Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 49 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh

tỉnh Nghệ An

3.2.1. Thực trạng xác định tiềm năng và nhu cầu của thị trường

 Ngành dịch vụ:

Xây dựng Diễn Châu trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch vùng Đông Bắc Nghệ An.

Phát triển mạnh thị trường nội địa, đồng thời tăng cường mở rộng giao lưu mua bán với các địa phương trong, ngoài tỉnh và cả nước; khai thác mọi lợi thế để mở rộng xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn, là đòn bẩy quan trọng để phát triển sản xuất. Thực hiện liên doanh, liên kết các khâu dịch vụ, chế biến, tìm kiếm và khai thác thị trường. Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, từng bước phát triển dịch vụ chất lượng cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ hiện đại, văn minh, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Đầu tư cơ sở vật chất ngành dịch vụ, lấy thị trường đô thị (thị trấn, thị tứ), khu công nghiệp, khu kinh tế làm trọng tâm; hỗ trợ và thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.

Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng để khai thác tiềm năng du lịch biển, du lịch sinh thái đồi rừng, hồ đập, gắn với di tích lịch sử văn hoá. Kết nối với ngành du lịch tỉnh hình thành các tua, tuyến du lịch hấp dẫn cho du khách trong các tuadu lịch đến Nghệ An.

Dịch vụ vận tải, kho bãi

- Đầu tư kết cấu hạ tầng và nâng cao năng lực hoạt động vận tải kết nối với các địa phương, các trung tâm KT-XH trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Phát triển dịch vụ vận tải theo hướng đa dạng hóa, tận dụng hiệu quả các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải biển.

- Tập trung phát triển công nghiệp cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa trên địa bàn huyện; hỗ trợ các doanh nghiệp, thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ vận tải trên địa bàn.

Phát triển các dịch vụ khác

Phát triển các dịch vụ có lợi thế và nhu cầu của thị trườngđang cần như: dịch vụ tư vấn, kinh doanh tài sản, khoa học công nghệ, bảo hiểm, ẩm thực, đào tạo nghề, giải trí, chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao… đảm

bảo chất lượng dịch vụ bắt kịp với các các trung tâm dịch vụ khác trong vùng, trong tỉnh. Từng bước chuyển dần các hoạt động công ích như chuyển giao công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao sang cơ chế hoạt động dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN.

 Ngành Công nghiệp - Xây dựng

Định hướng phát triển

Tăng cường quảng bá thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp dịch vụ, sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến, dệt may,... Thu hút đầu tư hình thành các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh như điện tử, điện lạnh, cơ khí,...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường phục vụ các nhà máy trong các KCN, KKT. Phát triển TTCN, làng nghề gắn với đặc điểm của địa phương, vùng miền, phù hợp với trình độ phát triển KT-XH và cơ sở hạ tầng, gắn với việc bảo vệ môi trường, sinh thái, các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Hình thành các điểm công nghiệp tập trung của huyện, các điểm CN-TTCN tập trung cụm xã, gắn với xây dựng NTM. Liên kết với Khu kinh tế Đông Nam trong lĩnh vực đầu tư theo hướng các dự án quy mô lớn tập trung vào khu kinh tế của tỉnh, quy mô vừa và nhỏ vào các khu công nghiệp huyện nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh để hạn chế tình trạng đầu tư chồng chéo, dàn trải, cạnh tranh không lành mạnh, triệt tiêu nội lực giữa các địa phương.

Đào tạo nhân lực cho quá trình phát triển công nghiệp đáp ứng xu thế hội nhập khu vực, toàn cầu (TPP, WTO, AFTA,... ). Phát triển công nghiệp bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

 Ngành Nông, Lâm, Thủy sản

Phát triển nông nghiệp đa thành phần, đổi mới HTX nông nghiệp, phát triển mạnh hình thức kinh tế trang trại, các mô hình hợp tác liên kết, liên doanh, phát huy thế tự chủ của kinh tế hộ gia đình, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển.

Phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản phát triển toàn diện, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, sản phẩm đa dạng, đồng thời phát triển một số sản phẩm chủ lực có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ theo hướng sản xuất hàng hoá tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với hệ sinh thái trên những vùng địa hình khác nhau. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao, gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường, giải quyết việc làm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;phấn đấu đạt huyện nông thôn mới vào năm 2020.

3.2.2.Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Diễn Châu đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 6047/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 đã tạo tiền đề, định hướng, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm, đồng thời đã cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xây dựng các chương trình, dự án trên địa bàn nhằm thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện trong những năm qua.

Quyết định số 4089/QĐ-UBND-TM ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc cho phép lập dự án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH huyện Diễn Châu đến năm 2020; UBND huyện Diễn Châu phối hợp với Công ty Cổ phần Xúc tiến Đầu tư và Phát triển DIPCO triển khai lập dự án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Diễn Châu đến năm 2020.

