Bài học cho huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ quá trình chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 33)

dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

Qua nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số huyện đồng bằng, có những điều kiện tương quan với huyện Diễn Châu, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:

Một là, cơ cấu ngành kinh tế của một huyện vùng đồng bằng phải chuyển dịch

theo phương hướng chuyển dịch chung của cả nước, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chịu sự tác động chung của cá nhân tố của cả nước.

Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện có thể dựa trên

lợi thế tương dối của một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển, …nơi tập trung đông dân cư, nguồn lao động dồi dào với tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng hóa tiêu dùng khác.

Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng lớn từ sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp đóng trên địa bàn, và kết quả thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Bốn là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện sẽ gặp khó khăn

về vốn, khoa học – công nghệ; thiếu lao động có trình độ cao nên việc phát triển các ngành công nghiệp này cần có sự cân nhắc cho phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời có sự hỗ trợ đắc lực cho các ngành thương mại, dịch vụ và nông nghiệp.

Năm là, hầu hết các huyện này đều đã có trình độ phát triển sản xuất hàng hóa

ở mức độ khá, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được phát triển mạnh ngay sau đại hội VI, khi Đảng ta quyết định đổi mới nền kinh tế, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Sáu là, quá trình chuyển dịch ngành kinh tế của huyện vừa chịu ảnh hưởng của

những nhân tố chung, vừa chịu ảnh hưởng của những nhân tố riêng, đặc thù của huyện.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận

2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành kinh tế chính trị. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, sự vật kinh tế trong mối quan hệ chung và tác động lẫn nhau trong sự vận động không ngừng, trong đó sự tích lũy về lượng sẽ dẫn tới biến đổi về chất.

Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn đã xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Diễn Châu từ 2015 đến nay để thấy được quá trình vận động và phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn này. Sự chuyển dịch đó phải luôn đặt trong mối quan hệ giữa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, các mặt này vận động và tương tác lẫn nhau, luôn thay đổi theo thời gian. Mỗi mặt muốn phát triển, hoàn thiện lại phụ thuộc vào những nhân tố khác nhau: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, …. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, có cấu ngành có vai trò quyết định vì nó phát triển theo quan hệ cung cấu trên thị trường. theo tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế. Còn cơ cấu thành phần kinh tế là những lực lượng kinh tế để thực hiện cơ cấu ngành. Để cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch đúng đắn trên từng vùng lãnh thổ, đòi hỏi sự phân bố không gian phù hợp nhằm phát t riển chúng một cách hợp lý, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

2.1.2. Chủ nghĩa duy vậy lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác là thành tựu vĩ đại của tư tưởng khoa học và thực chất của quan niệm duy vật lịch sử về lịch sử là những vấn đề mang tính nguyên lý. Vận dụng phương pháp này, khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải xuất phát từ hiện thực khách quan, xây dựng những kết luận và khái quát trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động kinh tế - xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Vận dụng phương pháp này trong luận văn tức là nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu cần dựa trên thực tiễn phát triển các ngành

kinh tế trên địa bàn huyện trong những điều kiện nhất định. Khi đề xuất những quan điểm, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu phải xuất phát từ điều kiện, lịch sử, những ưu thế của Diễn Châu và thực tế phát triển các ngành kinh tế để đưa ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Trong một phạm vi hẹp, có thể hiểu khi điều kiện kinh tế xã hội của huyện thay đổi thì sự phát triển của các ngành kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành cũng có sự chuyển dịch sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của huyện.

2.2. Các phƣơng pháp chủ yếu áp dụng trong luận văn

2.2.1. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên và tạm thời để xem xét những cái cốt lõi, ổn định, điển hình lặp đi lặp lại, trên cơ sở đó nằm được bản chất hiện tượng, quá trình kinh tế tiến tới khái quát và xây dựng phạm trù, quy luật phản ánh bản chất đó.

Để đảm bảo thành công của phương pháp trừu tượng hóa, cần phải quán triệt những yêu cầu bắt buộc: (i) quan điểm hệ thống, toàn diện trong nhận thức và ứng xử đối với hiện tượng, quá trình kinh tế; (ii) thống nhất giữa cái chung và cái riêng; (iii) thống nhất giữa logic và lịch sử; (iv) từ cụ thể tới trừu tượng phải được bổ sung bằng quá trình ngược lại từ trừu tượng tới cụ thể. Mác coi quá trình đi từ cụ thể tới trừu tượng, rồi lại từ trừu tượng đến cụ thể là “phương pháp khoa học đúng đắn”.

Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, luận văn giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Diễn Châu, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Diễn Châu và thấy được xu hướng, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

2.2.2. Phƣơng pháp logic – lịch sử

* Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng lịch

sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng.

Đề tài đã vận dụng phương pháp này để nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành qua các thời kỳ, giai đoạn gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đó trong giai đoạn sắp tới.

Đây là phương pháp xem xét và trình bày quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trương, các nhân tố… có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời, đặt vấn đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phương pháp này có thể cho ta thấy được bức tranh toàn diện về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu.

* Phương pháp logic

Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Luận văn trình bày các sự việc và đưa ra những nhận định đã có chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế - xã hội huyện gắn với triển khai chính sách,

chương trình thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chỉ ra quy luật xu hướng vận động của nó. Chẳng hạn, để thúc đẩy được quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì ngoài những quan điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách của huyện, nó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng thích ứng, tiếp cận người dân địa phương.

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu thu thập phải được xác định xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc đã qua xử lý.

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài thông qua việc nghiên cứu các báo cáo của các cấp, ban ngành liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Diễn Châu, số liệu trên các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các đề tài, luận án, luận văn đã nghiên cứu trước có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông…

2.2.4. Phương pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và các tính toán đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê được chia làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luân. Do đó, mỗi lĩnh vực có tiêng một chức năng của nó, tổng hợp hai chức năng của hai lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.

Phương pháp này được sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghien cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng mới nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Hai phương pháp này được sử dụng trong luận văn như sau:

- Chương 1: luận văn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích những kết quả đã đạt được, những vấn đề chưa làm được. Từ đó, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra kết quả nghiên cứu của các công trình trên: kết quả đã đạt được, những lỗ hổng trong các nghiên cứu để từ đó tìm ra khoảng trống cho luận văn của mình.

- Chương 2: Tác giả tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được dùng trong luận văn, từ đó phân tích từng phương pháp được sử dụng trong luận văn như thế nào.

- Chương 3: phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu ở chương 3, khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phương pháp

phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trên các mặt như: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành: Công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện điều này, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp các văn bản, chính sách có liên quan của chính quyền huyện Diễn Châu.

Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Diễn Châu theo quan điểm công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)