tế/chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Bảng 2.1: Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế [10]
Chuẩn mực quốc tế Khái quát các quy định về sử dụng giá trị hợp lý
bằng cổ phiếu (IFRS 2)
trên cơ sở giá trị hợp lý.
- Nếu hàng hóa, dịch vụ nhận được từ giao dịch trao đổi cho công cụ vốn thì ghi nhận theo giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ. - Trường hợp không thể xác định giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ thì ghi nhận theo giá trị hợp lý của công cụ vốn được phát hành.
Hợp nhất kinh doanh (IFRS 3)
- Giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định trên cơ sở giá trị hợp lý của các tài sản dùng để trao đổi.
- Tài sản, nợ phải trả của công ty con hợp nhất được đánh giá theo giá trị hợp lý tại thời điểm hợp nhất.
- Trên cơ sở giá phí hợp nhất kinh doanh và phân bổ giá phí để xác định và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có)
Tài sản cố định nắm giữ để bán và các hoạt động bị ngừng
(IFRS 5)
Tài sản cố định hoặc tổ hợp tài sản chờ thanh lý đơn vị nắm giữ để bán được phản ánh theo giá thấp hơn giữa:
- Giá trị ghi sổ
- Giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính
Nhà xưởng, máy móc thiết bị
(IAS 16)
- Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá tài sản khi ghi nhận ban đầu trong trường hợp tài sản hình thành không qua giao dịch mua hoặc không do đơn vị sản xuất ra (Giá trị hợp lý là giá gốc trong các trường hợp này).
- Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá sau ghi nhận ban đầu của phương pháp đánh giá lại. Theo đó, nhà xưởng, máy móc thiết bị được xác định bằng giá trị hợp lý trừ khấu hao và các khoản giảm giá.
được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu hoặc một phần ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Thuê tài sản (IAS 17)
- Nguyên giá của tài sản thuê được ghi nhận ban đầu là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
Doanh thu (IAS 18)
- Doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu và sẽ thu được.
Tổn thất (giảm giá) tài sản (IAS 36)
- Giá trị hợp lý của tài sản được sử dụng là một căn cứ xác định giá trị có thể thu hồi. Theo đó, giá trị có thể thu hồi của tài sản là giá cao hơn giữa:
- Giá trị hợp lý của tài sản
- Giá trị thu được từ sử dụng tài sản (Value in use)
Tài sản vô hình (IAS 38)
- Giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu tài sản vô hình (Giá trị hợp lý là giá gốc khi ghi nhận ban đầu) trong các trường hợp tài sản vô hình hình thành không qua giao dịch mua, hoặc không hình thành từ nội bộ.
- Trong trường hợp tài sản vô hình có giá niêm yết trên thị trường hoạt động (Điều kiện này ít khi xảy ra), tài sản vô hình được ghi nhận theo mô hình đánh giá lại. Theo đó, giá trị đánh giá lại được xác định bằng giá trị hợp lý của tài sản trừ khấu hao và khoản giảm giá.
Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường (IAS 39)
- Ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý tại thời điểm đầu tư hoặc phát hành công cụ tài chính.
theo từng loại công cụ cụ thể. Tài sản tài chính được chia thành 4 loại:
(1). Nợ phải thu và cho vay
(2). Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
(3). Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo kết quả kinh doanh.
(4) Tài sản tài chính sẵn sàng để bán
Trong đó, tài sản tài chính thuộc nhóm (3) được ghi nhận theo giá trị hợp lý, sự thay đổi về giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. Tài sản tài chính thuộc nhóm (4) được ghi nhận theo giá trị hợp lý với sự biến động giá trị hợp lý được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu…
Bất động sản đầu tư (IAS 40)
Ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình giá gốc. Theo mô hình giá trị hợp lý, bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, sự biến động giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi, lỗ.
Nông nghiệp (IAS 41)
- Tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý.
- Sau ghi nhận ban đầu, tài sản sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí ước tính để bán khi thu hoạch. Giá trị hợp lý thay đổi được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi lỗ.