Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 74)

Hệ số tương quan giải thích mối quan hệ giữa hai biến. Nó cho thây sự thay đổi của biến này là do sự thay đổi của biến khác. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Trị tuyệt đối của hệ số càng gần 1 thể hiện hệ số tương quan càng cao. Giá trị âm thể hiện mối tương quan ngược chiều. Phân tích này giúp xác định các mối quan hệ tồn tại giữa các biến độc lập hoặc biến giải thích

Bảng 4.5 : Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu

FAQ EC AS CP YEAR CAPITAL HOSE

FAQ 1,000 EC 0,5736 1,000 AS 0,4562 0,5515 1,000 CP 0,4375 0,6520 0,5925 1,000 YEAR -0,1109 0,0872 -0,0746 -0,0287 1,000 CAPITAL -0,1303 0,0133 -0,0325 0,0491 0,0628 1,000 HOSE -0,1032 0,0470 -0,3442 -0,2641 0,3314 0,2989 1,000

(Nguồn : kết quả tính toán của tác giả)

Từ phần mềm Stata cho kết quả ở Bảng 4.5, ta thấy ma trận tương quan của tất cả các biến được sử dụng trong mô hình chỉ ra rằng chất lượng thông tin KTTC (FAQ) có mối tương quan cùng chiều với các biến EC, AS, CP và mối tương quan ngược chiều với các biến YEAR, CAPITAL, HOSE.

Mối tương quan cùng chiều giữa FAQ và EC, AS, CP là rEC = 0,5736, rAS = 0,4562, rCP = 0,4375. Kết quả này cho thấy môi trường kiểm soát (EC) có mối tương quan chặt chẽ, và hệ thống thông tin (AS), thủ tục kiểm soát (CP) có mối tương quan trung bình với chất lượng thông tin KTTC (FAQ). Do đó để có được chất lượng thông tin KTTC (FAQ) tốt thì nên nâng cao tính trung thực và giá trị đạo đức trong môi trường kiểm soát (EC), tính hiệu quả của hệ thống thông tin (AS), và tính chính xác của thủ tục kiểm soát (CP).

Mối tương quan ngược chiều giữa FAQ và YEAR, CAPITAL, HOSE là rYEAR = -0,1109, rCAPITAL = -0,1303, rHOSE = -0,1032. Kết quả này cho thấy chất lượng thông tin KTTC (FAQ) không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gia hoạt động của các CTNY (YEAR), thời gian niêm yết trên SGDCK TP.HCM (HOSE) và vốn điều lệ

của CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM.

4.3.3. Kiểm định các giải thuyết hồi quy

Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ( không có hiện tượng đa cộng tuyến).

Đa công tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không có hiện tương đa công tuyến băng cách dùng chỉ tiêu VIF. VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng (Gujrati, 2003).

Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định VIF

Biến VIF 1/VIF

EC 2,27 0,441282 AS 2,24 0,445989 CP 1,90 0,525618 YEAR 1,13 0,882997 CAPITAL 1,15 0,872300 HOSE 167 0,599611 Mean VIF 1,73

(Nguồn : kết quả tính toán của tác giả)

Từ Bảng 4.6, ta thấy VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, và trung bình Mean VIF < 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng.

Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi).

pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm mất đi tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định White

White's test for H0: homoskedasticity

H1: unrestricted heteroskedasticity

chi2(27) = 27,53

Prob > chi2 = 0,4353

(Nguồn : kết quả tính toán của tác giả)

Từ Bảng 4.7, ta thấy với mức ý nghĩa α = 5%, kiểm định White cho kết quả là : Prob = 0,4353. Vậy Prob > 5% nên chấp nhận giải thuyết H0 : không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng và không có hiện tượng phương sai thay đổi. Vì vậy, ta tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM thông qua phương pháp hồi quy tương quan.

4.3.4. Kết quả mô hình nghiên cứu (phương pháp hồi quy tương quan)

Ảnh hưởng tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM

Sử dụng phần mềm Stata với dữ liệu thu thập qua điều tra, kết quả mô hình hồi quy cho thấy có mối tương quan giữa tổ chức KSNB với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM.

