Kinh nghiệm về phát triển thị trường thẻ của một số Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển thị trường thẻ của một số Ngân hàng thương

SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển thị trường thẻ của một số Ngân hàng thương mại thương mại

1.3.1.1 Vietcombank(Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam)

Ngày 2/4/2002, Ngân hàng Ngoại Thương VN đã kí kết hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ với Diners Club International. Với việc kí kết này, Ngân hàng Ngoại thương VN đã trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam thực hiện thanh toán đối với tất cả 5 loại thẻ thông dụng nhất trên thế giới, đó là Visa, MasterCard, Amex, JCB và Diners Club .

Ngày 15/5/2002, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đưa sản phẩm thẻ Connect 24 vào sử dụng dựa trên nền tảng của hệ thống dịch vụ ngân hàng trực

tuyến VCB - Online. Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, Connect24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, thanh toán trên internet, các dịch vụ tài chính khác…

Đến tháng 4/2006, Vietcombank phát hành thẻ MTV-Master Debit với ưu thế kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng mở tại Vietcombank. Sau này, thẻ MTV-Master Debit được đổi tên lại thành thẻ Master Phong Cách.

Nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm liên kết, thẻ đa năng. Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi Nợ, cũng vừa là thẻ tín dụng, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn ngân hàng tiết kiệm được chi phí phát hành thẻ. Đây thực sự là một bước đột phá mới trong công nghệ thanh toán. Hiện nay, nước ta đã có ngân hàng Đông Á (EAB), Saigonbank phát hành thẻ này. Ngày 12.4.2005, Vietcombank cùng với Vietnam Airlines và American Express (Amex) chính thức khai trương thẻ tín dụng Bông Sen Vàng – Vietcombank Vietnam Airlines American Express. Đây là sản phẩm thẻ liên kết đầu tiên giữa một ngân hàng hàng đầu với một hãng hàng không lớn nhất tại Việt Nam và được chấp nhận tại mạng lưới thanh toán trên toàn cầu của Amex.

Khi triển khai hoạt động thanh toán thẻ, Vietcombank đa dạng hoá được hoạt động kinh doanh của mình, nhờ đó ngân hàng nâng cao được uy tín của mình trong lòng khách hàng. Qua việc phát hành và thanh toán thẻ, VCB đã gia nhập những tổ chức thẻ lớn trên thế giới như VISA, MASTER CARD tạo điều kiện cho ngân hàng đặt quan hệ kinh doanh với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Hiện nay, Vietcombank tự hào là ngân hàng duy nhất trên thị trường thanh toán cả 6 thương hiệu thẻ quốc tế hàng đầu thế giới: Visa, MasterCard, Amex, JCB, Dinners Club, CUP. Riêng với thẻ Amex, Vietcombank được độc quyền phát hành trên thị trường Việt Nam. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến cho cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Đồng thời cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai chấp nhận thanh toán thẻ Chíp EMV cho 3 thương hiệu thẻ Visa, MasterCard, JCB. Với tổng số thẻ tín dụng đang lưu hành trên thị trường tính đến cuối năm 2016 đạt hơn 200.000 thẻ. Doanh số thanh toán

thẻ tín dụng năm 2016 qua Vietcombank đạt 889.7 triệu USD, sử dụng thẻ đạt 5,159 tỷ VND. Đối với thẻ ghi nợ nội địa Connect24 cũng đạt tổng số thẻ là hơn 4 triệu thẻ, tốc độ tăng trưởng trung bình gần 53%/năm.

Lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam, Vietcombank triển khai phát hành thẻ Chíp chuẩn EMV quốc tế cho 2 thương hiệu thẻ quốc tế: Visa và MasterCard, do vậy các sản phẩm và dịch vụ thẻ của Vietcombank được đánh giá là sản phẩm dịch vụ thẻ an toàn, bắt kịp những tiến bộ trên thế giới trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thẻ. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương đã triển khai phát hành một loạt các thẻ mới có tính năng khác nhau đáp ứng các nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau. Vietcombank hiện tại đang thanh toán và phát hành 3 loại thẻ tín dụng (Visa, MasterCard, Amex); 1 loại thẻ ghi Nợ nội địa (Vietcombank Connect24); 2 sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế (MasterCard phong cách- Master Debit và Vietcombank Connect24 Visa), và 1 thẻ liên kết (Amex Bông Sen Vàng).

