Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 54 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Phát triển Nông thôn – Chi nhánh tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016:

Trong những năm qua, đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp, NH phải sát nhập, phá sản, Agribank Bình Phước vẫn nỗ lực, cố gắng để duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 2016/2015 1. Nguồn vốn huy động 7,311 8,069 8,392 10.4 4.0

2. Dư nợ cho vay 9,743 10,918 12,889 12.1 18.1 3.Thanh toán, dịch vụ 1,105 1,250 1,453 13.1 16.2

Thu nhập 1.175 1.092 1.071 -0.8 -0.2

Chi phí 949 908 951 -0.4 0.4

4. Lợi nhuận 226 184 120 -18.6 -34.8

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước qua các năm)

Từ bảng 2.1 cho thấy:

Agribank Bình Phước luôn xác định việc tập trung huy động, tăng trưởng nguồn vốn ổn định là mục tiêu hàng đầu. NH đã dựa trên lãi suất trần của NHNN, vận dụng linh hoạt vào tình hình kinh tế và thị trường tại địa phương để đưa ra mức lãi

suất phù hợp. Bên cạnh đó, Agribank Bình Phước còn làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, và chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn vốn này.

Tổng nguồn vốn huy động của Agribank Bình Phước đều tăng qua các năm, đây là một thành công của NH. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2015, nguồn vốn huy động đạt 8,069 tỷ đồng, tăng 10.4% so với năm 2014. Đến năm 2016, nguồn vốn huy động đạt 8,392 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với năm 2015. Nguyên nhân của tình hình này là do các NHTM khác tăng cường mở rộng mạng lưới làm gia tăngáp lực cạnh tranh, đồng thời tình hình kinh tế tài chính vẫn chưa hoàn toàn phục hồi khiến KH vẫn còn e dè khi gửi tiền vào hệ thống NH.

Nhờ lợi thế về mạng lưới và lãi suất cho vay khá cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn, hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh tăng trưởng khá mạnh. Các chi nhánh cơ sở trực thuộc Agribank Bình Phước tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng tín dụng, cạnh tranh và thu hút khách hàng vay vốn. Nguồn vốn của NH được ưu tiên tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân và cho vay thu mua, chế biến hạt điều – một ngành nghề đặc trưng của địa phương.

Tình hình dư nợ của Agribank Bình Phước không ngừng gia tăng qua từng năm. Năm 2015, dư nợ tín đụng đạt 10,918 tỷ đồng, tăng 12.1%. Đến năm 2016, dư nợ đạt 12,889 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18.1%. Nhìn chung trong giai đoạn 2014 – 2016, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô dần ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp và nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Mặc dù lợi nhuận năm sau vẫn chưa cao hơn năm trước nhưng sự chênh lệch đã dần được thu hẹp. Cụ thể, năm 2015, thu nhập giảm 0.8% thì đến năm 2016, thu nhập chỉ giảm 0.2%. Đây là một thách thức lớn cho NH trong thời gian sắp tới để khắc phục nhược điểm trong chiến lược kinh doanh. Ngược lại với biến động của thu nhập, chi phí trong NH có sự gia tăng tương đối. Năm 2016, chi phí hoạt động của NH là 951 tỷ đồng, tăng 0.4% so với năm 2015. Thu nhập giảm, chi phí tăng đã dẫn đến tình hình lợi nhuận của NH biến động theo xu hướng không mong muốn. Năm 2015, lợi nhuận của Agribank Bình Phước giảm 18.6% tương ứng 42 tỷ đồng và năm 2016, lợi nhuận giảm 34.8%, tương ứng với 64 tỷ đồng. Số liệu cung cấp đã phản ảnh được phần nào những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước. Để cải thiện tình hình, Ban Lãnh đạo và tập thể Agribank Bình Phước

cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)