Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 41)

(1) ThS Ngô Thị Thùy Trang (2012), “Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại Học Kinh tế Tp.HCM [9]. Tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về vấn đề định giá và cũng như những vấn đề cơ bản chung về giá trị hợp lý như quá trình hình thành và phát triển, phân chia cấp bậc, các phương pháp định giá và vai trò của giá trị hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng đã khái quát được kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán Mỹ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong đề tài, tác giả đã nêu ra được các phương pháp định giá thực tế đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập (bao gồm phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu), phương pháp thặng dư, phương pháp lợi nhuận. Tác giả đã tiến hành khảo sát các công ty thẩm định giá về phương pháp họ sử dụng khi thẩm định các khoản mục tài sản (bao gồm: bất động sản: nhà cửa, nhà xưởng, đất đai,… và tài sản bao gồm hàng tồn kho, công cụ - dụng cụ, máy móc, thiết bị,…, tuy nhiên không bao gồm các tài sản cố định vô hình). Trong phần giải pháp và kiến nghị, tác giả cho rằng nên có các biện pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp lý về thẩm định giá và ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan đến giá trị hợp lý, xây dựng lộ trình trình bổ sung điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung, nâng cao vai trò của nhà trường và các tổ chức nghề nghiệp.

(2) ThS Trần Thị Phương Thanh (2012), “Các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [14]. Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về đo lường giá trị hợp lý bao gồm đối tượng, mục đích, các lý thuyết về đo lường, khái niệm về đo lường, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đo lường, lịch sử hình thành, phạm vi áp dụng, các phương pháp ghi nhận giá trị hợp lý, việc trình bày và công bố giá tri hợp lý. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các tranh luận xoay quanh đề tài về giá trị hợp lý, kinh nghiệm áp dụng giá tri hợp lý tại Trung quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát việc ghi nhận giá trị hợp lý tại các doanh

nghiệp Việt Nam đối với ghi nhận ban đầu và ghi nhận sau ban đầu của một số các khoản mục như tài sản cố định mua trả góp, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản nhận biếu tặng hoặc góp vốn, doanh thu bán trả góp, công cụ tài chính và các chứng khoán đầu tư cũng như khảo sát về phương pháp xác định giá trị hợp lý. Từ đó tác giả phân tích 3 nguyên nhân giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam: do đặc thù Việt Nam, do đặc thù của việc ban hành các chuẩn mực kế toán và về phía người hành nghề kế toán. Dựa trên các nguyên nhân đã phân tích, tác giả đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản chính bao gồm nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá tri hợp lý, điều chỉnh luật kế toán và chuẩn mực chung, ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá.

(3) ThS Huỳnh Thị Xuân Thùy (2013), “Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các Công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [2]. Tác giả đã khái quát các lý thuyết về các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp lý bao gồm khái niệm, các thang đo được sử dụng (thang đo danh nghĩa, thứ tự, khoảng cách, tỷ số), các cơ sở đo lường (giá đầu vào, đầu ra), các mô hình đo lường trong kế toán (giá gốc, mức giá chung, giá hiện hành, giá đầu ra) và các lý luận cơ bản về giá trị hợp lý theo IFRS13. Ngoài ra tác giả còn đề cập lý thuyết về việc đo lường các khoản đầu tư vào chứng khoán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Tác giả dựa vào báo cáo tài chính của một số các công ty cổ phần niêm yết trên HOSE để đo lường việc ghi nhận ban đầu đối với các khoản đầu tư tài chính và việc đo lường sau khi ghi nhận ban đầu. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị về đo lường đối với các khoản đầu tư tài chính khi ghi nhận ban đầu và sau khi ghi nhận ban đầu.

(4) ThS Lê Thị Mộng Loan (2013), “Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [4]. Tác giả đã khái quát các vấn đề cơ bản về các mô hình định giá (theo giá gốc, theo mức giá chung, giá hiện hành, giá đầu ra) và cơ sở lý luận về giá trị hợp lý như đối tượng định giá, thị trường giao dịch, các bên

