vật liệu nhập khẩu.
Hình 1.4 Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
CHỦ HÀNG Nộp hồ sơ thanh khoản Trả chủ hàng 01 QĐ và hồ sơ xuất trình. HẢI QUAN
THANH KHOẢN, HOÀN THUẾ NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NK
1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản;
2. Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ;
3. Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản của DN; xác nhận kết quả kiểm tra;
4. Làm thủ tục không thu thuế; hoàn thuế; truy thu thuế;
5. Chuyển Quyết định hoàn thuế, không thu thuế, truy thu thuế sang bộ phận kế toán thuế;
6. Trả hồ sơ cho chủ hàng và chuyển hồ sơ thanh khoản (lưu hải quan) sang bộ phận phúc tập để phúc tập theo quy định.
(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)
Nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trong thời hạn 275 ngày nếu nguyên liệu, vật tư được dùng để sản xuất ra sản phẩm và XK thì thực hiện thanh khoản và được xét
không thu thuế NK. Nếu quá thời hạn 275 ngày sản phẩm chưa XK thì DN phải nộp thuế vào tài khoản tạm thu của cơ quan Hải quan được mở tại Kho bạc Nhà nước, sau đó nếu XK sản phẩm thì sẽ đuợc hoàn thuế NK.
Nơi làm thủ tục thanh khoản, nguyên tắc thanh khoản, hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 35, Điều 36, Điều 118 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
DN tiến hành thanh khoản nguyên vật liệu N K tại đơn vị Hải quan nơi DN làm thủ tục NK nguyên vật liệu.
Nguyên tắc thanh khoản:
_ Tờ khai NK trước, tờ khai XK trước phải được thanh khoản trước. Trường hợp tờ
khai NK trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì DN phải có văn bản giải trình với cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.
_ Tờ khai NK nguyên vật liệu phải có trước tờ khai XK sản phẩm; Một tờ khai NK
nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần; Một tờ khai XK sản phẩm chỉ được
sử dụng để thanh khoản một lần.
_ Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất XK có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục NK tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai XK có thể được thanh khoản từng phần. cơ quan Hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đã thanh khoản" trên tờ khai
XK, đối với nguyên liệu, vật tư NK có thuế suất bằng 0% thì đóng dấu "đã thanh
khoản" lên bản chính tờ khai NK lưu tại đơn vị và tờ khai người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai NK, nguyên vật liệu, tiền thuế…) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.
Hồ sơ thanh khoản:
Chi cục Hải quan làm thủ tục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Bộ hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ theo quy định (tại phụ lục 01).
thuế đã thực XK hàng hoá trong thời hạn nộp thuế kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai NK đề nghị hoàn thuế, không thu thuế.
Thủ tục thanh khoản:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản:
Khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức Hải quan thực hiện:
+ Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của bộ hồ sơ thanh khoản DN nộp.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi thanh khoản, lấy số. Lập 02 bản Phiếu giao nhận hồ sơ để giao DN 01 bản và lưu 01 bản. + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì hướng dẫn DN nộp hoặc xuất trình bổ sung hoặc trả lời từ chối tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ lý do trên Phiếu yêu cầu nghiệp vụ và trả hồ sơ.
Bước 2. Phân loại hồ sơ:
+ Đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức kiểm tra hồ sơ đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, đối chiếu với quy định hiện hành để phân loại hồ sơ thành hai loại: hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
+ Nếu hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thực hiện tiếp bước 3, 4 dưới đây.
+ Nếu hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thực hiện bước 3 sau khi đã hoàn thành bước 4 (trừ việc bàn giao hồ sơ lưu).
Bước 3. Xử lý hồ sơ thanh khoản của DN
Đối với những hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thực hiện: Nếu thanh khoản thủ công:
+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai XK, NK, định mức với hồ sơ thanh khoản của DN. Đối với những tờ khai có nghi vấn thì đối chiếu với tờ khai lưu tại Chi cục Hải quan.
+ Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản. Nếu thanh khoản bằng máy tính:
Đối chiếu số liệu các tờ khai XK, NK, định mức, hồ sơ thanh khoản của DN với số liệu trên máy.
