Dựa trên nền tảng nghiên cứu và các bằng chứng thực nghiệm của Ferdy van Beest (2009), Conor O’Leary (2006) và Nguyễn Tố tâm, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H1: có sự ảnh hưởng cùng chiều của môi trường kiểm soát tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Giả thuyết H2: có sự ảnh hưởng cùng chiều của hệ thống thông tin tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Giả thuyết H3: có sự ảnh hưởng cùng chiều của thủ tục kiểm soát tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1 Quy trình nghiên cứu. 3.3.1 Quy trình nghiên cứu. Bảng 3.1 : Quy trình nghiên cứu đề tài
Các bước thực hiện Diễn giải
1 – Xác định vấn đề nghiên cứu
Một vấn đề nghiên cứu được xác định rõ ràng và đúng đắn là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của đề tài nghiên cứu. Đây cũng là bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu được xác định từ nhiều nguồn khác nhau. Sau khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là ‘‘ Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM’’.
2 – Xác định mục tiêu nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả xác định rõ cần nghiên cứu cái gì và đó là mục tiêu nghiên cứu.
3 – Thiết kế hay lập kế hoạch nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình nghiên cứu từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả xác định các phương pháp nghiên cứu phù hợp để có thể thu thập được các dữ kiệu định tính và định lượng cần thiết và đánh giá đúng thực trạng ảnh hưởng của tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM
4 – Đo lường, thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, thuộc nhóm ngành xây dựng. Thời gian nghiên cứu kéo dài 4 năm, giai đoạn 2011 – 2014.
5 – Phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp định tính, định lượng để phân tích số liệu và sử dụng phần mềm Stata để xác định các chỉ tiêu nghiên cứu. 6 – Giải thích, làm
sáng tỏ số liệu
Thông qua phần mềm Stata, tác giả đã giải thích kết quả nghiên cứu.
7 – Viết báo cáo, giải pháp và kiến nghị
Báo cáo kết quả nghiên cứu, trình bày các ưu điểm, một số hạn chế, và đề xuất một số hướng nghiên cứu trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được.
(Nguồn : Tổng hợp của tác giả)
3.3.2 Phương pháp định tính.
Nghiên cứu tài liệu tổng quan :
Bằng cách hệ thống hóa tài liệu đã được nghiên cứu trước đây, Luận văn đã tổng quát cơ sở lý luận về:
(1) Kiểm soát thông tin và tổ chức kiểm soát thông tin.
(2) Chất lượng thông tin KTTC; các tiêu chuẩn của chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
(3) Tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM: chất lượng thông tin KTTC cần kiểm soát, tổ chức KSNB với chất lượng thông tin KTTC và mối liên hệ giữa chúng.
Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, Luận văn đã xác định được các chỉ tiêu đo lường cho từng đối tượng nghiên cứu, các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo đại diện cụ thể:
-Thứ nhất, các thành phần trong tổ chức KSNB: Theo cách tiếp cận hệ thống và theo những khoản mục nhỏ (theo COSO), thang đo 1 – 5 từ Không quan trọng đến Rất quan trọng.
-Thứ hai, các biến trong mô hình nghiên cứu: Chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM, các thành phần của tổ chức KSNB, các biến kiểm soát (như vốn điều lệ công ty, thời gian thành lập, thời gian niêm yết). Các giả thiết về sự ảnh hưởng của tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY.
Xây dựng phiếu khảo sát :
-Trên cơ sở những phát hiện về sự ảnh hưởng của tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM cùng với các giả thiết, mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng Phiếu khảo sát.
-Phiếu khảo sát gồm hai phần: Phần 1 là những câu hỏi chung liên quan đến thông tin cơ bản của các công ty (thu thập các biến kiểm soát); Phần 2 là những câu hỏi về sự ảnh hưởng của tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY.