tham gia thị trường, dữ liệu đầu vào, các phương pháp định giá. Đồng thời tác giả còn nêu ra lý thuyết về thông tin bất cân xứng và kinh nghiệm áp dụng giá trị hợp lý của Mỹ và Malaysia nhằm làm nền tảng cho bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả cũng đã khảo sát độ tin cậy và tính thích hợp của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính theo mô hình của McCaslin &Stanga (1983) theo 11 khoản mục: lợi nhuận, doanh thu, giá vốn hàng bán (theo phương pháp FIFO), chi phí khấu hao (theo phương pháp đường thẳng/phương pháp tổng sản lượng, hàng tồn kho (theo phương pháp FIFO/LIFO), bất động sản đầu tư – nhà xưởng – máy móc, tài sản thuần cuối năm, thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Từ kết quả cuộc khảo sát, tác giả đề ra một số kiến nghị như sửa đổi Luật kế toán, giáo dục về nhận thức, giải thích rõ các thuật ngữ liên quan đến giá trị hợp lý, công bố thông tin về giá trị hợp lý, bổ sung giá trị hợp lý vào chuẩn mực chung, điều chỉnh các chuẩn mực hiện hành, ban hành chuẩn mực về công cụ tài chính, hoàn thiện chuẩn mực về bất động sản đầu tư, ban hành chuẩn mực kế toán đo lường giá trị hợp lý.

(5) ThS Lê Thị Kim Dương (2013), “Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [3]. Tác giả đã khái quát một số vấn đề về giá trị hợp lý như lịch sử, quan điểm, phạm vi, cách xác định cũng như sự hữu ích của giá trị hợp lý trong việc cung cấp thông tin qua báo cáo tài chính. Tác giả đã khảo sát việc lập và trình bày báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam đứng trên vai trò đơn vị lập báo cáo tài chính, đơn vị sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính và đơn vị làm công tác nghiên cứu, giảng dạy. Từ kết quả cuộc khảo sát, tác giả đã đánh giá về các ưu điểm và hạn chế trong việc cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay và cũng đã phân tích các nguyên nhân của những hạn chế trên. Tác giả cũng cho rằng phải có lộ trình áp dụng giá trị hợp lý cho các khoản mục và trong giai đoạn hiện nay chỉ nên áp dụng cho các công ty cổ phần có nhu cầu hoặc cần niêm yết. Tác giả cũng đề nghị một số các đối tượng kế toán cần sử dụng giá trị hợp lý để định giá và trình bày trên báo cáo tài chính như đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư và phải điều chỉnh một số các khái niệm giá gốc thành giá trị hợp lý trong VAS01, VAS05, VAS18. Một số các giải

pháp mà tác giả nêu ra bao gồm kết hợp giá trị hợp lý và giá gốc, từng bước tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 40 và IFRS9 và hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

(6) ThS Nguyễn Thanh Tùng (2014), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [9]. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã tập hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó xác định lỗ hổng nghiên cứu còn thiếu là “các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Từ đó, bằng các phương pháp định lượng thông qua phần mềm SPSS, tác giả đã đề ra các nhân tố bao gồm môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa xã hội, vai trò của các tổ chức – hội nghề nghiệp kế toán và mức độ đánh giá chung của doanh nghiệp.

2.4 NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN

NGHIÊN CỨU

2.4.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước

Sau khi thực hiện phần tổng quan nghiên cứu của các nghiên cứu trong và ngoài nước đối với đề tài có liên quan, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:

a. Đối với các công trình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu tại nước ngoài đã phân tích khá kỹ các quan điểm về giá trị hợp lý bao gồm cả các quan điểm ủng hộ và các quan điểm không ủng hộ. Đồng thời, các tác giả nước ngoài cũng chú trọng vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng GTHL lên báo cáo tài chính trên các khía cạnh tính thích hợp và độ tin cậy, tính xác thực và việc trình bày trên báo cáo tài chính, thậm chí cả các ảnh hưởng của việc sử dụng GTHL đến các cuộc khủng hoảng tài chính, ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng thời các tác giả nước ngoài cũng phân tích các nhân tố tác động đến sự đa dạng kế toán của một quốc gia, từ đó làm nền tảng cho sự phân tích các nhân tố tác động đến việc vận

dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các quốc gia. Và cuối cùng các tác giả nước ngoài đã đo lường các ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam.

b. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước

Các tác giả trong nước đã làm rõ những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý theo IFRS13 trên các khía cạnh về quá trình hình thành và phát triển, sự phân chia cấp bậc, các phương pháp định giá và vai trò của giá trị hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các tác giả cũng đã khái quát được kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý tại các nước như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia. Các tác giả trong nước cũng đã khảo sát được độ tin cậy và tính thích hợp của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính và đã phân tích cũng như đưa ra giải pháp cho việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính sao cho trung thực và hợp lý dựa trên nguyên tắc trình bày thông tin về GTHL theo IFRS13.

