Chƣơng trình kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán bctc tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn chuẩn việt​ (Trang 67 - 73)

Sau đây là chương trình mẫu kiểm toán khoản mục tiền tại VIETVALUES. KTV thực hiện các bước theo hướng dẫn của chương trình này. Trong quá trình kiểm toán tùy theo tình hình của khách hàng, KTV có thể bổ sung hoặc lược bỏ một số thủ tục.

Do hệ thống KSNB của Công ty XYZ được KTV đánh giá là tốt, nên KTV đã bỏ qua bước thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đi vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Bƣớc 1:

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng có nhất quán, có phù hợp với quy định. Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, Sổ Chi Tiết…

Thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích Thử nghiệm chi tiết

Nhận xét: Các chính sách áp dụng nhất quán và phù hợp.

Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ kế toán năm nay so với số kiểm toán năm trước. Trong quá trình kiểm toán đây luôn là bước đầu tiên mà KTV thực hiện trong khi kiểm toán các phần hành cơ bản của BCTC. Nếu có chênh lệch, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân, yêu cầu điều chỉnh.

Nhận xét: Đối với công ty XYZ không có sự chênh lệch giữa hai khoản này.

Tham chiếu D140-A1; D140-B1 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Bƣớc 2:

Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản tiền và đối chiếu với số dư trên sổ cái. KTV yêu cầu công ty cung cấp bảng kê chi tiết các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo từng loại là tiền Việt Nam, ngoại tệ… bao gồm số dư đầu kỳ (hoặc số dư kiểm toán kỳ trước) và số dư cuối kỳ theo Sổ cái (chưa kiểm toán).

Trong phần này KTV tổng hợp số liệu theo từng tháng để biết biến động của từng tháng có đồng đều không,tháng nào có phát sinh lớn nhất.. để tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời KTV tổng hợp tài khoản tiền mặt theo tài khoản đối ứng để phân tích xem lượng tiền mặt hay TGNH phát sinh nhiều nhất cho mục đích gì và tiến hành kiểm tra chi tiết.

Nhận xét: Sau khi tổng hợp, KTV nhận thấy tháng 1 số tiền phát sinh nợ - có cao hơn

các tháng còn lại. Nguyên nhân: Do các đây là các tháng cuối năm âm lịch, lượng sản phẩm công ty bán nhiều, đồng thời các nghiệp vụ chi trả nợ cũng cao hơn các tháng khác.

Tham chiếu D140-A2; D140-B2 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Bƣớc 3: Đọc lướt Sổ cái để xác định nghiệp vụ bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và

kiểm tra chi tiết.

Ở bước này, để phát hiện ra các nghiệp vụ bất thường KTV tiến hành lọc tài khoản đối ứng bằng Pivot Table để phát hiện các định khoản bất thường, đọc lướt sổ cái, dựa vào khả năng chuyên môn của mình để nhận ra nghiêp vụ bất thường, sai đối ứng tài khoản hay

phát sinh không nhằm mục đích kinh doanh…từ đó tiến hành kiểm tra chi tiết chứng từ để xem xét nghiệp vụ có mang tính chất trọng yếu không, đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh.

Hình 4.9 – Tài khoản đối ứng đối với Tiền mặt

1111 112 5.288.171.250 - 112 133 - 41.552.094 133 138 18.370.050 - 138 142 - 33.232.173 142 331 - 556.575.486 331 333 2.016.995 35.152.091 333 334 - 3.521.432.439 334 335 - 185.702.930 335 338 90.000.000 253.804.365 338 511 6.800.846 - 511 611 - 160.818.227 611 627 - 342.498.231 627 641 - 65.936.726 641 642 - 235.681.778 642 711 13.369.095 - 711 811 - 5.418.728.235 562.500 811 5.432.949.038

Hình 4.10 – Tài khoản đối ứng đối với Tiền gửi ngân hàng

112 112 8.042.598.771 5.288.171.250 111 131 12.518.969.510 8.042.598.771 112 311 8.241.881.600 148.579.574 133 338 48.415.481 7.821.301.824 311 341 150.000.000 5.165.894.883 331 515 8.392.235 81.748.919 333 153.000.000 334 541.937.970 338 18.749.997 341 451.078.991 611

Nhận xét: Tài khoản tiền phát sinh đối ứng với số tài khoản phải trả khác khá cao. Không có nghiệp vụ bất thường.