Thẻ ghi nợ quốc tế của Vietcombank với ưu thế kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng mở tại Vietcombank, khách hàng có thể thanh toán không chỉ qua mạng Internet mà còn thanh toán tại hàng chục triệu ĐVCNT và rút tiền tại hàng triệu máy ATM trên toàn cầu có biểu tượng của TCTQT. Đồng thời khách hàng cũng sẽ được giảm giá và hưởng các ưu đãi đặc biệt khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ tại các ĐVCNT của Vietcombank trên toàn quốc.

Đối với thẻ tín dụng Visa, MasterCard, Amex khách hàng có trong tay một chiếc thẻ thanh toán với hạn mức tín dụng cao nhất so với các thương hiệu thẻ quốc tế có mặt trên thị trường. Khách hàng luôn được đón nhận nồng nhiệt tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ, gồm các chuỗi khách sạn, nhà hàng, cửa hàng thời trang, trung tâm mua sắm... cao cấp trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Thẻ còn có thể sử dụng để rút tiền mặt tại mạng lưới hàng triệu máy ATM mang biểu tượng của TCTQT trên toàn cầu. Chủ thẻ Amex còn được hưởng dịch vụ hỗ trợ thông tin toàn cầu về du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh, hỗ trợ khẩn cấp... qua đường dây nóng trợ giúp 24/7 hoặc tại 17.000 văn phòng du lịch của American Express trên khắp thế giới, hay được hưởng quyền lợi thuộc gói bảo hiểm du lịch với mức bảo hiểm cao nhất lên đến 5.000USD.

Amex, thì Amex Bông sen vàng là một công cụ đắc lực cho các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ hàng không, giúp người sở hữu thẻ tích lũy điểm thưởng trong chương trình khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines.

Với chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh và ĐVCNT, tính đến nay, Vietcombank đã phát triển thành công hơn 80 chi nhánh trên khắp cả nước, các máy ATM của Vietcombank cũng được đặt tại tất cả các tỉnh thành phố và với số lượng hơn 10.000 ĐVCNT trên toàn quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc phát hành và thanh toán thẻ.

Với việc đi đầu trong kết nối với hai hệ thống chuyển mạch thẻ lớn nhất trong cả nước: Smartlink và BanknetVn, Vietcombank ngoài việc khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của mình còn có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của các ngân hàng khác, góp phần tiết kiệm các chi phí lắp đặt máy ATM và POS tại các ĐVCNT mà vẫn có thể gia tăng khả năng thanh toán, cung cấp thêm nhiều tiện ích cho chủ thẻ.

Với quy trình phát hành và thanh toán cụ thể, tốc độ xử lý chứng từ thanh toán thẻ của Vietcombank đã đạt được mức tiêu chuẩn quốc tế. Với dịch vụ khách hàng 24/24, Vietcombank đã giải đáp kịp thời những thắc mắc của khách hàng. Với tốc độ trả lời tra soát nhanh trung bình từ 10-15 ngày, xử lý dử liệu tại ĐVCNT một cách nhanh chóng đã đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo nên uy tín vững chắc cho thẻ Vietcombank. Với chất lượng phục vụ tận tình, nhanh chóng, tiện lợi của mình và thông qua các buổi tiếp xúc, giới thiệu về dịch vụ thẻ cho cộng đồng, thẻ Vietcombank đã và đang có một chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng với phong cách phục vụ và những tiện ích đem lại.

1.3.1.2 BIDV(Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam)

Dịch vụ thẻ của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam đã đạt được rất nhiều thành tựu cả về sự đa dạng của sản phẩm thẻ, quy mô dịch vụ thanh toán thẻ, chất lượng dịch vụ, tạo dựng uy tín vững chắc cho thẻ BIDV, tăng nguồn vốn huy động …

Quy mô dịch vụ thẻ ngày càng được mở rộng và phát triển. Tổng số thẻ ghi nợ nội địa đang lưu hành tính đến 31/12/2016 đạt hơn 5,5 triệu thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là 43.500 thẻ. Tốc độ tăng trưởng về doanh số thanh toán thẻ đạt mức khá cao. Doanh số thanh toán ghi nợ nội địa trong năm 2016 đạt trên 86.700 tỷ, thẻ tín

dụng là 1,098 tỷ. Số lượng máy ATM lũy kế tính đến 31/12/2016 là 1.895 máy, số lượng máy POS là 6.350 máy.

