Phương pháp phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 39)

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Hai phương pháp này được sử dụng trong luận văn như sau:

- Chương 1: luận văn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích những kết quả đã đạt được, những vấn đề chưa làm được. Từ đó, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra kết quả nghiên cứu của các công trình trên: kết quả đã đạt được, những lỗ hổng trong các nghiên cứu để từ đó tìm ra khoảng trống cho luận văn của mình.

- Chương 2: Tác giả tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được dùng trong luận văn, từ đó phân tích từng phương pháp được sử dụng trong luận văn như thế nào.

- Chương 3: phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu ở chương 3, khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phương pháp

phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trên các mặt như: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành: Công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện điều này, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp các văn bản, chính sách có liên quan của chính quyền huyện Diễn Châu.

Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Diễn Châu theo quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa; phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu thời gian qua.

- Chương 4: phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích quan điểm, mục tiêu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Diễn Châu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu đến 2020, định hướng đến 2025 theo hướng CNH, HĐH.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Nghệ An, huyện l cách thành phố Vinh khoảng 33 km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên là 30.504,67 ha, có 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi, 4 xã vùng bán sơn địa, 9 xã vùng biển, còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Có tọa độ địa lý từ 18o51'31'' đến 19o11'05'' vĩ độ Bắc và 105o30'13'' đến 105o39'26'' kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương:

Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu.

Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc.

Phía Đông: Giáp biển Đông.

Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành.

Là địa phương tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: QL 1A, đường sắt Bắc - Nam;QL 7,QL 48, nối với miền Tây Nghệ An và nước bạn Lào; quốc lộ 7B (tỉnh lộ 538) nối với Yên Thành đi các huyện phía Tây,... Đường thủy có kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối sông Cấm, sông Bùng đổ ra biển Đông qua cửa Vạn, cửa Hiền. Có 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát thoải, rộng,... là tiềm năng của huyện trong khai thác phát triển KT-XH theo hướng đa ngành.

* Địa hình

Địa hình Diễn Châu có cả 3 dạng: đồi núi, đồng bằng và ven biển.

a) Vùng đồi núi: Có diện tích khoảng 7.250 ha, gồm 2 tiểu vùng:

- Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: các xã Diễn Lợi, Diễn Phú, Diễn Trung, có độ cao bình quân 200 - 300m, đỉnh Thần Vũ cao nhất là 441 m, độ dốc bình quân trên 15o chiếm khoảng 80%, độ dốc dưới 15o

khoảng 20%.

- Tiểu vùng đồi thấp Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80-150m; độ dốc chủ yếu từ 15-20o.

Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá (núi Mụa, núi Mộ Dạ), khu vực Diễn Lâm có dải đồi thấp với độ cao 20-80m, 85% diện tích có độ dốc 8-15o, diện tích còn lại có độ dốc dưới 8o.Đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục hồi và phát triển lâm nghiệp, sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 15.500 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5-3,5m. Gồm các xã: Diễn Liên, Diễn Xuân, Diễn Thọ, Diễn Tháp, Diễn Thái, Diễn Đồng, Diễn Nguyên, Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Hạnh, Diễn Quảng, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng, Diễn Cát, Diễn Phúc, Diễn Tân, Diễn Lộc, Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Hoa, Diễn An, Diễn Phong, Diễn Mỹ, Diễn Hoàng và thị trấn Diễn Châu. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng chỉ từ 0,5-1,7m, thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

c) Vùng ven biển:Phân bố ở khu vực ở phía Đông QL 1 A, gồm các xã: Diễn

Hùng, Diễn Hải, Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Kim, Diễn Vạn, Diễn Thành, Diễn Thịnh và Diễn Trung. Diện tích khoảng 7.740 ha, độ cao của vùng này từ 1,8-3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường, khi có bão dễ gây ngập mặn.

* Khí hậu

Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết như sau:

a) Chế độ nhiệt:Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4oC, phân hóa

theo mùa khá rõ nét (cao nhất 40,1oC và thấp nhất 5,7oC). Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng.Tổng tích ôn lớn hơn 8.000o

C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm.

b) Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí

- Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những vùng chân đất cao.

Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.

- Lượng bốc hơi bình quân của huyện khoảng 986 mm/năm. Các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây khô hạn trong vụ xuân hè.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.

c) Chế độ gió,bão

Chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% của năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10-15 ngày.

Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động ảnh hưởng của bão (bình quân mỗi năm có 7 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn diện tích ven các cửa lạch, cửa sông.

* Thủy văn:Chế độ thuỷ văn của Diễn Châu chịu ảnh hưởng chính của sông

Bùng và các tuyến kênh nối với nó như kênh Vách Bắc, kênh Nhà Lê,...

Sông Bùng chảy trên địa hình tương đối bằng phẳng và đổ ra sông Lạch Vạn, có cửa biển Lạch Vạn nên thời gian ngập úng không kéo dài; Kênh Vách Bắc bắt nguồn từ huyện Yên Thành với tổng chiều dài khoảng 4,2 km, cung cấp nước cho các xã Diễn Hồng, Diễn Phong và Diễn Vạn; Kênh Biên Hoà bắt nguồn từ huyện Yên Thành chảy vào Diễn Châu nối với sông Bùng, là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho các xã Diễn Nguyên, Diễn Bình, Diễn Quảng, Diễn Cát, Diễn Phúc, Diễn Thành, Diễn Hoa, Diễn Kỷ; Kênh Nhà Lê chảy từ xã Diễn Hùng đến Diễn Vạn nhập với sông Bùng, chảy qua các xã Diễn Kỷ, Diễn Hoa, Diễn Thành, chảy lên phía Tây cầu Đò Đao, từ đây kênh Nhà Lê chảy qua các xã Diễn Cát, Diễn Phúc,

Diễn Thọ, Diễn Lộc và Diễn An; Sông Lạch Vạn chịu tác động của chế độ thuỷ triều nên chủ yếu làm nhiệm vụ tiêu nước và phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra còn có các hồ đập như: Bàu Da, Xuân Dương, Đình Dù,... cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu

*Tình hình phát triển về kinh tế

Nhìn chung, kinh tế của huyện giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức khá, giá trị tăng thêm (giá SS 2010) năm 2015 tăng 1,5 lần so với năm 2010. Trong đó nông, lâm thủy sản tăng 1,1 lần; công nghiệp-xây dựng tăng 1,9 lần; dịch vụ tăng 1,7 lần.