Bảng 4.8 : Ảnh hưởng tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM

FAQ Hệ số hồi quy ( β )

Độ lệch

chuẩn t P > t Khoảng tin cậy 95% EC 0.4138981 0.2104438 1.97 0.06 -0.019519 0.8473151 AS 0.1356213 0.1711742 0.79 0.436 -0.2169187 0.4881612 CP 0.0449401 0.2240941 0.20 0.843 -0.4165905 0.5064706 YEAR -0.0513525 0.0611221 -0.84 0.409 -0.1772358 0.0745307 CAPITAL -0.0527469 0.0656578 -0.80 0.429 -0.1879716 0.0824778 HOSE 0.0150152 0.0933218 0.16 0.873 -0.1771845 0.207215 _CONS 1.801123 0.8111074 2.22 0.036 0.1306161 3.47163

(Nguồn tác giả thu thập từ kết quả khảo sát tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM).

Dựa vào Bảng 4.8, ta có phương trình hồi quy của mô hình như sau :

FAQ = 1,801+ 0,414.EC + 0,136.AS + 0,045.CP - 0,0514.YEAR - 0,0527.CAPITAL + 0,015.HOSE + ei.

Với độ tin cậy lớn hơn 95%, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC. Các thủ tục kiểm soát và hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân có thể do những thành phần trong tổ chức KSNB có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Hoặc môi trường kiểm soát ảnh hưởng lớn làm giảm ảnh hưởng của thủ tục kiểm soát và hệ thống thông tin kế toán.

Phân tích Stata đối với hệ số β cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần KSNB với chất lượng thông tin KTTC (0 < β < 1). Bảng kết quả trên cũng

cho thấy trong các thành phần của tổ chức KSNB, ảnh hưởng lớn nhất là của môi trường kiểm soát (βEC = 0,414), kế đó là hệ thống thông tin kế toán (βAS = 0,136) và cuối cùng là thủ tục kiểm soát (βCP = 0,045).

4.3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và dựa trên kết quả phân tích trong chương 4, tác giả đưa ra mộ số bình luận về ảnh hưởng của tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng như sau :

FAQ = 1,801+ 0,414.EC + 0,136.AS + 0,045.CP - 0,0514.YEAR - 0,0527.CAPITAL + 0,015.HOSE + ei.

Giải thích ý nghĩa từng biến trong mô hình được mô tả :

Biến số EC – Môi trường kiểm soát :

Biến EC thể hiện tình hình hoạt động của công ty thông qua toàn bộ các yếu tố bên trong, bên ngoài công ty, chủ yếu liên quan đến quan điểm, thái độ, nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý. Các yếu tố gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức (cách phân quyền trong bộ máy quản lý), chính sách nhân sự (là nhân tố quan trọng, là chủ thể thực hiện mọi thủ tục kiểm soát), công tác kế hoạch (định hướng phát triển lâu dài), ủy ban kiểm soát.

Thông qua kết quả bảng 4.8, ta thấy biến môi trường kiểm soát (EC) có hệ số β cao nhất (βEC = 0,414) và tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC (FAQ), cho thấy rằng sự nhận thức về đạo đức và trách nhiệm của các nhân viên cũng như phong cách điều hành của nhà quản lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức KSNB. Vì trong một công ty, cơ cấu tổ chức là nơi truyền đạt thông tin do đó cần đảm bảo phân chia trách nhiệm, quyền hạn để đảm bảo việc cung cấp thông tin KTTC có chất lượng vì vậy phong cách điều hành của nhà quản lý có ảnh hưởng lớn đối với mô hình cơ cấu tổ chức trong một công ty.

