LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 67 - 73)

HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam giá trị hợp lý được đề cập đầu tiên trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, được sử dụng để ghi nhận ban đầu cho các trao đổi phi tiền tệ và ghi nhận doanh thu. Kể từ đó cho đến nay, giá trị hợp lý tiếp tục được phát triển thể hiện trong các thông tư hướng dẫn chuẩn mực (thông tư 89/2002/TT-BTC, thông tư 105/2003/TT-BTC, thông tư 23/2005/TT- BTC, thông tư 210/2009/TT-BTC) và các quyết định ban hành chuẩn mực vào các năm tiếp theo (quyết định 165/2002/QĐ-BTC, quyết định 234/2003/QĐ-BTC, quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005) cũng đã mở rộng phạm vi sử dụng giá trị hợp lý cho các khoản mục khác: thuê tài sản, ngoại tệ, hợp nhất kinh doanh. Ngoài ra thông tư 200/2014/TT-BTC cũng đã đề cập đến giá trị hợp lý tại một số khoản như chứng khoán kinh doanh, thanh toán bằng hàng, mua hàng nhận thêm phụ tùng, hàng hóa thay thế, phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, trao đổi tài sản, v.v…

Bảng 3.1: Định nghĩa giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Quyết định Chuẩn mực Nội dung

149/2001/ QĐ-BTC

VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. 149/2001/ QĐ-BTC VAS 04 “Tài sản cố định vô hình”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

149/2001/ QĐ-BTC

VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

165/2002/ QĐ-BTC

VAS 06 “Thuê tài sản”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

165/2002/ QĐ-BTC

VAS 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

100/2005/ QĐ-BTC

VAS 11

”Hợp nhất kinh doanh”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết và sẵn sàng trong sự trao đổi ngang giá.

210/2009/ TT-BTC

IAS 32 ”Trình bày công cụ tài chính” và IFRS 07 ”Thuyết minh công cụ tài chính”

Giá trị hợp lý: Là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá.

Qua bảng trên, ta thấy khái niệm về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán là khác nhau, không thống nhất, nhìn chung các định nghĩa đều không đầy đủ, rõ ràng, chưa giải thích được các thuật ngữ sử dụng, như vậy sẽ rất khó cho người sử dụng áp dụng khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá trị hợp lý.

So với định nghĩa của IFRS 13 thì định nghĩa về giá trị hợp lý trình bày trong VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh” và thông tư số 210/2009/TT-BTC là tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn chưa giải thích được các thuật ngữ “tự nguyện”, “các bên có đầy đủ hiểu biết”. Hiện nay, Bộ Tài chính chưa ban hành chuẩn mực kế toán cũng như thông tư liên quan đến giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý chỉ được đề cập rải rác trong một số chuẩn mực để ghi nhận nghiệp vụ phát sinh ban đầu trong các trường hợp không thể xác định giá gốc.

Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế toán theo giá gốc. Cụ thể, trong luật kế toán Việt Nam 2003, tại điều 7 của nguyên tắc kế toán trình bày: “giá trị của tài sản được tính theo giá gốc”; trong VAS 01 “Chuẩn mực chung”, tài sản được ghi nhận theo giá gốc, trong trường hợp không xác định được giá gốc thì giá trị hợp lý mới được sử dụng để ghi nhận tài sản.

Bảng 3.2: Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam [1]

Chuẩn mực Đối tượng Nội dung

VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình” TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp

khác. lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. VAS 04 “Tài sản cố định vô hình” TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn.

TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập.

Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp). Giá trị hợp lý có thể là: - Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;

- Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự.

TSCĐ vô hình được nhà nước cấp, hoặc được biếu, tặng

Nguyên giá TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

TSCĐ vô hình mua dưới hình

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự

thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự

hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Doanh thu Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

VAS 01 “Chuẩn mực chung”

Tài sản Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

VAS 06 “Thuê tài sản”

Tài sản thuê tài chính

Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

VAS 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”

Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ mà được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý

Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

VAS 05 “Bất động sản đầu tư”

Bất động sản đầu tư

Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản đưa ra để trao đổi nhằm có được bất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành bất động sản đầu tư đó.

Vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán, khi trình bày báo cáo tài chính phải trình bày giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư. Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư thì doanh nghiệp phải thuyết minh:

- Danh mục bất động sản đầu tư;

- Lý do không xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư. VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh” Giá phí hợp nhất kinh doanh

Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.

IAS 32 và IFRS 07

Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính

Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)