Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 96 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạ

tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

4.3.1. Giải pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường – hỗ trợ nông nghiệp, nông dân

* Thị trường nội huyện: Với hơn 300.000 dân (2019), thị trường nội huyện là

một thị trường quan trọng. Hiện nay sức mua của dân Diễn Châu ngày càng tăng cao. Vì vậy, chú trọng đến thị trường nội huyện bằng việc sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu trong huyện với chất lượng cao, giá thành hạ là biện pháp cơ bản để chiếm lĩnh thị trường nội huyện, góp phần thúc đẩy nhanh, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện nhà.

- Mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển, xác định được các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế của địa phương: dịch vụ thương mại, du lịch; công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, dệt may, vận tải; nuôi trồng, khai thác thủy hải sản để khai thác

thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cung cấp bán thành phẩm cho KKT Đông Nam, KCN Thọ Lộc,… Đẩy mạnh hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ: Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… để mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu; phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Xây dựng Trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm cấp huyện.

- Tăng cường kết nối các điểm du lịch của huyện với các điểm, tuyến du lịch của các địa phương trong tỉnh phù hợp; tham gia vào các tua tuyến, các chương trình du lịch chung trong tỉnh cũng như khu vực Bắc Trung Bộ. Hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh, các trung tâm lữ hành để kết nối, quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, hình thành các tuyến du lịch xuyên vùng, xuyên Việt có chất lượng, thu hút du khách. Xây dựng Diễn Châu thành trung tâm lưu trú và trung chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; mở rộng các hình thức tổ chức như hiệp hội, HTX... để hỗ trợ các doanh nghiệp; Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm cụ thể như: may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản. Phát triển thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, quảng bá, hội thảo, du lịch,...

- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; quảng bá, kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp đầu mối, các TTTM, siêu thị, chợ đầu mối, chợ nông thôn, các cơ sởbán buôn, bán lẻ, đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng thuận lợi.

- Kết hợp với các ngành cấp tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị, áp dụng triệt để kỹ thuật số để đạt các tiêu chuẩn ISO, VietGAP,…

4.3.2. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch phát triển các khu đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, các đơn vị phải thường xuyên rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, quản lý tốt quy hoạch không để phá vỡ quy hoạch. Lập quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất; quy

hoạch giao thông nông thôn, hoàn thiện quy hoạch thủy lợi và mạng lưới cung cấp nước sạch, cấp điện nông thôn…đảm bảo chất lượng; thực hiện quy hoạch phát triển từng ngành kinh tế Công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp đồng bộ, chất lượng. Đồng thời chỉ đạo các xã lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất để xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo thưc hiện nghiêm quy hoạch.

4.3.3. Giải pháp cho xây dựng cơ chế vận dụng pháp luật và chính sách của nhà nước về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả.

4.3.3.1. Cơ chế huy động và quản lý vốn

Để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH thành công thì không chỉ có vốn dùng trực tiếp cho ba nhóm ngành, mà phần lớn vốn dùng để đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội. Mục tiêu huy động vốn giai đoạn tiếp theo

Bảng 4.1: Mục tiêu huy động vốn giai đoạn 2020 – 2025

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện

đến 2020, quy hoạch đến 2025 a) Vốn ngân sách:

Chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, đây là nguồn rất quan trọng, chiếm khoảng 25% nhu cầu vốn đầu tư, để thu hút cần:

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, từ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch;

- Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; Có năng lực triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn hiệu quả.

TT Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng nhu cầu đầu tƣ 30.000

1 Vốn ngân sách 7.500 25,00

2 Vốn doanh nghiệp, dân cư 12.000 40,00

3 Vốn tín dụng, liên doanh 6.000 20,00

Đối với nguồn vốn từ quỹ đất: Quá trình phát triển KT-XH đất đai là yếu tố hàng đầu, là nguồn lực đặc biệt và là hàng hóa có khả năng sinh lợi, để phát triển nguồn lực này cần:

- Nghiên cứu phát triển quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút nguồn vốn; Nghiên cứu, thực hiện giải pháp đổi đất lấy cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư để xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng.

- Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện cụ thể và xu thế phát triển KT-XH của địa phương, của tỉnh và nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển bền vững.

b) Vốn doanh nghiệp và dân cư:

Có tiềm năng rất lớn nhưng trước mắt phát huy còn hạn chế, cần có chính sách phù hợp để huy động, đây là nguồn vốn đối ứng có ý nghĩa quan trọng, bền vững và xu hướng ngày càng tăng, dự kiến chiếm khoảng 40% nhu cầu vốn đầu tư; để thu hút nguồn vốn này cần:

- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM, tạo điều kiện và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia.

c) Vốn tín dụng, liên doanh:

Dự kiến khoảng 20% trong tổng nhu cầu vốn đầu tư, để thu hút cần:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa cơ chế và thủ tục; củng cố và mở rộng hệ thống tín dụng nhân dân cùng với hệ thống ngân hàng nhằm huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư do tỉnh ban hành; kết hợp đa dạng các hình thức hợp tác đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng theo các hình thức hợp đồng như BT, BOT, BTO.

d) Vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI):

Nguồn vốn này rất quan trọng không chỉ là thu hút nguồn vốn nước ngoài mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường hướng tới xuất khẩu. Dự kiến đáp ứng khoảng 15%, để thu hút cần:

- Đáp ứng điều kiện về quỹ đất, hạ tầng, nguồn nhân lực để thu hút nhà đầu tư có tiềm lực thực hiện các dự án đầu tư có quy mô lớn, mang tính đột phá.