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của các ngành lĩnh vực:

Dịch vụ thương mại:

Bổ sung quy hoạch: Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng thương mại hiện có,

tập trung thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ tại các khu vực thị trấn, thị tứ, các khu đô thị, khu kinh tế, các điểm dân cư tập trung, giao thông thuận lợi, tạo đột phá và là điểm nhấn để đưa Diễn Châu trở thành một trong những trung tâm thương mại phát triển của tỉnh.

- Mạng lưới chợ: Xây dựng khai thác hiệu quả chợ đầu mối trung tâm Phủ Diễn (Diễn Thành); Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nông thôn ở các xã, đổi mới hình thức quản lý, đến 2020 trên 70% số xã có chợ đạt chuẩn nông thôn mới, đến 2025 đạt 100%.

- Trung tâm thương mại, siêu thị: Phát huy hiệu quả TTTM Phủ Diễn (Thị trấn); tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và bố trí quỹ đất để xây dựng các khu dịch vụ thương mại tổng hợp và các siêu thị trên địa bàn thị trấn và các xã: Diễn Thành, Diễn Kỷ, Diễn Xuân, Diễn Hồng, Diễn Yên, Diễn Thịnh, Diễn Đồng, Diễn Cát, Diễn Bình.

- Mạng lưới xăng dầu: Phát triển mạng lưới theo quy hoạch, xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo hướng đa ngành: xăng dầu, gas, khí hoá lỏng, dịch vụ sửa chữa,bảo dưỡng phương tiện giao thông,...

Du lịch

Điều chỉnh quy hoạch: Phấn đấu đến 2020 đạt 40-50 ngàn lượt khách (MT

cũ 13.932 lượt khách), trong đó khách quốc tế khoảng 1.000-1.200 lượt khách, có 80-85% khách lưu trú. Có 1.900 - 2.000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quy định. Doanh thu du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 35-40 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14-15%/năm. Tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động. Đến 2025 đạt 60-70 ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 4.000- 5.000 lượt khách, có 85-90% khách lưu trú. Có 2.500 - 3.000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quy định. Doanh thu du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 80-100 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 15-17%/năm. Tạo việc làm cho khoảng 9.000 – 10.000 lao động.

Bổ sung quy hoạch:

- Tiếp tục thu hút đầu tư, xây dựng các khu du lịch biển Diễn Thành, Hòn Câu; khu du lịch Đền Cuông-Cửa Hiền-hồ Xuân Dương; Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm.

- Quy hoạch các khu du lịch mới: Khu du lịch sinh thái Rú Hốp (Diễn Lợi), quy mô 20 ha; khu du lịch biển Lạch Vạn (Diễn Kim) 26,82 ha; Khu du lịch ven biển (Diễn Thành, Diễn Thịnh) 189,18 ha; Khu vui chơi giải trí và dịch vụ tổng hợp Diễn Xuân (đang thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư).

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch, văn hóa du lịch để phát triển du lịch của huyện. Xây dựng các tua, tuyến hợp lý, hiệu quả, tiện lợi cho du khách: du lịch biển: Diễn Thành, Cửa Hiền, Hòn Câu; Du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử: Đền Cuông, núi Mộ Dạ,... du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Lèn Hai Vai, Hồ Xuân Dương, Cửa Hiền, Hòn Nhạn, khu du lịch sinh thái Mường Thanh,....

- Tăng cường công tác quảng bá, liên kết với các trọng điểm du lịch của tỉnh như Nam Đàn, Thị xã Cửa Lò, Thành phố Vinh xây dựng các poster, biển quảng cáo, quảng bá hình ảnh, các điểm du lịch đặc trưng của địa phương. Xúc tiến mở các tuyến du lịch: Diễn Châu-Vinh-Nam Đàn; Diễn Châu-Yên Thành-Đô Lương- Tân Kỳ; Diễn Châu-Pù Mát; Diễn Châu-Quỳnh Lưu-Hoàng Mai-Phủ Quỳ,...

- Khai thác giá trị văn hóa phi vật thể như Dân ca Ví, Giặm, Ca Trù; các làng nghề truyền thống như nghề muối, chế biến hải sản, tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Quan tâm giải pháp bảo vệ môi trường biển, môi trường sinh thái rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển.

Dịch vụ vận tải, kho bãi

Điều chỉnh quy hoạch: Khối lượng hàng hóa vận chuyển đến năm 2020 đạt

khoảng 4,8 triệu tấn/MT cũ 6,3 triệu tấn; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 143,4 triệu tấn/km/MT cũ 259 triệu tấn. Đến năm 2025 khối lượng hàng hóa vận chuyển đến đạt khoảng 6 – 6,5 triệu tấn; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 200 - 250 triệu tấn/km.

Doanh thu dịch vụ vận tải, kho bãi đến năm 2020 đạt 400-450 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 10-11%/năm, tạo việc làm cho trên 1.000 lao động.

Doanh thu dịch vụ vận tải, kho bãi đến năm 2025 đạt 600-650 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 14-15%/năm, tạo việc làm cho trên 5.000 lao động.

Bổ sung quy hoạch: Đầu tư xây dựng 02 bến xe tại xã Diễn Phúc và xã Diễn

Yên. Xây dựng trạm dừng nghỉ trên quốc lộ 1A.