Ngoài ra, ban kiểm soát và công tác kế hoạch trong một công ty cũng có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC, vì để có được những thông tin chính xác về

KTTC thì cần lập ra những kế hoạch, dự toán và so sánh với những kết quả thực tế và đồng thời ban kiểm soát cũng thực hiện kiểm tra, giám sát để hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty. Từ đó, thông qua những BCTC, BCKT trung thực và hợp lý trên sàn chứng khoán có thể thu hút những nhà đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận và nâng cao vị thế của công ty trên sàn chứng khoán.

Bên cạnh đó, tác giả còn mã hóa các thành phần trong môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTTC qua phân tích thống kê.

Bảng 4.9 : Mã hóa các thành phần trong môi trường kiểm soát

CÂU HỎI Trung

bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Trung vị Giá trị lớn nhất

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT (EC)

E1 Tính liêm chính và đạo đức (đối với các

nhà quản lý doanh nghiệp). 4,781 0,553 3 5 5

E2

Trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp về lập BCTC và hoạt động KSNB.

4,719 0,457 4 5 5

E3 Triết lý quản lý và phong cách điều

hành của nhà quản trị. 4,531 0,761 3 5 5

E4 Cơ cấu tổ chức của CTNY. 4,563 0,504 4 5 5

E5 Vai trò của Ban kiểm soát trong công

tác lập BCTC. 4,219 0,975 3 5 5

E6 Công tác kế hoạch trong CTNY. 3,875 0,793 3 4 5 E7 Chính sách và nguồn nhân lực trong

CTNY. 4,531 0,507 4 5 5

E8 Bộ phận kiểm toán nội bộ trong CTNY

EC 4,375 0,516 3.5 4.5 5

(Nguồn : kết quả tính toán của tác giả)

Luận văn thực hiện mô tả thống kê giản đơn về trung bình, trung vị, cực đại, cực tiểu và mức độ phân tán (tập trung) đối với môi trường kiểm soát của tổ chức KSNB. Qua dữ liệu thu thập được cho thấy các công ty đều cho rằng con người là yếu tố quan trọng vì qua kết quả bảng 4.10, ta thấy tính liêm chính và đạo đức chiếm vị trị cao nhất với mức trung bình là 4,781. Kết quả phân tích cho thấy, các công ty đánh giá cao về môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTTC với mức trung bình là 4,375 (quan trọng) và mức độ phân tán nhỏ 0,516.

Biến số AS – Hệ thống thông tin kế toán :

Biến AS thể hiện tình hình hoạt động của thông tin kế toán tài chính thông qua quá trình lập và luân chuyển chứng từ trong công tác kiểm soát nội bộ thể hiện tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ và quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác các số liệu kế toán.

Từ kết quả bảng 4.8, ta thấy biến hệ thống thông tin (AS) có hệ số βAS = 0,136 tuy không phải là cao nhất nhưng cũng tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC (FAQ), điều này cho thấy để tránh rủi ro trong quá trình luân chuyển thông tin KTTC thì cần một hệ thống thông tin hiệu quả từ việc phân chia trách nhiệm rõ ràng trong từng khâu, từng vị trí, dòng luân chuyển và đảm bảo thông tin luôn trung thực, chính xác và đúng kỳ.

Ngoài ra, vai trò của kế toán là cung cấp thông tin KTTC, vậy trong hệ thống thông tin cần phải có tổ chức bộ máy kế toán như thế nào. Tổ chức hệ thống thông tin từ việc tiếp nhận thông tin ban đầu, xử lý thông tin và truyền đạt thông tin cho người cần thông tin để ra những quyết định cho những kế hoạch và đầu tư. Theo các nghiên cứu trước thì hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chât lượng thông tin KTTC, đặc biệt là đối với các CTNY trên sàn chứng khoán, vì việc cung cấp số liệu kế toán tài chính luôn được đòi hỏi thường xuyên qua các BCTC năm, BCTC giữa niên độ, BCTC quý. Do đó, việc thiết kế hệ thống thông tin, tổ chức bộ

máy kế toán theo phương thức đem lại kết quả nhanh, chính xác là yêu cầu cần thiết của các CTNY trên sàn chứng khoán nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Bên cạnh đó, tác giả còn mã hóa các thành phần trong hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTTC qua phân tích thống kê.

