Khái niệm và một số các thuật ngữ được sử dụng trong giá trị hợp lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 47 - 49)

IFRS 13 đã đưa ra định nghĩa về giá trị hợp lý như sau :

“Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường.”

Một số các thuật ngữ và giả định được sử dụng trong khái niệm về giá tri hợp lý trong IFRS13 được hiểu như sau:

1. Tài sản hay công nợ: Việc xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho tài sản hoặc công nợ cụ thể. Nghĩa là, khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp nên xét đến các đặc tính của tài sản hoặc công nợ nếu các bên tham gia thị trường có cân nhắc đến những đặc điểm này khi định giá tài sản hay công nợ tại thời điểm định giá. Những đặc tính này bao gồm:

a. Điều kiện hiện tại và vị trí của tài sản; và

b. Hạn chế, nếu có, đối với việc mua bán hay sử dụng tài sản đó.

Ảnh hưởng của những đặc tính của tài sản đến việc xác định giá trị hợp lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách thức mà các bên tham gia thị trường xem xét các đặc tính đó khi xác định giá tài sản.

Tài sản hay công nợ được xác định giá trị hợp lý có thể thuộc một trong những dạng sau:

(a) Tài sản hay công nợ độc lập (ví dụ: Công cụ tài chính hoặc tài sản phi tài chính); hoặc

Cho mục đích ghi nhận và thuyết minh trên báo cáo tài chính, việc tài sản hay công nợ là một tài sản hay công nợ độc lập, một nhóm tài sản hay công nợ hoặc một nhóm tài sản và công nợ đều phụ thuộc vào đơn vị khoản mục của chúng

2. Những người tham gia thị trường: [theo IFRS 13 đoạn 22A]: bao gồm người mua và người bán trong thị trường chính (hoặc thị trường thuận lợi nhất), cần đáp ứng đủ yêu cầu sau:

+ Không có mối quan hệ với nhau

+ Có đầy đủ sự hiểu biết: những người tham gia giao dịch phải có trình độ chung của sự hiểu biết về những nhân tố, những đặc điểm của tài sản và nợ phải trả đang giao dịch, có sự hiểu biết về giao dịch.

+ Có thể để tham gia vào giao dịch cho tài sản hay trách nhiệm pháp lý

+ Sẵn sàng tham gia giao dịch một cách tự nguyện: Có khả năng tài chính và khả năng pháp luật để thực hiện giao dịch, tự nguyện tham gia giao dịch, không có sự ép buộc.

Theo tài liệu hướng dẫn GTHL do KPMG phát hành năm 2012 trang 34 thì giả định cơ bản nằm trong thuật ngữ chính là những người tham gia thị trường sẽ hành động dựa trên nguyên tắc “ mang lại lợi ích cho họ nhiều nhất ” khi định giá các tài sản và các khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, do những người tham gia thị trường bao gồm nhiều thành phần khác nhau, do đó việc xác định giá trị hợp lý cho các tài sản và các khoản nợ phải trả theo giả định “ mang lại lợi ích nhiều nhất ” có thể sẽ khác nhau khi tính cho từng đối tượng.

3. Giá được sử dụng trong việc tính giá trị hợp lý: Theo định nghĩa về GTHL trong IFRS 13, giá được sử dụng là giá đầu ra, không phải giá đầu vào. Theo tài liệu hướng dẫn về GTHL do KPMG phát hành năm 2012 trang 15 chỉ ra rằng giá đầu ra được áp dụng ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp không có ý định bán hoặc thanh toán một khoản nợ tại ngày đo lường. Cụ thể giá đầu ra không được điều chỉnh bởi các chi phí giao dịch (ví dụ: các chi phí giao dịch phát sinh để có được tài sản không được cộng vào để tính giá

trị hợp lý và các chi phí giao dịch phát sinh để bán được tài sản không được trừ ra khỏi giá được dùng để tính giá trị hợp lý). Lý giải cho điều này, tài liệu do KPMG tại trang 52 chỉ ra rằng chi phí giao dịch không phải là đặc tính của tài sản mà là đặc tính của nghiệp vụ. Ngoài ra, IFRS13 đoạn 26A còn nhấn mạnh rằng chi phí giao dịch không bao gồm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, nếu địa điểm được xem là đặc tính của tài sản thì lúc đó giá được dùng để tính giá trị hợp lý phải được điều chỉnh theo khoản chi phí này.

4. Thị trường được sử dụng trong việc tính giá trị hợp lý: Giá trị hợp lý theo Phụ Lục A trong IFRS 13 giả định rằng các nghiệp vụ bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ phải được thực hiện ở hoặc là thị trường chính hoặc là nếu không có thị trường chính thì sử dụng thị trường có nhiều thuận lợi nhất.

+ Thị trường chính (principle market): là thị trường mà hàng hóa và mức độ hoạt động của doanh nghiệp đạt đến mức cao nhất.

+ Thị trường có nhiều thuận lợi nhất (most advantagerous market): là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp có thể tối đa hóa số tiền nhận được khi bán một tài sản và tối thiểu hóa số tiền phải trả về các khoản nợ, sau khi xem về các chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển.

5. Giao dịch được sử dụng trong việc tính giá trị hợp lý (orderly transactions): là giao dịch xảy ra trên thị trường trước một khoảng thời gian của ngày đo lường trong đó các hoạt động marketing diễn ra một cách bình thường cho các nghiệp vụ liên quan đến tài sản và nợ phải trả. Đó không phải là các nghiệp vụ chịu áp lực thanh khoản hoặc phải bán tài sản theo hình thức tịch biên tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)