1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa phương và
1.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa
* Kinh nghiệm của huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh
Huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) là địa phương có nhiều lợi thế trong phá triển kinh tế - xã hội. Nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội, có quốc lộ 1A, Quốc lộ 18 đi qua, vị trí địa lý thuận lợi, đất đai bằng phẳng, nguồn nhân lực dồi dào… cùng với tinh thần đổi mới, năng động, kinh tế Huyện đã có bước phát triển nhanh chóng.
Trong 3 năm 2008-2010, kinh tế huyện Quế võ tăng trưởng bình quân xấp xỉ 17%. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2008 khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm 54,45 %, dịch vụ chiếm 28,3 %; nông, lâm, thủy sản chiếm 15,3 %. Riêng năm 2010 tăng trưởng 18,2%.
Năm 2018, Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 60,6%, khu vực dịch vụ chiếm 29,6%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,8%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33.656 tỷ đồng, tăng 11,9%; Huyện Quế Võ đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, đã hoàn thiện hồ sơ
trình cấp có thẩm quyền công nhận4
.
Từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Quế Võ đã là huyện có công nghiệp phát triển. Với 3 khu công nghiệp Quế Võ I, II, III và 2 cụm công nghiệp, tổng diện tích hơn 1.200 ha, Quế Võ đã và đang thu hút được nhiều dự
án lớn của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đến đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi và thủy sản tăng không cao do tâm lý e ngại dịch bệnh, hơn nữa là tỉnh trung du, không có điều kiện cho phát triển thủy sản.
Dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư trong và ngoài tỉnh.
Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao thời gian qua, huyện Quế Võ đã có những biện pháp hiệu quả như: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm phát triển; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường ; chú trọng mở rộng thị trường; thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; nâng cao hiệu lực quản lý; hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển; tổ chức các phong trào thi đua quần chúng; lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thật sát sao…
* Kinh nghiệm huyện Mỹ Hào – Hưng Yên
Mỹ Hào là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, có diện tích 7.910 ha, dân số (1999) 83.876 người, gồm 13 đơn vị hành chính, với 77 thôn, phố. Huyện có trên 13 km đường quốc lộ 5A chạy qua, là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện được tái lập năm 1999 với xuất phát điểm thấp về kinh tế. Cơ cấu kinh tế năm 1999 là: Nông nghiệp 61% - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 21,6% - thương mại, dịch vụ 17,4 %. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 4,4 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 278 USD/người/năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho huyện và cơ sở còn khó khăn thiếu thốn.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 75 triệu đồng/người/năm, tăng 17 lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN
tăng cao, năm 2018, giá trị công nghiệp, TTCN đạt 14.852 tỷ đồng, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.292,2 tỷ đồng5.
Về nông nghiệp, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng bình quân 3,4%/năm (mục tiêu 3-4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt 700 tỷ đồng, tăng 0,67% so với 2017. Thực hiện tốt việc dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp, đồng thời thực hiện có hiệu quả Đề án “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn với dồn đổi ruộng đất”. Hàng năm tổ chức hàng chục chuyên đề với hàng trăm buổi tập huấn chuyển giao kĩ thuật sản xuất thâm canh tới hộ nông dân. Tập trung quy hoạch, quy vùng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 600 kg/năm. Giá trị trên 1ha canh tác đạt trên 50 triệu đồng/năm (năm 1999 đạt 30,57 triệu đồng/năm – theo giá cố định năm 1994. Toàn huyện đã chuyển 270 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi thủy sản, lập vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đã có 460 mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại (trong đó có 35 mô hình đạt tiêu chí theo quy định, tạo thêm việc làm cho trên 1.000 lao động)
Huyện tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn, xây dựng và hình thành nhiều KCN lớn, một số KCN có trình độ sản xuất hàng đầu khu vực phía Bắc, như các khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II, khu công nghiệp Minh Đức, Minh Quang… các doanh nghiệp lẻ ngoài khu công nghiệp. Đến năm 5/2019, địa bàn thu hút 234 dự án đầu tư (năm 2000 trên địa bàn có 11 dự án đầu tư). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2018 đạt hơn 14.852 tỷ đồng, tăng 10,2 % so với năm 2017.
Các loại hình dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện phát triển mạnh như:
Ngân hàng, Bưu chính viễn thông, nhà hàng, khu vui chơi, vận tải, vật liệu xây dựng… Dịch vụ bán lẻ với hàng hóa đa dạng, phong phú cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.
Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên, đến tháng 6/2009 toàn huyện có …máy điện thoại cố định, bình quân đạt 19/100
dân (năm 1999 có 914 máy điện thoại cố định; bình quân 1,8 máy/100 dân) trên 4000 máy di động và 1.733 thuê bao internet.
Từ 2000 đến 20186, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn đạt được 18,41%/năm, quy mô nền kinh tế tăng 97 lần so với khi tái lập huyện năm 1999, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Để đạt được những kết quả trên, Mỹ Hào đã xây dựng cho mình được chiến lược phát triển phù hợp. Tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; khuyến khích đầu tư ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; liên tục đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đi đôi với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác cải cách bộ máy hành chính nhà nước; đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý, của chính quyền từ huyện đến cơ sở; tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện…Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Hào đã diễn ra với tốc độ nhanh theo đúng định hướng Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Hào lần thứ XXII và XXIII đã đề ra.