Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 44 - 49)

*Tình hình phát triển về kinh tế

Nhìn chung, kinh tế của huyện giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức khá, giá trị tăng thêm (giá SS 2010) năm 2015 tăng 1,5 lần so với năm 2010. Trong đó nông, lâm thủy sản tăng 1,1 lần; công nghiệp-xây dựng tăng 1,9 lần; dịch vụ tăng 1,7 lần.

So với các địa phương trong tỉnh, năm 2015 về quy mô GTSX, GTTT Diễn Châu xếp thứ 2 (sau thành phố Vinh); chỉ tiêu VA/người Diễn Châu ở vị trí thứ 11 trong tỉnh, so với các huyện trong vùng, Diễn Châu đứng thứ 2 sau Nghi Lộc, trên Quỳnh Lưu và Yên Thành.

Về cơ cấu ngành kinh tế:

- Tỷ trọng ngành nông, lâm thuỷ sản: năm 2010 là 39,67%, năm 2015 giảm còn 29,98%, cao hơn so với MTQH (24,15%). Đến năm 2017 giảm còn 25%.

- Công nghiệp - xây dựng: năm 2010 là 20,76%; năm 2015 tăng lên 25,53%, thấp hơn so với MTQH (31,02%). Đến năm 2017 tăng lên 28%.

- Dịch vụ: năm 2010 chiếm 39,57%; năm 2015 tăng lên 44,49%, chưa đạt MTQH (44,83%). Đến năm 2017 tăng lên 47%.

Về đầu tư phát triển và tình hình thu hút đầu tư

Sự tăng trưởng kinh tế thời gian qua của huyện đã thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2017 đạt 25 ngàn tỷ đồng. Từ năm 2010 đến 2015 đã thu hút được 10 dự án lớn do doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 4.500 tỷ đồng, vốn đã thực hiện trên 1.000 tỷ đồng (Trong đó có 1 nhà máy may công nghiệp 100% vốn nước ngoài tại cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm hàng năm từ 3.000 - 4.000 lao động. Nổi bật là: khu du lịch sinh thái Mường Thanh (vốn đăng ký trên 3.000 tỷ đồng); Nhà máy may Namsung Vina; Tổ hợp khách sạn-siêu thị-chung cư Phủ

Diễn; khách sạn Thương mại Diễn Châu; nhà máy sản xuất bột cá xuất khẩu Xuri

Việt-Trung; Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa Diễn Yên,hàng năm

các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân trên 60 tỷ đồng. Tổng số DN toàn huyện đến 2017 là 609 doanh nghiệp. Trong đó có khoảng trên 40% DN hoạt động hiệu quả, số còn lại tạm ngừng sản xuất kinh doanh; một số chờ giải thể, một số không phát sinh số thuế phải nộp. Điều đó, thể hiện việc làm tốt công tác thu hút đầu tư, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính của Huyện.

Ngành sản xuất nông nghiệp:

Năm 2015 tổng diện tích gieo trồng đạt 30.787ha, trong đó: lúa và ngô 22.858 ha chiếm 74,25%, cây khác 7.929 ha, chiếm 25,75% tổng diện tích gieo trồng; hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt 2,26 lần. Đến năm 2017 tổng diện tích gieo trồng còn 30.132 ha (do chuyển đổi sang mục đích khác), trong đó: lúa và ngô 22.420 ha chiếm 74,4%, cây khác 9.712 ha, chiếm 32,2% tổng diện tích gieo trồng; hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt 2,54 lần. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 126.891 tấn, năm 2015 tăng lên 136.850 tấn, vượt MTQH (130.000 tấn). Năm 2016 đạt 138.844 tấn, năm 2017 đạt 133.320 tấn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có nhiều tiến bộ, các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa được đưa vào áp dụng trong sản xuất. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 21 cánh đồng lớn, giá trị tăng từ 10-15%, 46 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả. Diện tích có doanh thu trên 100 triệu đồng chiếm trên 44% tổng diện tích đất sản xuất (5.973 ha). Diễn Châu được biết đến là vựa lạc của Nghệ An, là một trong những vùng có chất lượng lạc nhân đứng đầu cả nước, tuy nhiên hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng.

Chăn nuôi chuyển đổi theo hình thức trang trại, gia trại được mở rộng, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng; chất lượng, hệ số chu chuyển tăng, tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp năm 2010 là 36,7%, năm 2015 tăng lên 37,15, năm 2017 vẫn ổn định ở mức 37,15%.

Lâm nghiệp, GTSX ngành Lâm nghiệp (GSS 2010) năm 2010 đạt 22,115 tỷ

đồng, năm 2015 giảm còn 21,492 tỷ đồng, năm 2017: 375 ha; độ che phủ rừng năm 2010 đạt 22,9%, năm 2015 đạt 24,3% vượt MTQH ( 23%), đến năm 2017 vẫn ổn

định độ che phủ rừng 24,3%. Năng suất rừng sản xuất, chất lượng rừng phòng hộ từng bước được nâng cao. Đến nay Diễn Châu đã có gần 500 ha rừng ngập mặn, Rừng ngập mặn chủ yếu là cây sú vẹt. Ngoài lợi ích phòng chống thiên tai, rừng ngập mặn còn là môi trường sinh trưởng của các loài thủy sản: tôm, cua, cá, nghêu, sò phát triển, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân địa phương.

