trường kiểm soát trong hệ thống KSNB cụ thể như sau :

- Môi trường kiểm soát (EC) tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC của công ty. Trong thời kỳ ngành xây dựng còn khó khăn, các công ty cần xây dựng những chính sách nhân sự, các công tác kế hoạch phù hợp để gia tăng doanh thu cho công ty, bên cạnh đó cũng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên, và hạn chế rủi ro qua các quá trình kiểm tra, giám sát của ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán của công ty.

- Hệ thống thông tin (AS) tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC của công ty. Để chất lượng thông tin KTTC được chính xác, trung thực thì cần một hệ thống thông tin chặt chẽ. Từ quá trình lập, luân chuyển chứng từ đến quá trình chuyển sổ, tổng hợp các số liệu kế toán thì cần một hệ thống thông tin hiệu quả để đảm bảo thông tin luôn trung thực, chính xác và đúng kỳ.

- Các thủ tục kiểm soát (CP) tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC của công ty. Để nâng cao uy tín công ty cũng như chất lượng thông tin KTTC mà công ty đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như thu hút khách hàng đầu tư vào công ty thì công ty cần có những nguyên tắc trong quá trình thực hiện kiểm soát như nguyên tắc ‘‘Bất kiêm nhiệm’’ để đảm bảo tính trung thực, chính xác của thông tin KTTC.

- Thời gian thành lập công ty, vốn điều lệ tuy kết quả cho thấy tác động ngược chiều với chất lượng thông tin nhưng các yếu tố này cũng cho biết những thông tin khác như thời gian hoạt động dài, vốn điều lệ tốt cũng tạo nên uy tín cho công ty.

- Thời gian niêm yết trên SGDCK TP.HCM tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC của công ty. Bởi vì các CTNY phải đảm bảo những thông tin KTTC luôn mang tính chính xác và trung thực thông qua các BCTC do những công ty kiểm toán uy tín thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)