So với các địa phương trong tỉnh, năm 2015 về quy mô GTSX, GTTT Diễn Châu xếp thứ 2 (sau thành phố Vinh); chỉ tiêu VA/người Diễn Châu ở vị trí thứ 11 trong tỉnh, so với các huyện trong vùng, Diễn Châu đứng thứ 2 sau Nghi Lộc, trên Quỳnh Lưu và Yên Thành.

Về cơ cấu ngành kinh tế:

- Tỷ trọng ngành nông, lâm thuỷ sản: năm 2010 là 39,67%, năm 2015 giảm còn 29,98%, cao hơn so với MTQH (24,15%). Đến năm 2017 giảm còn 25%.

- Công nghiệp - xây dựng: năm 2010 là 20,76%; năm 2015 tăng lên 25,53%, thấp hơn so với MTQH (31,02%). Đến năm 2017 tăng lên 28%.

- Dịch vụ: năm 2010 chiếm 39,57%; năm 2015 tăng lên 44,49%, chưa đạt MTQH (44,83%). Đến năm 2017 tăng lên 47%.

Về đầu tư phát triển và tình hình thu hút đầu tư

Sự tăng trưởng kinh tế thời gian qua của huyện đã thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2017 đạt 25 ngàn tỷ đồng. Từ năm 2010 đến 2015 đã thu hút được 10 dự án lớn do doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 4.500 tỷ đồng, vốn đã thực hiện trên 1.000 tỷ đồng (Trong đó có 1 nhà máy may công nghiệp 100% vốn nước ngoài tại cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm hàng năm từ 3.000 - 4.000 lao động. Nổi bật là: khu du lịch sinh thái Mường Thanh (vốn đăng ký trên 3.000 tỷ đồng); Nhà máy may Namsung Vina; Tổ hợp khách sạn-siêu thị-chung cư Phủ

Diễn; khách sạn Thương mại Diễn Châu; nhà máy sản xuất bột cá xuất khẩu Xuri

Việt-Trung; Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa Diễn Yên,hàng năm

các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân trên 60 tỷ đồng. Tổng số DN toàn huyện đến 2017 là 609 doanh nghiệp. Trong đó có khoảng trên 40% DN hoạt động hiệu quả, số còn lại tạm ngừng sản xuất kinh doanh; một số chờ giải thể, một số không phát sinh số thuế phải nộp. Điều đó, thể hiện việc làm tốt công tác thu hút đầu tư, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính của Huyện.

Ngành sản xuất nông nghiệp:

Năm 2015 tổng diện tích gieo trồng đạt 30.787ha, trong đó: lúa và ngô 22.858 ha chiếm 74,25%, cây khác 7.929 ha, chiếm 25,75% tổng diện tích gieo trồng; hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt 2,26 lần. Đến năm 2017 tổng diện tích gieo trồng còn 30.132 ha (do chuyển đổi sang mục đích khác), trong đó: lúa và ngô 22.420 ha chiếm 74,4%, cây khác 9.712 ha, chiếm 32,2% tổng diện tích gieo trồng; hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt 2,54 lần. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 126.891 tấn, năm 2015 tăng lên 136.850 tấn, vượt MTQH (130.000 tấn). Năm 2016 đạt 138.844 tấn, năm 2017 đạt 133.320 tấn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có nhiều tiến bộ, các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa được đưa vào áp dụng trong sản xuất. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 21 cánh đồng lớn, giá trị tăng từ 10-15%, 46 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả. Diện tích có doanh thu trên 100 triệu đồng chiếm trên 44% tổng diện tích đất sản xuất (5.973 ha). Diễn Châu được biết đến là vựa lạc của Nghệ An, là một trong những vùng có chất lượng lạc nhân đứng đầu cả nước, tuy nhiên hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng.

Chăn nuôi chuyển đổi theo hình thức trang trại, gia trại được mở rộng, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng; chất lượng, hệ số chu chuyển tăng, tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp năm 2010 là 36,7%, năm 2015 tăng lên 37,15, năm 2017 vẫn ổn định ở mức 37,15%.

Lâm nghiệp, GTSX ngành Lâm nghiệp (GSS 2010) năm 2010 đạt 22,115 tỷ

đồng, năm 2015 giảm còn 21,492 tỷ đồng, năm 2017: 375 ha; độ che phủ rừng năm 2010 đạt 22,9%, năm 2015 đạt 24,3% vượt MTQH ( 23%), đến năm 2017 vẫn ổn

định độ che phủ rừng 24,3%. Năng suất rừng sản xuất, chất lượng rừng phòng hộ từng bước được nâng cao. Đến nay Diễn Châu đã có gần 500 ha rừng ngập mặn, Rừng ngập mặn chủ yếu là cây sú vẹt. Ngoài lợi ích phòng chống thiên tai, rừng ngập mặn còn là môi trường sinh trưởng của các loài thủy sản: tôm, cua, cá, nghêu, sò phát triển, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân địa phương.

Thủy sản Diễn Châu phát triển khá toàn diện, GTSX tăng bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)