Trường hợp số liệu thanh khoản của DN có sai sót: Yêu cầu DN giải trình và báo cáo Lãnh đạo Chi cục xem xét chỉ đạo.
Bước 4. Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế:
+ Thực hiện theo khoản 5 và 6 Điều 128 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính và Mục IV Quy trình xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK ban hành kèm theo Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
+ Đóng dấu đã thanh khoản, hoàn thuế (không thu thuế):
Đóng dấu đã thanh khoản lên tờ khai NK, tờ khai XK bản lưu Hải quan và bản lưu người khai hải quan đối với trường hợp thanh khoản nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất XK có thuế suất thuế NK 0%.
Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai bản lưu người khai hải quan tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng, cán bộ thanh khoản tự lập phụ lục theo dõi nội dung đã thanh khoản trong từng lần để đảm bảo chính xác việc thanh khoản. Đóng dấu đã thanh khoản vào các bảng biểu thanh khoản đồng thời ký đóng dấu công chức. Bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập để tiến hành phúc tập theo quy định.
_ Trường hợp hàng hoá là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK nhưng không đưa vào sản xuất và XK hết, DN đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai NK, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế NK, thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định.
_ Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được bán cho DN khác để trực tiếp XK thì tờ khai XK đăng ký theo loại hình sản xuất xuất khẩu và phải ghi rõ trên tờ khai “sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK” và ghi tên DN bán sản phẩm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 là chương cơ sở lý luận nói về thủ tục hải quan đối với quy trình NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản và những nhân tố cũng như quy định ảnh hưởng đến quy trình NK nói chung cũng như hoạt động NK nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM BAO BÌ KỲ NGUYÊN 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên được thành lập ngày 14/4/2010 tại 172/3C Ấp Thới Tây 2, X.Tân Hiệp, H.Hóc Môn, TPHCM.
Sau hơn 2 năm hoạt động ngày 13/4/2012 công ty đã mở thêm một chi nhánh tại Bình Dương : 09A Ấp An Sơn, Xã An Điền, Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại công ty
Công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên hoạt động trong lĩnh vực in ấn bao bì & đóng gói với 2 chức năng :
_ Sản xuất và in ấn các loại bao bì – Bồi bế _ Thiết kế và tạo mẫu nhãn hiệu.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại công ty 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Công ty cũng vừa thành lập không lâu nên chỉ có cơ cấu công ty chỉ đơn giản gồm : tổng giám đốc, phó giám đốc và 3 phòng ban : phòng tài chính kế toán, phòng nhân sự, phòng xuất NK và xưởng in. Theo tổng quan thì cơ cấu tổ chức của công ty thích hợp với quy mô hoạt động, có phân chia trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng theo từng phòng ban.
(Nguồn : Phòng tài chính-kế toán)
Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng với doanh nghiệp có quy mô nhỏ : Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp nhưng không có quyền ra quyết định cho các bộ phận , đơn vị sản xuất.
Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ giám đốc-người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.
Ưu điểm
Các trưởng bộ phận vẫn phát huy được năng lực của mình thông qua tham mưu cho giám đốc mặc dù không được trực tiếp ra quyết định.
Chỉ có 1 một người ra quyết định duy nhất nên tránh được tình trạng các bộ phận thực hiện nhận nhiều nhiệm vụ cùng lúc gây chậm trễ trong công việc.
Nhược điểm
Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí. Đôi khi có mâu thuẫn xảy ra giữa các bộ phận nên phải họp nhiều.
2.1.3.2 Chức năng các phòng ban
_ Giám đốc người đứng đầu công ty ông Đặng Thích Vinh là người quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phận trong công ty.
_ Phó giám đốc bà Lưu Mộ Nhàn là người tham gia, hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý điều hành, giải quyết các vấn đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền chỉ đạo, phân công công việc cho các phòng ban theo chức năng.
_ Phòng tài chính-kế toán gồm 2 cán bộ có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến lương, thưởng. Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách nhà nước. Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh để có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
_ Phòng nhân sự gồm 2 cán bộ đảm nhiệm việc tổ chức,quản lý cán bộ như: tuyển dụng lao động, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật. Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ.
