Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa kết hợp tiêm hydrocortison ngoài màng cứng​ (Trang 86 - 90)

- Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober)

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị

- Mối tương quan giữa tuổi, thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị chung:

Tuổi càng cao hệ thống xương khớp ở vùng cột sống thắt lưng càng bị lão hóa ,các bệnh thường gặp ở hệ thống xương khớp thắt lưng do tuổi cao như loãng xương, thoái hóa cột sống... Thời gian mắc bệnh càng dài không có những can thiệp điều trị sớm thì các tổn thương càng nặng càng khó hồi phục.

Dựa vào các bảng kết quả 3.22, 3.23, 3.24 và 3.25 về một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cho thấy nổi bật các vấn đề chính sau: Có sự khác biệt về kết quả điều trị theo các đặc điểm về nhóm tuổi, thời

gian mắc bệnh, cả bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Tuổi càng cao, thời gian mắc bệnh càng dài thì kết quả càng kém. Đặc điểm này là các đặc điểm đã được biết đến có ảnh hưởng với kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu [5] cho thấy : Kết quả điều trị của cả 3 nhóm trong nghiên cứu có thời gian mắc bệnh trong vòng 1 tháng đạt kết quả tốt trở lên là 100%, từ 1-5 tháng lần lượt là 52,4%, 33,3% và 82,4%. Trên sáu tháng là 0%, 0% và 57%. Mối liên quan tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi giữa tuổi ,thời gian mắc bệnh của cả 3 nhóm bệnh nhân với kết quả điều trị ở cả 3 nhóm ngiên cứu kết quả điều trị giảm dần theo sự tăng lên của tuổi và thời gian mắc bệnh. Các yếu tố tuổi, thời gian mắc bệnh là các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị thoát vị đĩa đệm đã được biết đến trong nhiều năm nay. Các bệnh nhân nhóm nghiên cứu cũng phải chịu ảnh hưởng các yếu tố này giống như nhóm chứng .

- Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh MRI TVĐĐ với kết quả điều trị

Có sự khác biệt trong kết quả điều trị của các giữa các vị trí thoát vị đĩa đệm và nghề nghiệp .Trong đó kết quả điều trị của nhóm vị trí thoát vị l5-s1 là cao nhất tiếp theo là l4-l5 và thoát vị đĩa đệm đa tầng.

Về giải phẫu chóp cùng của tủy sống dừng lại ngang mức L1-L2 nhưng các rễ thần kinh tủy vẫn tiếp tục chạy xuống dưới và rời ống tủy (ra khỏi bao màng cứng) qua các lỗ tiếp hợp tương ứng vì thế rễ càng kéo dài xuống dưới thì góc rời ra khỏi bao màng cứng càng nhọn (rễ L4 tách ra khỏi bao màng cứng chạy chếch xuống phía dưới và ra ngoài tại góc 600, rễ L5 tạo góc 450 và rễ S1 tạo góc 300) [33]. Chính vì vậy, khi thoát vị đĩa đệm L4-L5 sẽ chèn ép trước hết là rễ L5 còn rễ L4 chỉ bị chèn ép khi khối thoát vị rất lớn và đẩy ra phía trên vì rễ L4 qua lỗ tiếp hợp ở phía trên ngoài của đĩa đệm này. Đối với đĩa đệm L5-S1 thì chỉ cần một thoát vị sau bên dù nhỏ thì cả hai rễ L5 và S1

đều đồng thời bị chèn ép như nhau do rễ S1 thoát ra khỏi bao màng cứng ở mức này, còn rễ L5 đi qua lỗ liên đốt L5-S1 và là rễ lớn nhất nhưng khoảng trống hoạt động của rễ L5 ở lỗ liên đốt L5-S1 lại rất nhỏ nên dễ gây chèn ép cả rễ L5.Do vậy mức độ nặng của thoát vị rễ l4-l5 thường cao hơn l5-s1, do đó kết quả điều trị kém hơn so với l5-s1.Thoát vị đa tầng thì nặng hơn bao vì gồm l4-l5, l5-s1. Do đó kết quả điều trị sẽ có sự khác biết ở vị trí bị thoát vị đĩa đệm của cột sống thắt lưng. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu [5] cho thấy mối liên quan tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi : thể sau bên ở 3 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị với thể ra sau trung tâm.