- Xây dựng, đề xuất các cơ chế đặc thù, cơ chế mở và ưu đãi; nâng cao năng lực quản lý, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích. Thu hút vào các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn và công nghệ cao.

Ngoài ra, tranh thủ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại phi Chính phủ, ủng hộ nhân đạo, từ thiện,...

4.3.3.2. Hoàn thiện các chính sách của nhà nước

Ngoài các cơ chế chính sách của Nhà nước, tỉnh đã ban hành khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế miền núi. UBND huyện cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thế của huyện để xây dựng, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù của hu ện như:

- Chính sách thu hút đầu tư, nhằm kêu gọi đầu tư vào kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, các dự án đầu tư vào khu công nghiệp…, vào chế biến nông lâm sản bằng nguồn nguyên liệu của địa phương, kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Tất cả các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ trên địa bàn huyện đều được bình đẳng về quyền lợi trong các cơ chế chính sách của Nhà nước, Tỉnh và Huyện ban hành. Cụ thể, huyện cần ban hành cách chính sách:

+Ưu đãi về tài chính, tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thế chấp, tín chấp cho nông dân vay vốn đầu tư cơ sở vật chất, giống cây, giống con để phát triển sản xuất.

+ Rà soát, điều chỉnh chính sách đất đai nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc tập trung đất đai, hình thành trang trại, các khu công nghiệp, cụm làng nghề, từ đó thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyề liệu từ nông, lâm, thủy sản.

+Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trong việc xét duyệt thẩm định các dự án đầu tư; công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch;

quảng bá xúc tiến các thủ tục đầu tư; ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, liên kết tiêu thụ sản phẩm…Gắn công tác thực hiện quy hoạch với thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn để khơi dậy mọi nguồn lực trong dân.

+ Thực hiện chính sách về đầu tư tài chính cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ ngân sách của nhà nước.

+Đầu tư nhiều hơn cho chương trình xóa đói, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để người nghèo từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo một cách bền vững.

+ Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo thời vụ, chu kỳ sản xuất dài, sản xuất ra sản phẩm tươi sống khó bảo quản. Trong quá trình vận động của cơ chế thị trường theo quy luật cung cầu, tình trạng sản phẩm nông nghiệp bị phá giá gây nên ế ẩm và thiệt hại kinh tế cho người dân, từ đó dẫn đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được xác định bị phá vỡ. Vì vậy, phải có chính sách bảo hộ sản xuất cho nông dân thông qua đầu vào của quá trình sản xuất như: giảm giá vật tư, phân bón, dịch vụ nông nghiệp; trợ cước, trợ giá giống cây trồng, con gia sức…; bảo hộ đầu ra đối với sản phẩm nông nghiệp thông qua bao tiêu sản phẩm, giảm thuế đối với các tổ chức bao tiêu sản phẩm…

4.3.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và phát huy vai trò tích cực của các đoàn thể quần chúng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện thì việc tăng cường cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính của huyện là việc làm hết sức quan trọng.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ; nâng cao tinh thần thái độ của cán bộ, công chức và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước của UBND huyện. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức, cá nhân đến thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan quản lý nhà nước được thuận lợi, nắm chắc những quy trình thủ tục hồ sơ cần giải quyết, tránh tình trạng hồ sơ thủ tục không rõ ràng. Đồng thời, làm giảm các hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân.

Để đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính huyện Diễn Châu phải gắn kết giữa sự phát triển của công nghệ thông tin với thực hiện cải cách hành chính. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các tổ chức và nhân dân khi đến giao dịch các thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết công việc; từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đồng thời, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tận tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ giao tiếp lịch sự nhã nhặn.

Phát huy vai trò lãnh đạo Đảng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng và lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung, Đảng bộ huyện Diễn Châu cần phải nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Cơ cấu kinh tế là đối tượng quản lý và điều chỉnh của Nhà nước, vì vậy chính quyền các cấp trong huyện phải làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Căn cứ vào định hướng phát triển của cấp ủy đảng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần cụ thể hóa thành kế hoạch, và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy tốt nhất những lợi thế, tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện.

Đẩy mạnh các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, vận động nhân dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; xây dựng lối sống văn minh, gia đình văn hóa mới. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân thay đổi quan niệm, thói quen sản xuất, kinh doanh cũ không hiệu quả, tăng cường nắm bắt thông tin, tiếp cân với kiến thức sản xuất, kinh doanh mới để phát triển kinh tế tư nhân…

4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện

* Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động và chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực:

+Tạo điều kiện cho cán bộ, nông dân được tham quan học tập kinh nghiệm của các địa phương trong nước và nước ngoài.

+Tăng cường đào tạo nghề cho lớp trẻ ở nông thôn; phát huy lợi thế của Trường trung cấp nghề Diễn Châu. Có chính sách đào tạo nghề cho người lao động khi bị thu hồi đất phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa.

+Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã. + Thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa công tác giáo dục – đào tạo thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp của người lao động. Coi trọng hình thức truyền nghề gia đình, dòng họ và trong bạn bè. Coi trọng tổ chức hội thị, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 96 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)