Bảng 4.10 : Mã hóa các thành phần trong hệ thống thông tin

CÂU HỎI Trung

bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Trung vị Giá trị lớn nhất

HỆ THỐNG THÔNG TIN (AS)

A1

Yêu cầu trong quá trình thực hiện kế toán ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lập và công bố thông tin KTTC.

4,031 0,782 3 4 5

A2 Việc ban hành và hướng dẫn quy trình

kế toán. 4,156 0,677 3 4 5

A3

Hệ thống kế toán cung cấp thông tin về KTTC đảm bảo tính kịp thời cho quá trình ra quyết định.

4,406 0,559 3 4 5

A4

Tính bảo mật thông tin (đảm bảo thông tin trong công ty, truy cập được cấp phép).

4,281 0,729 3 4 5

A5 Trình độ thực hiện công việc kế toán. 4,406 0,559 3 4 5

A6 Tổ chức, phân công công việc kế toán

đảm bảo phù hợp. 4,406 0,559 3 4 5

AS 4,281 0,581 3 4 5

(Nguồn : kết quả tính toán của tác giả)

Luận văn thực hiện mô tả thống kê giản đơn về trung bình, trung vị, cực đại, cực tiểu và mức độ phân tán (tập trung) đối với hệ thống thông tin của tổ chức KSNB. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần này có vai trò quan trọng trong tổ chức KSNB

khi cung cấp thông tin KTTC với mức trung bình là 4,281 và mức độ phân tán nhỏ

0,581. Từ bảng 4.11, cho thấy hệ thống kế toán cung cấp thông tin về KTTC đảm bảo tính kịp thời cho quá trình ra quyết định, trình độ thực hiện công việc kế toán và tổ chức, phân công công việc kế toán đảm bảo phù hợp được đánh giá là quan trọng nhất với mức trung bình là 4,406.

Biến số CP – Các thủ tục kiểm soát:

Biến CP thể hiện tình hình hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt và pháp luật hóa bằng luật định, các văn bản quy phạm pháp luật thông qua các hệ thống cơ sở pháp lý về điều tiết, xử lý hành vi vi phạm trong việc công bố thông tin kế toán tài chính.

Từ kết quả bảng 4.8,cho thấy biến các thủ tục kiểm soát (CP) có hệ số βCP = 0,045 tuy không cao nhưng cũng tác động cùng chiều với chất lượng thông tin KTTC (FAQ), điều này cho biết những quy chế kiểm soát nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối với các CTNY, đảm bảo mọi yêu cầu, mọi thủ tục thực hiện kiểm soát của nhà quản trị với mong muốn bảo vệ tài sản, đảm bảo hiệu quả hoạt động, cung cấp thông tin kịp thời và tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, các thủ tục kiểm soát ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kiểm soát các chứng từ và sổ sách kế toán vì chứng từ và sổ sách là nơi lưu trữ số liệu kế toán tài chính, là những bằng chứng xác thực, lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp thông tin KTTC của các CTNY. Chứng từ thực hiện chức năng chuyển giao thông tin trong toàn tổ chức của công ty do đó bản thân chứng từ cung cấp mức độ KSNB ngay trong phạm vi mẫu chứng từ hoặc sổ kế toán ghi chép. Nội dung này không chỉ quan trọng đối với các CTNY mà cả những công ty khác. Điều này đòi hỏi các công ty phải thiết kế hệ thống chứng từ, sổ sách và lưu trữ chúng đảm bảo quy định. Vì tính chất quan trọng của thủ tục đảm bảo chứng từ và sổ sách đầy đủ thì kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách được coi là thủ tục kiểm soát quan trọng trong KSNB của công ty.

Do đó, đối với những nguyên tắc sử dụng trong tổ chức công việc như: phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”, ủy nhiệm cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ thích hợpđược đánh giá là khá quan trọng trong các thủ tục kiểm soát vì những nguyên tắc này được áp dụng triệt để trong bất kỳ tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)