Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 26)

địa bàn cấp huyện

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng luôn biến đổi, chuyển dịch dưới tác động của nhiều nhân tố: Nhân tố bên trong – bên ngoài, nhân

tố khách quan, chủ quan. Trong những nhân tố tác động có những nhân tố thúc đẩy phát triển cũng có những nhân tố hạn chế, kìm hãm sự chuyển dịch, phát triển. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể chia thành các nhóm sau:

1.2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc phạm vi cấp huyện

- Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của xã hội

Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thể hiện như sau:

+ Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

+ Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự tăng trưởng nhanh cho các ngành kinh tế.

+ Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị trường tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết.

+ Thông qua lợi ích kinh tế thu được sẽ tạo động lực chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn nhằm đạt hiệu quả ở mức cao hơn.

Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ quy định số lượng mà cả chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các ngành, các lĩnh vực ở địa phương.

- Nhân tố các nguồn lực

Các nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế:

+ Nhóm các nhân tố địa lý, tự nhiên: Vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, thời tiết khí hậu, đất đai, rừng biển…

C. Mác viết: “Bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng là việc con người chiếm hữu lấy những đối tượng chiếm hữu đó luôn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên. Thiên nhiên vừa cung cấp các yếu tố thuận lợi, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế. Quá nhấn mạnh và lệ thuộc vào tự nhiên hoặc coi

thường bất chấp tự nhiên đều dẫn đến kém hiệu quả. Bởi vậy, phải chung sống với tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, dựa vào sự phát triển của khoa học và công nghệ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên. Song chúng ta cũng cần phải hiểu tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. nên phải tiết kiệm, gắn bó và bảo vệ tự nhiên, môi trường sống. Tóm lại, con người cần phải tìm hiểu, đièu tra, khảo sát, nghiên cứu để hiểu, tôn trọng tự nhiên để khai thác tự nhiên một cách hiệu quả, thích nghi và có những phòng tránh thích hợp trong việc xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế, cũng như nhiệm vụ kinh tế - xã hội khác.

+ Dân số, sức lao động: Được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng. Dân số và tốc độ tăng dân số của mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có một nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao thì sẽ có nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, có thể đóng góp tích cực cho quá trình sản xuất, tuy nhiên nếu tốc độ tăng dân số quá cao sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Việc cải thiện chất lượng hay nguồn nhân lực là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao, có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế.

+ Vốn đầu tư: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trìh sản xuất, quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu ngành công nghiệp một cách nhanh chóng. Vốn đầu tư được xem là chìa khóa cho mọi sự phát triển của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Không có vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới công nghệ thì không có tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng sử dụng tư liệu lao động để tác động vào các đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu xã hội. Lực lượng sản xuất phát triển sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, trang thiết bị, công nghệ…làm hình thành và phát triển các ngành nghề mới, chuyển lao động đơn giản thành phức tạp, từ ngành nghề này

sang ngành nghề khác…từ đó, phá vỡ những cơ cấu cũ, thiết lập cơ cấu kinh tế mới phù hợp, tối ưu hơn.

- Nhân tố về cơ chế chính sách:

+ Cơ chế quản lý của nhà nước: Một chính sách khuyến khích, hạn chế hoặc ngăn cấm đối với sự phát triển một lĩnh vực kinh doanh nào đó, đều có tác động đến cơ cấu kinh tế. Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan và tình hình thực tiễn thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả. Ngược lại nó sẽ kìm hãm, làm chậm lại quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Quan điểm, định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn: Cơ cấu kinh tế phản ánh tóm tắt, cô đọng phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế có tính chất khách quan, lịch sử cụ thể, song quan điểm, mục đích chiến lược do Nhà nước hoạch định lại có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế. Trong cơ chế hành chính bao cấp, Nhà nước xác định những tỷ lệ, cơ cấu ngành nghề, nhưng trong nền kinh tế thị trường Nhà nước chủ yếu tác động gián tiếp, thông qua định hướng, điều tiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường, phù hợp với quan điểm mục tiêu chiến lược đã định.

1.2.3.2. Nhóm các nhân tố ngoài phạm vi cấp huyện

- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa lực lượng sản xuất: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế cùng với việc ứng dụng các công nghệ mới, và sự phát riển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất kinh doanh vượt xa hơn biên giới của một vùng lãnh thổ.

Xu thế này tạo ra sự đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau, thúc đẩy hợp tác với nhau một cách toàn diện cả trong sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và chuyển giao tiến bộ KHCN. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế tăng lên, các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước và các khu vực ngày càng trở nên sâu rộng và mật thiết. Quá trình phân công lao động trở nên sâu sắc và chuyên môn hóa hơn, làm cơ sở cho quốc tế hóa lực lượng sản xuất (công nghiệp hóa toàn cầu).

- Tình hình và xu thế chính trị xã hội trên thế giới và khu vực: Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về chính trị - xã hội của một nước, một khu vực hoặc thế giới sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại

thương, đầu tư, chuyển giao công nghệ…buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp hơn, đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển.

- Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN: Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiện tiến được coi là nhân tố quyết định đến quá trình sản xuất, làm tăng giá trị kinh tế các ngành, lĩnh vực, tạo ra đột phát lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Như vậy, các nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố tác động đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, chính các nhân tố bên trong mới đóng vai trò then chốt và quyết định đối với quá trình chuyển dịch trên.