Thủy sản Diễn Châu phát triển khá toàn diện, GTSX tăng bình quân

8,86%/năm. Những năm qua khai thác thuỷ sản đã có những bước phát triển toàn diện, giai đoạn 2011-2015 sản lượng khai thác tăng bình quân 9,28%/năm, thu hút lao động nghề cá tăng 2,86%/năm. Các loại nghề khai thác chủ yếu là nghề giã kéo, nghề rê, rùng và vây,... Một số nghề khai thác có hiệu quả là nghề giã vùng khơi, nghề vây, rê.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 –

2015 đạt 13,52%/năm/MTQH 18,0% (cao hơn bình quân chung của tỉnh, so với các huyện tiếp giáp thấp hơn Nghi Lộc, cao hơn Quỳnh Lưu và Yên Thành). Công nghiệp chế biến được duy trì và ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong phú, góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và tăng trưởng của huyện nói chung. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8-9%/năm. Bình quân 2 năm 2016 và 2017 đạt 9-9,5%. Trong đó, cơ cấu các ngành công nghiệp bao gồm: Công nghiệp – TTCN (công nghiệp chế biến; công nghiệp may mặc; công nghiếp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí; TTCN và làng nghề; …); Xây dựng.

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ Với lợi thế về vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi trong phát triển dịch vụ thương mại, là địa phương có truyền thống, có thương hiệu như chợ Si, Phủ Diễn,... hội tụ các trục giao thông quan trọng của cả nước như QL 1A, QL 7, QL 48,... có đường sắt Bắc Nam, bãi biển,... hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển khá đa dạng. GTSX (GSS 2010) năm 2010 đạt 1.844.515 triệu đồng, năm 2015 đạt 3.222.597 triệu đồng (tính theo phương pháp cũ-giá sản xuất), đến năm 2017 đạt 4.206.437 triệu đồng. Tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 11,81%/năm; tăng trưởng GTTT bình quân đạt 10,89%/năm/MTQH 19,7%/năm. Giai đoạn 2016 – 2017 tăng trưởng GTSX bình quân đạt 9,3%, tăng trưởng GTTT bình quân đạt 9,31%/năm. Các ngành dịch vụ

thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng bảo hiểm …phát triển mạnh.

* Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:

Hệ thống đường giao thông: Trên địa bàn huyện có 4 tuyến QL đi qua với chiều dài 56,32km, gồm: QL 1A, dài 28,05km, mặt đường rộng 24m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa đã được nâng cấp hoàn thiện;QL 48 nối từ QL I (Diễn Yên) lên các huyện Tây Bắc Nghệ An, dài 12,3km, đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 12m, chất lượng trung bình; QL 7 nối từ QL1A (Thị Trấn Diễn Châu) lên các huyện vùng Tây Nam Nghệ An, dài 9,47 km, đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 12m, đã được nâng cấp hoàn thiện...; Đường N2: Dài 5,6 km, rải thảm nhựa, đang hoàn thiện; Đường huyện: 20 tuyến, trong đó nhựa và bê tông 185,8km (chiếm 93%); Đường xã: 71 tuyến, tổng chiều dài 225km, trong đó nhựa và bê tông 92,5km (41,11%); Đường nội thị: tổng chiều dài 21km; đường chuyên dùng 6,65km, cơ bản đã được đầu tư nhựa và bê tông hóa; Đường thôn xóm: tổng chiều dài 984km, trong đó nhựa và bê tông 587,76km (59,73%), trong chương trình thực hiện Xây dựng NTM huyện đã huy động đầu tư xây dựng được 254,8km giao

thông nông thôn (đường thôn xóm), 133,5km giao thông nội đồng. Tuyến đƣờng

sắt Bắc-Nam qua địa bàn huyện Diễn Châu dài 30km, có 03 nhà ga, trong đó 02 ga xép là ga Yên Lý (Diễn Yên) và ga Mỹ Lý (Diễn An); ga Si (Diễn Kỷ) thực

hiện đón trả khách và hàng hóa. Đường thủy nội địa có tuyến sông Bùng và tuyến

Kênh nhà Lê, tham gia một phần trong vận tải hàng hoá nội địa và đi lại của người dân địa phương.

Thủy lợi, Trên địa bàn huyện có 12 hồ đập chứa nước với trữ lượng khoảng 26

triệu m3

, 67 trạm bơm, hệ thống tưới Thủy nông Bắc với 11km kênh cấp I, 29 km kênh cấp II và 42km kênh cấp III. Cùng với trên 700 km kênh mương các loại, trong đó khoảng 200km đã được kiên cố, diện tích tưới tiêu chủ động trên 10.000 ha. Hệ thống đê biển dài 25km, cơ bản đã được kiên cố, hệ thống đê nội đồng từng bước được nâng cấp đảm bảo phòng chống bão, lũ lụt.