Tham chiếu D140-A3; D140-B3 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Bƣớc 4: Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ.

Trong mỗi cuộc kiểm toán KTV sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt của doanh nghiệp cuối ngày khóa sổ 31/12, tuy nhiên trường hợp KTV tham gia kiểm kê sau niên độ kế toán thì phải tiến hành cộng trừ lùi phát sinh thu chi trên sổ quỹ 2015 để khớp với số liệu trên sổ quỹ của đơn vị ngày 31/12/2015.

Bảng 4.2 – Kiểm kê quỹ tiền mặt

Theo sổ sách

Số dư ngày 31/03/2016 trên sổ sách 10.213.084

Tổng số tiền thu từ 01/01/2016 đến 31/03/2016 856.480.300

Tổng số tiền chi từ 01/01/2016 đến 31/03/2016 855.480.300

Số dư ngày 31/12/2015 theo KTV 9.213.084

Số dư theo biên bản kiểm kê 31/12/2015 9.210.000

Chênh lệch

Số dư theo biên bản kiểm quỹ so với số dư trên sổ sách (3.084) 413.071.701 627

233.988.956 635

101.143.724 641

124.157.292 642 29.010.257.597 28.585.423.850

>> Nguyên nhân chênh lệch: không trọng yếu

Tham chiếu D140-A1; D140-A2 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Bƣớc 5: Gửi thư xin xác nhận Ngân hàng tại thời điểm khóa sổ

Thư xác nhận tuy do KTV soạn thảo thế nhưng chữ ký là của đơn vị. Thư trả lời của ngân hàng được Công ty XYZ yêu cầu gửi trực tiếp cho KTV và một bản sao cho đơn vị. Để đảm bảo tính thích hợp của bằng chứng, sau khi Công ty XYZ ký, KTV sẽ trực tiếp gửi thư. Thư này được gửi cho tất cả các ngân hàng, ngay cả đối với những ngân hàng mà số dư trên tài khoản ngân hàng này bằng không.

Nhận xét: Sau khi nhận được thư xác nhận, KTV đối chiếu số dư của tài khoản này

với số dư trên Bảng CĐPS và không thấy có chênh lệch.

Tham chiếu D140-A3; D140-B3 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Bƣớc 6: Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu, chi tiền

Kiểm tra việc khóa sổ của tài khoản Tiền mặt: KTV xem xét thời điểm phát sinh của các chứng từ thu, chi được ghi nhận vào sổ kế toán vào những ngày trước và sau ngày 31/12/2015, đặc biệt chú ý đến số thứ tự của các phiếu thu và chi cuối cùng được ghi sổ trong năm để xác định xem mọi khoản thu, chi có được ghi nhận đúng niên độ hay không.

Kiểm tra việc khóa sổ của tài khoản Tiền gửi ngân hàng: KTV yêu cầu Công ty XYZ trực tiếp cung cấp sổ phụ trong khoảng thời gian một tuần trước và sau khi kết thúc niên độ. Dựa vào đó, KTV đối chiếu số dư tài khoản Tiền gửi ngân hàng với số dư trên sổ phụ ngân hàng, và phát hiện không có chênh lệch.

Nhận xét: Đạt mục tiêu kiểm toán.

Tham chiếu D140-A3/4; D140-B3/4 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC và chế độ kế toán hiện hành, vào thời điểm khóa sổ, ngoại tệ phải được quy đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại ngân hàng đó. Do đó, KTV kiểm tra việc chọn tỷ giá, đánh giá chênh lệch tỷ giá thanh toán và chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.

Nhận xét: Khoản mục tiền mặt không có ngoại tệ, phần ngoại tệ tiền gửi ngân hàng đã

đối chiếu số dư.

Tham chiếu D140-A3/5; D140-B3/5 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

Bƣớc 8: Kiểm tra chi tiết chứng từ

Ở bước này, KTV của VIETVALUES dựa trên mức trọng yếu do nhóm trưởng đưa ra (dựa theo mức xét đoán về hệ thống KSNB của doanh nghiệp) từ đó lựa chọn nghiệp vụ lớn hơn cỡ mẫu để kiểm tra chi tiết chứng từ.

Tham chiếu D140-A3; D140-B3 – Phụ lục 3 – “Thực hiện kiểm toán”

KẾT LUẬN CHUNG: Khoản mục tiền được KTV đánh giá là trung thực và hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán bctc tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn chuẩn việt​ (Trang 67 - 73)