Không có sự khác khác biệt về kết quả điều trị (ở cả 2 nhóm) sau ngày điều trị 15 và 30 với mức độ thoát vị đĩa đệm trên hình ảnh MRI. Kết quả điêu trị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05 với mức độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .

Không có sự khác khác biệt về kết quả điều trị (ở cả 2 nhóm sau ngày 15 và 30) với thể thoát vị đĩa đệm trên hình ảnh MRI. Kết quả điêu trị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05 với thể thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu [5]: Không có sự khác biệt về kết quả điều trị ở cả 3 nhóm nghiên cứu với 2 thể thoát vị trong nghiên cứu: ra sau bên và ra sau trung tâm

- Mối liên quan giữa đặc điểm giới và nghề nghiệp với kết quả điều trị

Theo kết quả của bảng 3.24 và bảng 3.25 , có sự khác biệt về kết quả điều trị của 2 nhóm nghề nghiệp ở cả nhóm chứng và nhóm nghiên cứu sau 15 và 30 ngày điều trị. Bệnh nhân thuộc nhóm lao động nhẹ có kết quả điều trị kém hơn so với nhóm lao động nặng. Kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi có sư khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu [5] .Các tác giả nhận thận thấy kết quả điều trị nhóm lao động

nhẹ và hưu trí có kết quả tốt hơn nhóm lao động nặng. Điều này có thể giải thích vì đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần là cán bộ hưu trí đã nghỉ hưu tuổi cao kèm theo nhiều bệnh mạn tính: Loãng xương, thoái hóa cột sống và thời gian mắc bệnh thường đã lâu nên kết quả điều trị đạt được sẽ thấp hơn. Còn đối tương lao động nặng trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình trẻ hơn ,hệ thống xương khớp tốt ,bệnh cảnh thường xuất hiện đột ngột sau sai tư thế mang vác nặng, lai đang trong tuổi lao động nên đến viện sớm. Nên kết quả điều trị khả quan hơn. Do đó nhóm lao động nhẹ phần lớn cán bộ hưu trí với tuổi cao với các đặc điểm kể trên nên kết quả điều trị có kém chậm hơn nhóm lao động nặng.

Không có sự khác khác biệt về kết quả điều trị (ở cả 2 nhóm) sau ngày 15 và 30 với đặc điểm về giới. Về giới nữ sau tuổi mãn kinh cùng với sự thay đổi nội tiết tố xuất hiện nhiều bệnh như loãng xương, thoái hóa cột sống và nhiều bệnh khác như đái tháo đường là nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng điều trị. Nam giới tuy có khác biệt về biến đổi nội tiết tố nhưng với đặc điểm làm việc nặng gia đình kèm theo chế độ sinh hoạt : uống rượu, hút thuốc cũng là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Kết quả điều trị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05 với 2 giới nam và nữ trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu [5]: Không có sự khác biệt về kết quả điều trị ở cả 3 nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu với 2 giới nam và nữ trong nghiên cứu.

Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi đa số là các bệnh nhân nội trú điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Đa Khoa TW Thái Nguyên(có những đặc thù riêng về tính chất bệnh nhân: đa phần các bệnh nhân là cán bộ hưu trí có độ tuổi cao, có sự chệnh lệch nam nữ lớn, nhiều bệnh mạn tính kèm theo: loãng xương, đái tháo đường…), số lượng bệnh nhân lại không nhiều nên chưa chưa phản ánh hết thực tế của bệnh.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa kết hợp tiêm hydrocortison ngoài màng cứng​ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)