Hệ thống điện: Hệ thống phân phối điện được đầu tư, hoàn thành đưa vào sử

thị. Hiện tại đang tiếp tục từng bước hoàn thiện lưới điện hạ thế cho các xã, tiến hành bàn giao lưới điện các xã còn lại cho ngành điện. Xây dựng nâng cấp thuộc dự án EJII gồm 5 xã đã hoàn thành; 15 xã thuộc dự án nâng cao năng lực lưới điện đang thi công. 39/39 xã, thị có điện lưới quốc gia, 100% số hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt.

Cấp thoát nước: Thời gian qua, từ nguồn vốn của các tổ chức như DANIDA

(Đan Mạch), vốn vay ADB, nguồn ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân, Diễn Châu đã đầu tư xây dựng 6 công trình cấp nước tập trung có quy mô lớn. Đó là

Nhà máy nước Diễn Châu công suất 2.000m3/ngày; 5 nhà máy nước ở các xã: Diễn

Thái, Diễn Nguyên, Diễn Đồng, Diễn Bình, Diễn Yên (công suất mỗi nhà máy là

1.700m3/ngày). Đây là những công trình cấp nước có công nghệ sản xuất hiện đại

và nước đạt tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế. 2 xã đang xây dựng là Diễn Tháp và Diễn Quảng, nâng tổng công suất thiết kế lên 11.000 m3/ngày, đêm (công suất thực tế đến

2015 đạt 2.000 m3/ngày, đêm). Nhà máy nước Diễn Châu, còn đảm nhận việc cung

cấp nước sạch cho cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn huyện,… Về nguồn nước, Diễn Châu cơ bản có đủ nguồn nước thô cung cấp cho nhu cầu phát triển của huyện. Huyện Diễn Châu được đầu tư khá nhiều cho hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, nước thải của thị trấn, thị tứ và các xã hiện đang tồn tại một số vấn đề.

Hệ thống bưu chính, viễn thông và CNTT: Toàn huyện có 39 điểm bưu điện

văn hóa xã, 5 trạm bưu điện khu vực (Yên Lý, Cầu Bùng, Diễn Cát, Diễn An và Diễn Thịnh). Hệ thống viễn thông của huyện được đầu tư, hệ thống trạm thu phát sóng phủ kín địa bàn toàn huyện với 94 trạm của 3 công ty viễn thông (Vinaphone, Mobiphone, Viettel). Hệ thống đường truyền Internet đã được đầu tư trạm, đường truyền phủ sóng trên toàn địa bàn huyện. Huyện đã xây dựng hoàn thành hệ thống mạng LAN, kết nối Internet trong các phòng ban tại cơ quan UBND huyện. Tuy nhiên, hạ tầng CNTT của huyện nhìn chung còn yếu về quy mô, chất lượng, hệ thống cơ sở dữ liệu còn manh mún, nghèo nàn và chưa được cập nhật kịp thời. Hệ thống phát thanh truyền hình được duy trì, 100% xã đều có sóng phát thanh và truyền hình.

* Tình hình văn hóa – xã hội:

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét; thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, năm 2010 đạt 15,5 triệu đồng, năm 2015 đạt 30 triệu đồng, đạt MTQH (28-30 triệu đồng, bình quân chung của tỉnh đạt 29 triệu đồng), đến năm 2017 đạt 40,5 triệu đồng.

Công tác hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm. Tổ chức được nhiều lớp ngắn hạn đào tạo các ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhân lực cho các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn. Hàng năm đã giải quyết việc làm cho từ 3.000-4.000 lao động, trong đó trên 1.000 lao động xuất khẩu.

Công tác giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2015 còn 5,62%, vượt MTQH (6%), đến năm 2017 chỉ còn 2,45%.

Giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Công tác trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, người cao tuổi có nhiều tiến bộ, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội quan tâm.

Khoa học, công nghệ được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Nhiều mô hình được triển khai có hiệu quả như: ứng dụng CNTT trong giáo dục; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất cát tại xã Diễn Phong, thâm canh dưa hấu tại xã Diễn Kỷ, Diễn Phong, Diễn Thành; nuôi tôm thẻ chân trắng tại Diễn Trung, Diễn Kim; nuôi cá vược ở Diễn Trung, Diễn Vạn; sản xuất rau an toàn tại Diễn Xuân, Diễn Thành, Diễn Kỷ,... trong đó tập trung xây dựng thương hiệu rau an toàn khoảng 10 ha theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Diễn Thành; trồng nấm tại xã Diễn Kỷ, Diễn Trường; áp dụng che phủ nilon cho lạc, cho mạ và sản xuất lạc vụ đông, không dùng chất cấm trong chăn nuôi,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)