Tổng hợp kết quả và nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 80 - 85)

Kết quả nghiên cứu từ bảng khảo sát được phân tích dưới dạng thống kê mô tả gồm 3 bảng chính: bảng 3.3 mô tả nhận thức về lợi ích, bảng 3.4 mô tả nhận thức về khuyết điểm và bảng 3.5 mô tả nhận thức về các thách thức của việc áp dụng GTHL vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM.

Kết quả tại bảng 3.3 chỉ ra rằng độ tin cậy với giá trị mean là 4, 38; tính có thể so sánh được giá trị mean là 4, 22 và khả năng huy động vốn giá trị mean là 4, 16 chính là ba lợi ích mà các doanh nghiệp tại Tp.HCM sẽ cho rằng sẽ nhận được nhiều nhất khi vận dụng GTHL vào công tác kế toán của mình.

Kết quả tại bảng 3.4 chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp tại Tp.HCM thì chi phí chuyển đổi (giá trị mean = 4.97) và thiếu các hướng dẫn chi tiết (giá trị mean = 4.97) chính là hạn chế lớn nhất của việc áp dụng GTHL vào công tác kế toán của mình. Tiếp đó

là các yếu tố như tính phức tạp, tính chủ quan của doanh nghiệp khi đặt ra các giả định dùng trong GTHL và thời gian để có thể áp dụng từ lý thuyết vào thực tiễn là những khó khăn lớn tiếp theo.

Bảng 3.5 chỉ ra rằng đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán và quản lý (với giá trị mean = 5) để có thể đáp ứng được áp dụng GTHL vào công tác kế toán là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp tại Tp.HCM cho rằng họ sẽ gặp phải. Tiếp đó việc thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn cho lần đầu áp dụng GTHL ( giá trị mean = 4,79 ) và sự khó khăn trong công tác xử lý công việc kế toán (giá trị mean = 4,61) là những thách thức tiếp theo mà doanh nghiệp tại Tp.HCM cho rằng họ sẽ gặp phải.

Bảng 3.3: Nhận thức về lợi ích của việc áp dụng GTHL vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM

Tiêu chí N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Tăng độ tin cậy của thông tin 140 3 5 4.38 .754

Tăng tính liên quan của thông tin 140 2 5 3.46 .947

Tăng tínhh dễ hiểu của thông tin 140 1 4 2.79 .684

Tăng tính có thể so sánh được của

thông tin 140 4 5 4.22 .417

Tính minh bạch của thông tin 140 2 5 2.75 .690

Tăng danh tiếng cho công ty 140 2 5 3.42 .601

Tăng khả năng tiếp cận thị trường

thế giới 140 2 5 3.31 .669

Khả năng huy động vốn 140 2 5 4.16 .752

Giảm chi phí phân tích thông tin 140 1 3 2.33 .704

Bảng 3.4: Nhận thức về các khó khăn khi áp dụng GTHL vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM

Tiêu chí N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Tính phức tạp 140 4 5 4.93 .258

Tính chủ quan của doanh nghiệp khi đặt ra các giả định dùng trong GTHL

140 3 5 4.09 .662

Thời gian để có thể áp dụng từ lý

thuyết vào thực tiễn 140 3 5 4.01 .729

Tính khó hiểu 140 3 5 3.94 .121

Tính cần thiết 140 1 3 1.99 .600

Thiếu các hướng dẫn chi tiết 140 4 5 4.97 .167

Việc áp dụng GTHL chưa cần thiết do Việt Nam chưa hòa nhập nhiều vào thị trường quốc tế

140 1 2 1.50 .502

Xảy ra các rủi ro ngoài dự kiến 140 2 4 2.89 .333

Lợi ích của quốc gia bị ảnh

hưởng 140 1 2 1.05 .219

Chi phí chuyển đổi lớn 140 4 5 4.97 .167

Bảng 3.5: Nhận thức về các thách thức mà các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM sẽ gặp phải khi áp dụng GTHL vào công tác kế toán

Tiêu chí N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Xử lý hệ thống thông tin trong kế

toán 140 3 5 4.11 .444

Xử lý các công việc trong kế toán 140 3 5 4.61 .519

Xử lý các công việc trong kiểm toán 140 3 4 3.19 .396

Khả năng nhận biết nhận thức của công chúng trong việc chuyển đổi từ giá gốc sang GTHL

140 2 5 3.07 .716

Khối lượng công việc nhiều hơn 140 3 5 4.18 .660

Việc đào tạo đội ngũ nhân viên kế

toán và các nhà quản lý 140 5 5 5.00 .000

Việc thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn 140 4 5 4.79 .412

Khó khăn trong dịch thuật 140 3 4 3.34 .476

Sự thiếu hụt tài liệu 140 3 5 3.75 .690

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã lược sử khái quát các quy định về giá trị hợp lý được quy định trong các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày các phương pháp đo lường định giá đang được sử dụng trong kế toán Việt Nam. Cũng theo nghiên cứu của tác giả, các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM nhận thức rằng lợi ích chính của việc áp dụng GTHL theo IFRS13 vào công tác kế toán sẽ làm gia tăng độ tin cậy và tính có thể so sánh được của thông tin trên báo cáo tài chính cũng như là khả năng huy động vốn của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nhận thức được rằng chi phí chuyển đổi, thiếu các hướng dẫn chi tiết, tính phức tạp, tính chủ quan của doanh nghiệp khi đặt ra các giả định dùng trong GTHL và thời gian để có thể áp dụng từ lý thuyết vào thực tiễn chính là những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM sẽ gặp phải khi áp dụng GTHL theo IFRS13 vào công tác kế toán. Nghiên cứu cũng tìm ra thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM gặp phải khi áp dụng GTHL theo IFRS13 vào công tác kế toán chính là việc đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán và các nhà quản lý để có thể đáp ứng với sự thay đổi.

CHƯƠNG 4:

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ THEO IFRS13 VÀO CÔNG TÁC KẾ

TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)