_ Phòng xuất nhập khẩu gồm 2 cán bộ đảm nhiệm các việc sau:
Lập và triển khai các kế koạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu cầu.
Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.
Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc của bộ phận.
_ Xưởng in gồm 7 công nhân
Thực hiện các đơn hàng, đảm bảo việc sản phẩm được giao đúng hạn, đúng chỉ tiêu, đủ chất lượng và đáp ứng yêu cầu sản xuất .
2.1.4 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong giai đoạn 2013-2015 2013-2015
Sau 6 năm hoạt động, công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và giữ vững mức tăng trưởng của mình. Mức tăng ấn tượng nhất là doanh thu năm 2014 tăng gần 30 tỷ đồng nhờ vào việc mở rộng thị trường, đầu tư vào sản xuất. Sau đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 của công ty.
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên giai đoạn 2013-2015
Đvt: VNĐ
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
44.761.732.453 73.959.033.265 78.117.762.408
Các khoản giảm trừ doanh thu
Giá vốn hàng bán 38.959.327.639 63.795.985.043 67.220.430.263
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.802.404.814 10.163.048.222 10.897.332.145
Doanh thu từ hoạt động tài chính
50.566.065 22.777.976 8.646.345
Chi phí tài chính 53.786.239 11.027.940
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.687.849.949 3.110.424.297 3.956.639.704 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
3.169.497.758 5.714.329.760 5.794.932.692
Thu nhập khác 1.107.482.438 1.801.341.751 1.373.678.057
Chi phí khác 4.149.761 5.027.035 50.390
Lợi nhuận khác 1.103.332.677 1.796.314.716 1.373.627.667
Lợi nhuận kế toán trước thuế 4.272.830.435 7.510.644.476 7.158.560.359
Thuế thu nhập doanh nghiệp 313.164.841 1.717.236.783 601.113.325
Lợi nhuận sau thuế 3.959.665.594 5.793.407.693 6.557.447.114
Nguồn: (Phòng tài chính-kế toán)
Qua bảng trên ta thấy :
Về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng qua các năm. Doanh thu năm 2014 tăng cao 29.197.300.812 đồng (tăng 65,23%) so với năm 2013. So với năm 2014, doanh thu năm 2015 tăng 4.158.729.143 đồng (tăng 5,62%). Doanh thu trong các năm đều tăng là vì công ty hoạt động tốt, thị trường ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Ngoài ra trong thời gian này công ty đã tìm được khách hàng mới, mở rộng thị trường, còn các khách hàng cũ thì vẫn duy trì ở mức ổn định.
Về lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp năm 2014 tăng 4.360.643.408 đồng (tăng 75,15%) so với năm 2013. Nguyên nhân chính của sự tăng lên là do công ty giảm được một số chi phí, sản lượng đơn hàng tăng. Giai đoạn 2014-2015 lợi nhuận gộp tăng nhẹ 734.283.923 đồng (tăng 7,23%) do sự chênh lệch giữa mức độ tăng của giá vốn hàng bán và doanh thu không nhiều.
Về doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính
Năm 2014 so với năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 27.788.089 đồng (giảm 45,05%) doanh thu từ hoạt động tài chính thấp hơn so với chi phí bỏ ra, dẫn đến công ty sẽ bị lỗ nên công ty không đầu tư chi phí cho hoạt động tài chính trong giai đoạn này. Năm 2015 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 14.131.631 đồng (giảm 37,96%) và đầu tư trở lại vào chi phí tài chính 11.027.940 đồng so với năm
2014, nguyên nhân là do công ty phải vay tiền từ ngân hàng để hỗ trợ cho sự tăng trưởng về doanh thu.
Về chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 419.235.208 đồng (tăng 44,51%) so với năm 2013 phần tăng này là đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc. Sự gia tăng chi phí bán hàng là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của công ty. Năm 2015 chi phí bán hàng giảm mạnh 207.693.987 đồng (giảm 84,74%) so với năm 2014 do thời gian này ít có đơn hàng đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao và công ty trở về quỹ đạo hoạt động sản xuất bình thường.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.422.574.348 đồng (tăng 84,28%) so với năm 2013 và trong giai đoạn 2014-2015 chi phí doanh nghiệp tăng 846.215.407