Thu thập số liệu :
-Một trong những yếu tố then chốt và quyết định đến thành công của nghiên cứu trong đề tài này là việc lựa chọn và sử dụng số liệu để phân tích, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng sao cho hợp lý nhất. Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, thuộc nhóm ngành xây dựng. Thời gian nghiên cứu kéo dài 4 năm, giai đoạn 2011 – 2014.
-Thông qua Phiếu khảo sát sau khi thu hồi về, kiểm tra thông tin đảm bảo sự phù hợp, được tổng hợp và thực hiện:
Bước mã hóa dữ liệu: Mã hóa số thứ tự trên từng phiếu khảo sát tương ứng với từng CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM, mã hóa câu hỏi theo từng nội dung nghiên cứu; mã hóa thang đo cho từng câu hỏi (từ 1 -5 tương ứng Không quan trọng/ Không ảnh hưởng – Rất quan trọng/ Rất ảnh hưởng).
Bước khai báo dữ liệu: Nhập dữ liệu đã được mã hóa trên từng Phiếu khảo sát tương ứng với từng CTNY theo số thứ tự trên Bảng Excel với dòng là số thứ tự (tương ứng với CTNY), cột là những nội dung đã thực hiện khảo sát gồm:
- Chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM được tính toán và tổng hợp lại theo bảng câu hỏi về chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
- Tổ chức KSNB của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM được chi tiết: EC, AS, CP ký hiệu cho các bộ phần cấu thành tổ chức KSNB (CS). Những mục này được tính toán và tổng hợp lại theo bảng câu hỏi về tổ chức KSNB của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
- Biến kiểm soát (quy mô, thời gian niêm yết): Chất lượng thông tin KTTC có thể chịu ảnh hưởng bởi quy mô của CTNY (năm thành lập – Year, vốn điều lệ - Capital) và thời gian niêm yết tại SGDCK TP.HCM (HOSE).
3.3.3 Phương pháp định lượng.
Phân tích thống kê mô tả :
Thông qua phần mềm Stata, tác giả xác định các chỉ tiêu thống kê và mã hoá tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Phân tích thống kê mô tả cung cấp bản chất dữ liệu nghiên cứu theo các biến cụ thể, chỉ ra các đặc điểm về xu hướng trung tâm, tính biến thiên của dữ liệu, sự phân phối của dữ liệu. Cụ thể, trong phần thống kê mô tả, tác giả sử dụng các chỉ tiêu:
- Một là, đo lường xu hướng trung tâm gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị trung vị (Median), giá trị lớn nhất (Max) và giá trị nhỏ nhất (Min).
- Hai là, đo lường tính biến thiên của dữ liệu sử dụng giá trị độ lệch chuẩn (Standard deviation, SD).
Phân tích tương quan:Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
Phương pháp hồi quy tương quan:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF).
Tiếp theo, nếu không có hiện tượng tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu.
3.4.1. Cách lấy dữ liệu nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp:
- Dựa vào số liệu thực trạng về chất lượng BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011- 2014, và những thông tin trên các Websites về chứng khoán, tài chính như finance.vietstock.vn, cafef.vn, thoibaotaichinhvietnam.vn, pso.hochiminhcity.gov.vn,….
- Tổng hợp kết quả thực tế từ các nghiên cứu trước.
- Tổng hợp các kết quả kiểm toán BCTC các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong các năm 2011- 2014.
- Tham khảo các phân tích bình luận của các chuyên gia trên báo chí và phương tiện truyền thông.
3.4.2. Mẫu nghiên cứu.
Căn cứ xác định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào cùng một nhóm ngành xây dựng là dựa vào lĩnh vực kinh doanh của các công ty đó. Những công ty nào có chuyên ngành là xây dựng dân dụng và chuyên nghiệp (nhà ở, nhà máy, nhà công cộng…), xây dựng các công trình cảng, công trình biển, xây
dựng cầu đường, xây dựng nông nghiệp, các công trình cấp thoát nước đô thị… thì được xếp vào nhóm ngành xây dựng.