Bưu chính, viễn thông

Điều chỉnh bổ sung: Đến năm 2020 đạt từ 70-75 máy điện thoại/100 dân/ MT cũ 30-35 máy; số thuê bao cố định internet đạt 45-50 thuê bao/100 dân/ MT cũ 30-35 TB; Doanh thu từ dịch vụ bưu chính, viễn thông 30-32 tỷ đồng (GHH), tốc độ tăng trưởng đạt 2,5-3%/năm.

Đến năm 2025 đạt từ 85-90 máy điện thoại/100 dân; số thuê bao cố định internet đạt 75-80 thuê bao/100 dân; Doanh thu từ dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt trên 100 tỷ đồng (GHH), tốc độ tăng trưởng đạt 4 – 5 %/năm.

Dịch vụ tài chính ngân hàng

Tạo điều kiện và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động, kinh doanh, thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng mở chi nhánh tại huyện. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Có cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển bảo hiểm phục vụ phát triển nông, lâm, thuỷ sản. Phấn đấu tốc độ huy động vốn tăng 15-18%/năm.

 Ngành Công nghiệp - Xây dựng

Công nghiệp - TTCN

Chế biến nông, lâm, thủy sản Bổ sung quy hoạch:

+ Tập trung xây dựng các làng nghề chế biến nông sản có truyền thống ở các xã như: Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Kỷ, Diễn Vạn và Diễn Hùng.

+ Xây dựng cơ sở chế biến lạc xuất khẩu tại xã Diễn Thịnh, quy mô công suất 8-10 ngàn tấn (sơ chế).

+ Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại KCN Thọ Lộc với công suất thiết kế 10.000 tấn/năm. Chế biến thức ăn gia súc hàng năm đạt từ 45-50 ngàn tấn/MT cũ 27 ngàn tấn.

+ Quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, lò giết mổ gia súc, kho đông lạnh, sơ chế, bảo quản rau và thực phẩm sạch tại các xã Diễn Xuân, Diễn Kỷ, Diễn Tân và Diễn Thành; liên kết với doanh nghiệp đủ tiềm lực làm cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu Lạc Diễn Châu và một số sản phẩm có tiềm năng.

- Chế biến thủy sản hải sản: Đầu tư xây dựng, nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, phát huy hết công suất, đa dạng hóa sản phẩm. Quan tâm phát triển chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; tập trung thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu với thiết bị công nghệ hiện đại nhằm khai thác, chế biến có hiệu quả, nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.

Tập trung mở rộng phát triển ngành nghề chế biến hải sản tại các xã vùng biển, trọng tâm là nghề chế biến nước mắm truyền thống, mắm các loại, cá mực phi lê, tôm nõn, sứa, ghẹ,chế biến bột cá và các loại sản phẩm khô như mực, moi, cá cơm.; xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu nước mắm Vạn Phần; tập trung đầu tư KHCN vào chất lượng để mở rộng thị phần, nâng cao giá trị sản phẩm.

Bổ sung quy hoạch:

+ Đầu tư phát triển vùng trung tâm nghề cá của huyện ở các xã Diễn Ngọc,

Diễn Bích; mở rộng quy mô 2 làng nghề chế biến đã được công nhận, quy hoạch xây dựng làng nghề Hải Trung (Diễn Bích), Đông Lộc (Diễn Ngọc). Xây dựng cụm chế biến hải sản tập trung Hải Thượng (Diễn Ngọc), thu hút đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đông lạnh xuất khẩu với công suất 2,3-5 nghìn tấn/ năm.

+ Đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh tại Lạch Vạn (Diễn Vạn) công suất chế biến15 tấn/ngày.

+ Xây dựng khu chế biến thủy sản tập trung tại xã Diễn Hùng. - Chế biến lâm sản, mộc dân dụng

Bổ sung quy hoạch:

- Tập trung phát triển nghề cưa xẻ, mộc dân dụng ở các xã: Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Yên, Diễn Xuân, Diễn kỷ, Diễn Mỹ, Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Tân, Diễn Phú; Nghề mộc đóng và sửa chữa tàu thuyền ở Diễn Bích, Diễn Ngọc.

- Từng bước xây dựng các cụm, điểm TTCN và dịch vụ có quy mô từ 5-10 ha để bố trí SXKD tập trung, xa khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phấn

đấu đến 2020 sản xuất đạt khoảng 10.000 m3

sản phẩm/MT cũ 4.500 m3. Đến 2025 sản xuất đạt khoảng 18.000 m3

sản phẩm.

Dệt may: Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển nghề tơ lụa Diễn Kim, phát triển mạnh tiêu thụ hết sản phẩm kén trên địa bàn huyện; ổn định quy mô diện tích trồng dâu 50 ha, sản lượng tơ hàng năm đạt từ 20-25 tấn, tổ chức sản xuất vải đụi và các loại sản phẩm dệt từ nguyên liệu tơ tằm trên địa bàn huyện đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Phát triển các nghề dệt truyền thống: dệt trủ, dệt xăm, đan lưới,... hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 49 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)