Tiêu chuẩn hóa thông tin kế toán tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 38 - 40)

Thông tin kế toán là nguồn thông tin quan trọng, cần thiết và hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài công ty. Qua thông tin kế toán, doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể nắm bắt, phân tích, đánh giá… và đưa ra những quyết định quan trọng trong quá trình đầu tư và phù hợp với các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Thông tin kế toán tài chính thực sự có hiệu quả với các chủ đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, các đối tác và cơ quan có thẩm quyền, nó cung cấp tình hình hoạt động trong quá khứ, dự đoán lợi nhuận tương lai và kiểm soát hành động của BGĐ. Thông tin KTTC có được từ hệ thống kế toán, đây là hệ thống thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kế toán tài chính của các đơn vị bằng BCTC cho

đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Điều 4, Luật Kế toán). Những quy định về thông tin KTTC thông qua BCTC được trình bày trong CFFF (Conceptual Framework for Financial Reporting) của IASB (International Accounting Standards Board), theo IFRS (2013) [38, tr54-64]. IASB đã chỉ ra cách thức phát triển một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Theo IFRS (2013), thông tin KTTC được tiêu chuẩn hóa như sau:

(1) Phù hợp (Relevance): Thông tin KTTC phù hợp với người sử dụng, bao gồm cả giá trị xác định và giá trị dự toán trong tương lai.

(2) Trình bày trung thực (Fairthful representation): Các thông tin và số liệu

kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan, xác thực với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác trên mọi khía cạnh.

(3) Có thể so sánh (Comparability): Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.

(4) Xác nhận (Verifiability): Số liệu kế toán phải được xác nhận tránh tình trạng hiểu lầm cần phải giải thích rõ các phương pháp, các giả định kế toán áp dụng trong BCTC.

(5) Đúng kỳ (Timeliness): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. Thông tin chậm thường không hữu ích đối với người sử dụng thông tin.

(6) Dễ hiểu (Understandability): Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.

Các tiêu chuẩn thông tin KTTC của Việt Nam tương đồng với tiêu chuẩn thông tin KTTC quốc tế. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, các yêu cầu cơ

bản đối với kế toán [2]:

Một, trình bày trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hai, khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Ba, đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Bốn, đúng kỳ: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Năm, dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Sáu, có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Do đó, tiêu chuẩn hóa thông tin KTTC của Việt Nam và quy định quốc tế có sự tương đồng và thông tin KTTC (thể hiện qua BCTC) bao gồm: Sự phù hợp, trình bày trung thực (tin cậy) (hai tiêu chuẩn căn bản) và các tiêu chuẩn làm gia tăng chất lượng thông tin KTTC là dễ hiểu, so sánh được, xác nhận và đúng kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)