2.4.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

Với tổng thể những nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, tác giả nhận thấy một số vấn đề còn chưa được các tác giả trong và ngoài nước đề cập:

+ Các tác giả nước ngoài đã đưa ra được các nhân tố đo lường ưu và nhược điểm khi áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam, tuy nhiên đối với một chuẩn mực báo cáo tài chính cụ thể là IFRS13 thì lại chưa có nghiên cứu nào về nhận thức của các nhà đầu tư, các chuyên gia trên lĩnh vực kế toán – kiểm toán, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về tác động của việc hội nhập vào chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về GTHL

Vấn đề nghiên cứu: Nhận thức của công chúng (nhà đầu tư, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu,…) về ưu điểm và nhược điểm trong việc vận dụng GTHL IFRS13 vào các doanh nghiệp tại Tp.HCM.

+ Các tác giả nước ngoài đã phân tích và đưa ra mô hình các nhân tố tác động đến sự đa dạng kế toán giữa các quốc gia, từ đó làm nền tảng để phân tích tác động đến nhân tố tác động đến việc áp dụng GTHL, tuy nhiên các nhân tố trên được phân tích tại các nước

phát triển, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại Việt Nam. Các tác giả trong nước đã đề ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên các nhân tố được đề ra còn mang nhiều tính chất chủ quan, chưa dựa vào các mô hình của các nghiên cứu trước đó trên thế giới, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến độ tin cậy của các nhân tố được lựa chọn.

Vấn đề nghiên cứu: Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại VN dựa trên mô hình các yếu tố do Branson và các đồng nghiệp đề ra.

2.5 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ IFRS 13 2.5.1. Mục tiêu IFRS 13

Để giảm độ phức tạp và cải thiện tính thống nhất trong ứng dụng đo lường giá trị hợp lý quốc tế, tạo ra một bộ nguyên tắc duy nhất các yêu cầu cho việc đo lường giá trị hợp lý.

Làm rõ các định nghĩa trong giá trị hợp lý.

Để cải thiện tính minh bạch tăng cường việc công bố thông tin về công tác đo lường giá trị hợp lý. IFRS 13 sẽ giúp tăng tính minh bạch khi các doanh nghiệp sử dụng các mô hình để đo lường giá trị hợp lý, đặc biệt là khi người dùng cần thêm thông tin về đo lường không chắc chắn, chẳng hạn như khi thị trường (cho một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả) đã trở nên ít hoạt động hơn.

Tăng sự hội tụ giữa IFRS và US GAAP

2.5.2. Nội dung chính trong IFRS 13

Xác định giá trị hợp lý.

Đặt ra một khuôn khổ duy nhất để đo lường giá trị hợp lý.

IFRS 13 được áp dụng khi IFRS khác có yêu cầu hoặc cho phép đo lường hay có yêu cầu trình bày thông tin về đo lường giá trị hợp lý.

2.6 NỘI DUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ THEO IFRS 13

2.6.1 Khái niệm và một số các thuật ngữ được sử dụng trong giá trị hợp lý:

IFRS 13 đã đưa ra định nghĩa về giá trị hợp lý như sau :

“Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường.”

Một số các thuật ngữ và giả định được sử dụng trong khái niệm về giá tri hợp lý trong IFRS13 được hiểu như sau:

1. Tài sản hay công nợ: Việc xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho tài sản hoặc công nợ cụ thể. Nghĩa là, khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp nên xét đến các đặc tính của tài sản hoặc công nợ nếu các bên tham gia thị trường có cân nhắc đến những đặc điểm này khi định giá tài sản hay công nợ tại thời điểm định giá. Những đặc tính này bao gồm:

a. Điều kiện hiện tại và vị trí của tài sản; và

b. Hạn chế, nếu có, đối với việc mua bán hay sử dụng tài sản đó.

Ảnh hưởng của những đặc tính của tài sản đến việc xác định giá trị hợp lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách thức mà các bên tham gia thị trường xem xét các đặc tính đó khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp tp HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)