Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu thông tin của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 102 - 105)

Trong nền kinh tế thị trường, các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính chịu ảnh hưởng của 2 nhóm đối tượng chính là nội bộ doanh nghiệp (những nhà quản lý của doanh nghiệp theo từng cấp độ), và những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (chủ yếu là các nhà nhà đầu tư và những người cho vay). Phần lớn các báo cáo tài chính hiện nay tại các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, chủ yếu hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính này thường gọi là các báo cáo tài chính theo mục đích chung và không nhằm ý định đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng đòi hỏi những thông tin cụ thể. Lý thuyết đại diện (agency theory) chỉ ra rằng tình trạng thông tin không cân xứng (information asymmetry) giữa nhà quản lý doanh nghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên, theo đó những người sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp sẽ yêu cầu một tỷ lệ sinh lời cao hơn để bù đắp cho rủi ro. Hệ quả là doanh nghiệp bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Để hạn chế ảnh hưởng này, BCTC của doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin phù hợp để những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hơn giá trị doanh nghiệp. Nói một cách khác, nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu thông tin của doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất: sử dụng hệ thống định giá phù hợp để đảm bảo hai đặc tính chất lượng quan trọng của thông tin trên BTCT là tính thích hợp và tính đáng tin cậy. Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, mặc dù đã đạt được

một số thành tựu kinh tế nhưng nhìn chung các thị trường hàng hóa vẫn chưa phát triển và còn nhiều hạn chế. Do đó, khi áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán, chúng ta không nên sử dụng giá trị hợp lý là một cơ sở định giá duy nhất cho mọi tài sản và nợ phải trả mà nên duy trì mô hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau. Giá trị hợp lý được khuyến khích áp dụng trong những điều kiện tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản hoặc nợ phải trả hoàn toàn giống về bản chất hoặc tương tự có thể so sánh. Đó là những trường hợp mà giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy, đảm bảo được sự cân bằng hợp lý giữa yêu cầu đáng tin cậy và thích hợp của thông tin tài chính. Cụ thể như sau:

• Các tài sản và nợ phải trả có thị trường giao dịch phản ánh theo giá trị hợp lý. • Các tài sản và nợ phải trả không có thị trường giao dịch nhưng có thể tái sản xuất phán ánh theo giá thay thế (giá hiện hành).

• Các tài sản và nợ phải trả không thuộc 2 nhóm trên sẽ sử dụng giá gốc.

Thứ hai: nâng cao chất lượng việc trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính.

a. Đối với nội dung thông tin định kỳ về BCTC

+ Quy định BCTC công bố của công ty niêm yết trình bày số liệu của 3 năm gần nhất (thay vì chỉ có 2 năm như hiện nay). Điều này vừa giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Tách doanh thu và chi phí tài chính ra khỏi nội dung của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đồng thời bổ sung chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ “thuần” cũng cần phải được xem xét lại, theo hướng cắt bỏ đi, vì nó rất dễ gây nhầm lẫn là đã trừ thuế thu nhập.

+ Điều chỉnh hướng dẫn để tính đúng chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS). Theo đó, lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Ngoài ra cũng cần xem xét việc yêu cầu trình bày

chỉ tiêu EPS pha loãng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hoặc thuyết minh BCTC). Điều này vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thông tin để dự đoán EPS trong tương lai trong trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi, vừa phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

+ Quy định việc trình bày bắt buộc một số thông tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Cụ thể: Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh BCTC và việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; công bố các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC. Những thông tin này là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như dự đoán EPS của công ty.

+ Quy định công bố một số nội dung trên báo cáo thường niên như: Các số liệu tài chính quan trọng phải được trình bày trong ít nhất là 4 năm (hiện nay hầu hết các công ty niêm yết chỉ trình bày 2 hoặc nhiều nhất là 3 năm; Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm). Công bố về quản trị rủi ro trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết cũng cần được xem là nội dung bắt buộc.

b.Đối với việc công bố thông tin

+ Khuyến khích tiến tới quy định công bố BCTC bằng tiếng Anh.

+ Việc công bố các thông tin bất thường phải được hiểu và thực thi thống nhất.

+ Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm về công bố thông tin định kỳ về BCTC.

+ Đối với tài sản và nợ phải trả đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ báo cáo, đơn vị báo cáo cần công bố thông tin sau đây:

. Đo lường giá hợp lý vào ngày báo cáo.

. Mức độ trong cấp bậc giá trị hợp lý mà đơn vị sử dụng để phân khúc đo lường giá trị hợp lý thành giá niêm yết trên thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả đồng

nhất (cấp độ 1); mức quan trọng của dữ liệu đầu vào có thể quan sát được (cấp độ 2) và tầm quan trọng của dữ liệu đầu vào không quan sát được (cấp độ 3).

. Đối với đo lường giá trị hợp lý mà sử dụng đáng kể dữ liệu đầu vào không quan sát được (cấp độ 3), một bảng đối chiếu từ đầu kỳ đến cuối kỳ báo cáo những thay đổi được trình bày một cách riêng biệt trong kỳ và bổ sung sau đây: Tổng lãi/lỗ trong kỳ (có liên quan và không liên quan), phân khúc các khoản lãi/lỗ này thành thu nhập (hay chi phí trên tài sản ròng) và mô tả vị trí lãi/lỗ trong thu nhập (hay chi phí trên tài sản ròng) được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

. Chỉ trong báo cáo năm, các kỹ thuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý và thảo luận sự thay đổi của các kỹ thuật định giá (nếu có) trong suốt kỳ báo cáo.

. Nếu có sự thay đổi trong kỹ thuật định giá (ví dụ như thay đổi từ một phương pháp thị trường sang phương pháp thu nhập hoặc sử dụng một kỹ thuật định giá bổ sung), đơn vị báo cáo phải công bố sự thay đổi và lý do của sự thay đổi đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)