BIDV đã triển khai phát hành một loạt các thẻ mới có tính năng khác nhau đáp ứng nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau. BIDV hiện tại phát hành 2 loại thẻ tín dụng( Visa Precious và Visa Flexi); 3 loại thẻ ghi nợ nội địa (Etrans 365, Vạn dặm, Harmony). Với ưu thế kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng mở tại BIDV, khách hàng sẽ được giảm giá và hưởng các ưu đãi đặc biệt khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ tại các ĐVCNT của BIDV trên toàn quốc; thẻ visa Precious đem lại cho người sở hữu ngoài những tính năng sẵn có còn đem lại thêm giá trị thặng dư qua giá trị bảo hiểm tai nạn được đảm bảo bởi công ty bảo hiểm BIC... Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, thẻ ATM BIDV đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, mua vé máy bay...

Với quy trình thanh toán cụ thể, tốc độ xử lý chứng từ thanh toán thẻ của BIDV đã dần đạt mức tiêu chuẩn quốc tế; Với dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/24, BIDV đã giải đáp thắc mắc của khách hàng kịp thời, đáp ứng nhu cầu khách hàng, ĐVCNT một cách nhanh chóng; tốc độ trả lời tra soát nhanh trung bình 10-15 ngày…tạo nên uy tín vững chắc cho thẻ BIDV. Nâng cao chất lượng phục vụ và thông qua các buổi tiếp xúc, giới thiệu về dịch vụ thẻ cho khách hàng, thẻ BIDV đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng với phong cách phục vụ và những tiện ích đem lại

Dịch vụ thẻ, đặc biệt là sản phẩm thẻ ghi nợ, trước hết là một công cụ quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, khi mà lượng tiền mặt trong dân cư còn quá lớn, khi nền kinh tế rất cần vốn để phát triển, khi các ngân hàng thương mại phải liên tục tăng lãi suất để huy động vốn đồng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, sản phẩm thẻ ghi nợ đã giúp cho BIDV trong một thời gian ngắn thực hiện thành công việc phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân cho hàng chục nghìn khách hàng.

thẻ. Năm 2016, thu phí thẻ ghi nợ nội địa dật 51 tỷ tăng 67% so với 20105 thu phí thẻ tín dụng đạt 20,7 tỷ tăng 104% so với năm 2015; thu phí thanh toán trên ATM dật 20,6 tỷ tăng 25% so với 2015; thu phí thanh toán trên POS đạt 7,1 tỷ tăng 296% so với năm 2015.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập: Với chiến lược đầu tư công nghệ có hệ thống, có chiều sâu, dịch vụ thẻ nói riêng và nền tảng công nghệ nói chung đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, BIDV là ngân hàng được cộng đồng tài chính trong và ngoài nước đánh giá cao.

Hạn chế được rủi ro từ các nhân tố bên ngoài vì thẻ thuộc lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hơn so với các lĩnh vực khác.

Nâng cao dân trí: Với sản phẩm dịch vụ thẻ, BIDV có khả năng tiếp cận với nhiều tầng lớp khách hàng, dân cư trong xã hội. Từ đó định hướng các tầng lớp dân cư quen dần với việc sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với môi trường công nghệ tiên tiến thông qua các tiện ích của sản phẩm thẻ.

Góp phần xây dựng môi trường văn minh trong thanh toán: Việc sử dụng thẻ – phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển sẽ cải thiện môi trường tiêu dùng, nâng cao được độ an toàn xã hội. Dịch vụ thẻ góp phần xây dựng môi trường văn minh trong thanh toán, cải thiện môi trường đầu tư và du lịch trong nước, góp phần để Việt Nam hoà nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.

Thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN: Thông qua việc sử dụng thẻ- công cụ thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)