1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa phƣơng và bài học đối với huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

1.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa phương

* Kinh nghiệm của huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh

Huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) là địa phương có nhiều lợi thế trong phá triển kinh tế - xã hội. Nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội, có quốc lộ 1A, Quốc lộ 18 đi qua, vị trí địa lý thuận lợi, đất đai bằng phẳng, nguồn nhân lực dồi dào… cùng với tinh thần đổi mới, năng động, kinh tế Huyện đã có bước phát triển nhanh chóng.

Trong 3 năm 2008-2010, kinh tế huyện Quế võ tăng trưởng bình quân xấp xỉ 17%. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2008 khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm 54,45 %, dịch vụ chiếm 28,3 %; nông, lâm, thủy sản chiếm 15,3 %. Riêng năm 2010 tăng trưởng 18,2%.

Năm 2018, Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 60,6%, khu vực dịch vụ chiếm 29,6%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,8%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33.656 tỷ đồng, tăng 11,9%; Huyện Quế Võ đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, đã hoàn thiện hồ sơ

trình cấp có thẩm quyền công nhận4

.

Từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Quế Võ đã là huyện có công nghiệp phát triển. Với 3 khu công nghiệp Quế Võ I, II, III và 2 cụm công nghiệp, tổng diện tích hơn 1.200 ha, Quế Võ đã và đang thu hút được nhiều dự

án lớn của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đến đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi và thủy sản tăng không cao do tâm lý e ngại dịch bệnh, hơn nữa là tỉnh trung du, không có điều kiện cho phát triển thủy sản.

Dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư trong và ngoài tỉnh.

Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao thời gian qua, huyện Quế Võ đã có những biện pháp hiệu quả như: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm phát triển; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường ; chú trọng mở rộng thị trường; thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; nâng cao hiệu lực quản lý; hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển; tổ chức các phong trào thi đua quần chúng; lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thật sát sao…

* Kinh nghiệm huyện Mỹ Hào – Hưng Yên

Mỹ Hào là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, có diện tích 7.910 ha, dân số (1999) 83.876 người, gồm 13 đơn vị hành chính, với 77 thôn, phố. Huyện có trên 13 km đường quốc lộ 5A chạy qua, là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện được tái lập năm 1999 với xuất phát điểm thấp về kinh tế. Cơ cấu kinh tế năm 1999 là: Nông nghiệp 61% - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 21,6% - thương mại, dịch vụ 17,4 %. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 4,4 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 278 USD/người/năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho huyện và cơ sở còn khó khăn thiếu thốn.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 75 triệu đồng/người/năm, tăng 17 lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN

tăng cao, năm 2018, giá trị công nghiệp, TTCN đạt 14.852 tỷ đồng, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.292,2 tỷ đồng5.

Về nông nghiệp, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng bình quân 3,4%/năm (mục tiêu 3-4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt 700 tỷ đồng, tăng 0,67% so với 2017. Thực hiện tốt việc dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp, đồng thời thực hiện có hiệu quả Đề án “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn với dồn đổi ruộng đất”. Hàng năm tổ chức hàng chục chuyên đề với hàng trăm buổi tập huấn chuyển giao kĩ thuật sản xuất thâm canh tới hộ nông dân. Tập trung quy hoạch, quy vùng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 600 kg/năm. Giá trị trên 1ha canh tác đạt trên 50 triệu đồng/năm (năm 1999 đạt 30,57 triệu đồng/năm – theo giá cố định năm 1994. Toàn huyện đã chuyển 270 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi thủy sản, lập vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đã có 460 mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại (trong đó có 35 mô hình đạt tiêu chí theo quy định, tạo thêm việc làm cho trên 1.000 lao động)

Huyện tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn, xây dựng và hình thành nhiều KCN lớn, một số KCN có trình độ sản xuất hàng đầu khu vực phía Bắc, như các khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II, khu công nghiệp Minh Đức, Minh Quang… các doanh nghiệp lẻ ngoài khu công nghiệp. Đến năm 5/2019, địa bàn thu hút 234 dự án đầu tư (năm 2000 trên địa bàn có 11 dự án đầu tư). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2018 đạt hơn 14.852 tỷ đồng, tăng 10,2 % so với năm 2017.

Các loại hình dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện phát triển mạnh như:

Ngân hàng, Bưu chính viễn thông, nhà hàng, khu vui chơi, vận tải, vật liệu xây dựng… Dịch vụ bán lẻ với hàng hóa đa dạng, phong phú cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên, đến tháng 6/2009 toàn huyện có …máy điện thoại cố định, bình quân đạt 19/100

dân (năm 1999 có 914 máy điện thoại cố định; bình quân 1,8 máy/100 dân) trên 4000 máy di động và 1.733 thuê bao internet.

Từ 2000 đến 20186, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn đạt được 18,41%/năm, quy mô nền kinh tế tăng 97 lần so với khi tái lập huyện năm 1999, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Để đạt được những kết quả trên, Mỹ Hào đã xây dựng cho mình được chiến lược phát triển phù hợp. Tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)