Sau khi tiến hành phân nhóm dựa vào lĩnh vực kinh doanh, mẫu nghiên cứu của đề tài sẽ gồm 32 công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2014 (dựa theo Danh sách phân ngành năm 2014). Dữ liệu này là dữ liệu mảng ba chiều với: năm, công ty và các yếu tố. Nguồn số liệu thu thập là từ thông tin từ các Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM và các công ty chứng khoán. Số liệu phân tích lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm. Đây là những nguồn thông tin mà theo tác giả là đáng tin cậy.
3.4.3. Cách xử lý số liệu.
Thông qua phiếu khảo sát, nhập dữ liệu vào Excel theo từng công ty niêm yết, từng câu hỏi theo nội dung nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Thông qua phần mềm Stata, nhập dữ liệu, thực hiện thống kê mô tả các biến, đo lường, lập bảng và nhận xét. Kế tiếp thực hiện phân tích ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính thông qua việc xử lý dữ liệu khảo sát và kết quả về hàm hồi quy tương quan.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã tổng hợp lại quá trình nghiên cứu, thu tập dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 32 công ty niêm yết trong ngành xây dựng (Dựa theo danh sách phân ngành năm 2014). Chương này cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các khái niệm nghiên cứu và kiểm nghiệm mô hình lý thuyết. Bên cạnh đó cũng đưa ra cách đo lường các biến trong mô hình của các biến trong mô hình.
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các khái niệm nghiên cứu và kiểm nghiệm mô hình lý thuyết, cách đo lường các biến trong mô hình. Chương 4 tập trung vào phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích mô hình hồi quy từ các số liệu thu thập được theo phương pháp nghiên cứu đã đề ra. Bên cạnh đó chương này cũng trình bày các nhận xét trong quá trình phân tích nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu về ảnh hưởng của tổ chức KSNB đến chất lượng thông tin KTTC của công ty.
4.1. Một số đặc điểm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM
Thị trường chứng khoán TP. HCM (HOSE):
SGDCK TPHCM là sàn giao dịch của các doanh nghiệp có quy mô lớn nên các quy định quản lý đối với các CTNY cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Theo điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ – CP về quy định điều kiện niêm yết cổ phiếu tại SGDCK TP. HCM [7] là:
1. Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
2. Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
3. Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.
4. Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
6. Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
Bảng 4.1: Phân loại CTNY trên SGDCK TP.HCM dựa theo danh sách phân ngành năm 2014.
Nhóm ngành Số lượng
CTNY
Tỷ trọng (%)
A – Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 8 2,63
B – Khai khoáng 12 3,93
C – Công nghiệp chế biến, chế tạo 95 31,15
D – Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí 17 5,57
E – Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải 2 0,66
F – Xây dựng 32 10,49
G – Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xe có
H – Vận tải kho bãi 25 8,19
I – Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 0,98
J – Thông tin và truyền thông 4 1,31
K – Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 19 6,23
L – Hoạt động kinh doanh bất động sản 38 12,46
M – Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 2 0,66
N – Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 0,33
R – Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2 0,66
Tổng 305 100
(Nguồn : Tổng hợp trên Website SGDCK TP.HCM, http://www.hsx.vn/hsx)
Từ bảng 4.1, các CTNY trên SGDCK TPHCM được chia thành 15 nhóm ngành chính, trong đó các nhóm ngành chiếm tỷ trọng nhiều nhất là mã ngành C – Công nghiệp chế biến, chế tạo (tỷ trọng 31,15 %), mã ngành G – Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xe có động cơ khác (tỷ trọng 14,75 %), mã ngành L – Hoạt động kinh doanh bất động sản (tỷ trọng 12,46 %), mã ngành F – Xây dựng (tỷ trọng 10,49 %), mã ngành H – Vận tải kho bãi (tỷ trọng 8,19 %) và mã ngành K –