Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa kết hợp tiêm hydrocortison ngoài màng cứng​ (Trang 28 - 30)

1.2.5.1. Điều trị bảo tồn

* Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính

Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên [47],[48]

Trong giai đoạn cấp (5 – 7 ngày) cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế các vận động đứng, đi lại, mang vác nhằm hạn chế lực tác động lên vùng CSTL.

Từ tuần thứ 2 bệnh nhân có thể tập vận động nhẹ nhàng nhằm tránh các thương tật thứ cấp, duy trì lực cơ và tầm vận động khớp.

Từ 3 – 6 tháng sau mới được thực hiện các vận động chịu lực vùng CSTL.

* Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống viêm giảm đau không Steroid: Dùng đường uống hoặc đường tiêm, liều lượng phụ thuộc từng bệnh nhân.

Thuốc giãn cơ: Làm giãn cơ, gia tăng tuần hoàn, giảm đau. Thuốc chủ yếu tác dụng vào khối cơ cạnh sống.

Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B liều cao có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa thần kinh (Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12).

Phong bế tại chỗ: Tiêm Novocain 2%, Lidocain 3% hoặc Corticoid vào các điểm đau cạnh sống.

Phong bế ngoài màng cứng: Tiêm vào hốc xương cùng cụt hoặc qua các lỗ cùng. Tiêm corticoid liều 5-7ml trong một lần tiêm, có thể tiêm từ 3-5 lần,

cách nhau 3-5 ngày. Phương pháp này có tác dụng chống viêm và giảm đau không có tác dụng làm liền đĩa đệm thoát vị và phải đảm bảo an toàn khi tiến hành thủ thuật [4],[19].

* Điều trị bằng vật lý trị liệu và châm cứu

Nhiệt trị liệu: Thường dùng nhiệt nóng như đắp paraffin 45độ C, túi chườm nóng, chiếu hồng ngoại…vào vùng thắt lưng 20 – 30 phút có tác dụng giảm đau, giãn cơ. Sóng ngắn và vi sóng có tác dụng rất tốt nhất là đối với viêm thần kinh hông to (đặt dọc dây thần kinh).

Điện trị liệu:

- Dòng điện một chiều đều: thường dùng kết hợp điện di các thuốc Novocain, Natri salicylat có tác dụng giảm đau, chống viêm.

- Các dòng điện xung thấp và trung tần. + Dòng Dyadynamic

+ Dòng TENS + Dòng Trobert

+ Dòng giao thoa với 2 cặp điện cực (IF)

Siêu âm điều trị:

Siêu âm chế độ liên tục hoặc xung vào 2 bên cột sống thắt lưng và dọc theo dây thần kinh toạ. Cường độ tuỳ từng vùng, nếu 2 bên cột sống thắt lưng ở chế độ liên tục có thể dùng 0,6 – 1 W/cm2. Vùng mông cho siêu âm liên tục thì dùng 1-1,2W/cm2. Vùng cẳng chân siêu âm liên tục là 0,4-0,6W/cm2. Ở các vùng trên nếu dùng chế độ siêu âm xung thì cường độ có thể tăng gấp đôi.

Xoa bóp, bấm huyệt:

Xoa bóp vùng cột sống thắt lưng ở giai đoạn đau cấp cần thao tác nhẹ nhàng tránh những động tác mạnh có thể làm đau tăng. Ở giai đoạn đau mạn có thể thực hiện đầy đủ các thao tác xoa bóp mạnh như xoa, vuốt, bóp, chặt, rung…Kết hợp ấn bấm các điểm đau cột sống (các huyệt thuộc mạch Đốc trên

gai đốt sống), các điểm đau cạnh sống (là các du huyệt thuộc kinh Bàng quang) và các điểm đau chạy dọc đường đi thuộc dây thần kinh hông to (các huyệt thuộc kinh Bàng quang).

Kéo giãn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa kết hợp tiêm hydrocortison ngoài màng cứng​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)