5. Kết cấu của đề tài
1.4.3 Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng
đường biển.
1.4.3 Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng container. container.
1.4.3.1 Bả g lược khai hàng hóa ( cargo manifest) : là bảng liệt kê tóm tắt về hàng hóa được chuyên chở. Được dùng để :
- Làm giấy thông báo cho người nhận hàng biết về những hàng hóa xếp lên tàu. - Làm chứng từ để khai hải quan.
- Làm cơ sở để thanh toán các chi phí có liên quan đến hàng hóa - Làm căn cứ để đối chiếu so sánh với B/L về chi tiết hàng hóa.
Tìm kiếm khách hàng Đàm phán, kí kết hợp đồng giao nhận Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Lấy lệnh giao hàng Thực hiện khai Hải
quan điện tử cho lô hàng NK Đăng kí mở tờ khai
tại cơ quan Hải quan Kiểm tra thực tế
hàng hóa
Tính thuế và nộp thuế NK
Thông quan hàng hóa
Giao hàng cho chủ hàng Thanh lý cổng Thanh lý hợp đồng giao nhận với chủ hàng
1.4.3.2 Vậ đơ đường biển ( Bill of Lading –B/L)
Là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có chức năng chủ yếu :
- Là bằng chứng cho hợp đồng vận tải
- Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở
- Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng.
1.4.3.3 Lệnh giao hàng (D/O)
Lệnh giao hàng là chứng từ do hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu cấp cho người nhận hàng để yêu cầu cảng giao hàng cho người nhận.
1.4.3.4 Giấy báo nhận hàng
Giấy báo nhận hàng có tác dụng báo cho chủ hàng biết hàng hóa của họ đã đến nơi và yêu cầu họ khẩn trương làm các thủ tục, giấy tờ đến đại lý nhận lệnh giao hàng.
1.4.3.5 Lệnh xuất kho
- Là chứng từ pháp lý để chủ hàng nội địa lấy hàng ở cảng hay gửi hàng vào kho bãi cảng đồng thời làm căn cứ đẻ thanh toán cước phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi
- Là chứng từ gốc để kết toán kho hàng ngày ghi xuất hay nhập vào thẻ kho, số kho - Là căn cứ để theo dõi tình hình thực hiện lệnh xuất kho hay giao thẳng và lệnh nhập kho.
1.4.3.6 Phiếu vận chuyển
- Là chứng từ giao nhận giữa người giao nhận với người vận chuyển, giữa người vận chuyển và người nhận hàng
- Là chứng từ từ tàu nhập kho làm căn cứ để xác minh trách nhiệm khi có hàng hóa thừa thiếu hay chênh lệch, đổ vỡ
- Là căn cứ tính khối lượng vận chuyển và là cơ sở để thanh toán tiền vận chuyển trả lái xe
1.4.3.7 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu biển lên bờ, cảng phải cùng với thuyền trưởng ký kết một biên bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và nhận, biên bản này gọi là biên bản kết toán nhận hàng với tàu
1.4.3.8 Biên bản thừ thiếu
Khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu, nếu phát hiện thấy thiếu hàng cảng căn cứ vào biên bản kết toán nhận hàng với tàu để làm biên bản thừa, thiếu hàng nhằm xác nhận việc thừa, thiếu hàng. Nó có tác dụng làm chứng từ để khiếu nại hãng tàu về trách nhiệm bảo quản của tàu đối với số lượng hàng hóa đã nhận để chuyên chở.
1.4.3.9 Chứng nhậ ư ỏng
Trong quá trình làm hàng, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, cảng và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đó của hàng hóa. Đối với người nhận hàng chứng từ này có giá trị chứng cứ rõ rệt để khiếu nại hãng tàu về trách nhiệm chăm sóc hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Đối với cảng, chứng từ này có tác dụng phân rõ ranh giới trách nhiệm về pháp lý giữa cảng với tàu trong việc bảo quản, sắp xếp hàng hóa.
1.4.3.10 Hóa đơ ươ g mại
Sau khi giao hàng xuất khẩu người xuất khẩu phải chuẩn bị một bộ hóa đơn thương mại đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã ghi trên hóa đơn.
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xuất khẩu xác nhận. Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tùy theo chính sách của nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế.
1.4.3.12 Giấy chứng nhận kiểm d ch thực vật ( Phytosanitary certificate)
Do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, xác nhận thực phẩm hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh, và được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu.
1.4.3.13 Giấy chứng nhận kiểm d động vật ( Vaterinary certificate)
Do cơ quan thú y cấp khi hàng hóa là động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật hoặc khi bao bì của chúng có nguồn gốc động vật đã được kiểm tra và xử lý chống các dịch bệnh.
1.4.3.14 Giấy chứng nhận vệ sinh ( Sanitary Certificate)
Do cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra phẩm chất hàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, sau khi đã kiểm tra hàng hóa và thấy trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người dùng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là nghiệp vụ phức tạp và có vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng nhập khẩu chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động giao nhận vận tải được thực hiện. Trong chương này, đề cập đến những hiểu biết chung về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu. Đây là cơ sở lý luận nhằm hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản đã học để từ đó có thể phân tích sâu hơn thực trạng giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container tại Công ty TNHH Thương Mại và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ VẬN CHUYỂN TOÀN CẦU BEGONIA