Trong kiểm toán BCTC, do sự giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm toán, KTV không thể kiểm tra toàn bộ các chứng từ, nghiệp vụ. Thậm chí ngay cả khi kiểm tra 100% chứng từ, nghiệp vụ, KTV cũng không thể phát hiện được hết các sai phạm do các yếu chủ quan hoặc khách quan. Vì vậy việc xác định mức trọng yếu có vai trò quan trọng đối với lập kế hoạch và thiệt kế phương pháp kiểm toán cới mục đích cụ thể: Ước tính mức độ sai sót cảu BCTC có thể chấp nhận được. Ngoài ra việc xác định mức trọng yếu còn giúp KTV xác định số lượng bằng chứng thu thập, xác định bản chất thời gian của các thử nghiệm kiểm toán.
Cụ thể ở công ty XYZ việc xác lập mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền sẽ được xác định như sau:
Bảng 4.2 – Đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty XYZ
Nội dung Kế hoạch Thực hiện
Tiêu chí được sử dụng để ước tính
mức trọng yếu Tài sản thuần Tài sản thuần
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 10.593.671.152 10.593.671.152
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
(b) [1-5%] Tài sản thuần [1-5%] Tài sản thuần
Mức trọng yếu tổng thể (c) = (a) x (b) 529.683.557 529.683.557
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện
(d) 65% 65%
Mức trọng yếu thực hiện (e) = (c) x (d) 344.294.312 344.294.312
Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua
(g) = (e) x (f) 6.885.886 6.885.886
Nội dung Năm nay Năm trƣớc
Mức trọng yếu tổng thể 529.683.557 432.578.880
Mức trọng yếu thực hiện 344.294.312 281.176.272
Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 6.885.886 5.623.525
Nhận xét: Công ty có hê thống KSNB tốt nên KTV đánh giá mức rủi ro thấp -> chọn
các tiêu chí đánh giá ở mức cao