Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 87)

- Một số mục tiêu quy hoạch và mục tiêu nghị quyết được xây dựng trong thời điểm có nhiều thuận lợi nên đã đề ra quá cao so với khả năng thực tế.

- Giai đoạn 2011-2015, 2016 – 2017 tình hình KT-XH của đất nước gặp nhiều khó khăn, tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới; tình hình Biển Đông; chính sách thắt chặt đầu tư công, tín dụng ngân hàng;...làm giảm nguồn vốn đầu tư, ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng trong huyện còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH. Đầu tư cho kinh tế biển còn rất hạn chế.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Khu công nghiệp Thọ Lộc thuộc Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đóng trên địa bàn huyện chậm phát huy, chưa đóng góp vào giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của Diễn Châu.

- nh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, khó lường gây ảnh hưởng lớn đển sản xuất và đời sống người dân, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, trồng trọt và chăn nuôi.

- Công tác lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy và chỉ đạo thực hiện của chính quyền trên một số lĩnh vực chưa thật quyết liệt. Năng lực lãnh đạo ở một số địa phương, cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

-Một số chỉ tiêu tính khả thi thấp, vượt quá khả năng cân đối nguồn lực của huyện. Việc bám và tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết ở một số ngành còn chưa sát, chưa tập trung tích cực.

-Tiến độ, hiệu quả thực hiện một số đề án, chương trình còn chậm, thu tiền cấp quyền sử dụng đất, nguồn lực không đảm bảo. Việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, doanh nhân còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn vi phạm và xử lý còn chậm.

-Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân trong việc vận động, thu hút, mời gọi đầu tư chuyển biến còn chậm. Một bộ phận cán bộ và nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

-Nguồn lợi tài nguyên biển ngày càng suy giảm do chịu sự tác động bất lợi của con người gây nên như ô nhiễm môi trường, khai thác mang tính hủy diệt,... Lực lượng kiểm soát và bảo vệ lĩnh vực này quá mỏng, phương tiện còn thiếu. Phát triển kinh tế biển là tiềm năng lớn của huyện nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

CHƢƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN. 4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

* Tác động của bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực

Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi đối với nền kinh tế thế giới. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đang có nhiều thay đổi. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ KH CN để phát triển. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương thế hệ mới.

Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế-chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. ASEAN trở thành cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài.

Thị trường tài chính-tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới. Sự đối đầu ngày càng trầm trọng giữa chủ nghĩa khu vực và hợp tác đa phương, gây bất lợi đến tiến trình toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thế giới. Giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu lớn. Sự sụt giảm giá dầu đang tác động tiêu cực toàn diện tới kinh tế của các nước xuất khẩu dầu; tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh

khác, giá dầu sụt giảm cũng làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại lạm phát ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015), đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của khối; ASEAN đã và đang khẳng định là vai trò trung tâm trong tiến trình hội nhập ở khu vực Đông Á. Hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Mức độ ảnh hưởng, tranh giành thị phần của các nước lớn tại khu vực ngày càng quyết liệt hơn.

Ngoài ra các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nguyên nhiên liệu, khoảng cách giàu nghèo sẽ nóng hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển của Việt Nam.

Tác động bối cảnh trong nước

- Sự thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm 2015-2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 18, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng của đất nước nói chung và Nghệ An nói riêng trong hành trình hội nhập khu vực và quốc tế; thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025.

- Giai đoạn 2016-2020 và 2021 - 2025 là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm, mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước, trong đó có TPP, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ, vượt qua những thách thức lớn trong quá trình hội nhập.

- Kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế còn thấp.

Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và

giải quyết vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực… tạo tiền đề tích cực cho thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.

* Tác động bối cảnh trong vùng, trong tỉnh

Tác động trong vùng: Diễn Châu đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tích cực từ sự phát triển của vùng Bắc Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, theo đó sẽ có sự tác động lan toả tích cực của các vùng kinh tế trọng điểm trong vùng như: Khu kinh tế Đông Nam;vùng Nam Thanh-Bắc Nghệ, đặc biệt là vùng Hoàng Mai-Đông Hồi gắn với Khu kinh tế Nghi Sơn; cùng với đó là sự phát triển các ngành công nghiệp động lực như nhiệt điện, xi măng, luyện thép, cơ khí, hóa chất, cảng biển. Diễn Châu cũng là một trong 5 địa phương của Nghệ An là trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Bắc miền Trung là điều kiện cho Diễn Châu có cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế biển… giai đoạn 2021 – 2025.

Tác động trong tỉnh: thời gian qua Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu, đặt nền tảng cho phát triển KT-XH, tạo niềm tin cho nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về Phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVIII đã đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển đến 2020. Giai đoạn 2016-2020, Nghệ An tập trung phát triển 5 lĩnh vực trọng điểm:

(1) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển nông, lâm, thủy sản; (2) Phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế;

(3) Phát triển du lịch, dịch vụ, đặc biệt là du lịch biển, đảo gắn với du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái; các dịch vụ đào tạo, tài chính ngân hàng, y tế, thông tin truyền thông, thương mại;

(4) Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và mạng lưới đô thị;

(5) Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Đó là những tác động có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Diễn Châu nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương trong thời gian tới.

4.2. Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

4.2.1. Quan điểm

Cơ cấu kinh tế là sản phẩm kinh tế khách quan thể hiện nội dung, mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định. Cơ cấu kinh tế luôn vận động theo trình độ phát triển của trình độ sản xuất và nhu cầu của xã hội. Sự vận động diễn ra từ thấp đến cao; các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế luôn biên đối phá vỡ sự cân đối và nó lại điều chỉnh, cân đối để tạo ra sự ổn định.

Từ những nhận thức trên, vận dụng vào điều kiện, bối cảnh thực tế của huyện, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu cần phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo phù hợp với mô hình kinh tế

thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa theo chiến lược chung của cả nước. Trong

quá trình chuyển dịch không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn mà phải tiến hành từng bước sao cho phù hợp với trình độ và hoàn cảnh cụ thể của huyện.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế trước hết phải khắc phục cho được tình trạng tự cấp, tự túc và khép kín, tình trạng độc canh và phân tán, chuyển mạnh sang phát triển nền kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường hàng hóa và các hoạt động thương mại thông qua quan hệ cung cầu và giá cả thị trường, thông qua hợp tác và cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo được tính hiệu quả - phát

triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải tạo khả năng nâng cao thu

nhập, tăng tích lũy của nền kinh tế, tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, tăng thu nhập bình quân đầu người, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội, từng bước giải quyết vấn đề thất nghiệp, đói nghèo và môi trường sinh thái. Đảm bảo phát

triển quy mô sản xuất hợp lý, từng bước áp dụng phương pháp công nghiệp vào sản xuất. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thân thiện môi trường, ưu tiên xúc tiến thu hút đầu tư các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành cớ khí chế tạo, điện, điện tử.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo tập trung phát triển sản

xuất kinh doanh với quy mô sản xuất hợp lý, từng bước áp dụng tiến bộ KHKT,

công nghệ cao vào sản xuất. Trong điều kiện kinh tế của huyện Diễn Châu hiện

nay, phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, theo đó cho phép khai thác tối đa khả năng của các ngành và các lĩnh vực kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, và công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất kinh doanh để tạo ra những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, hình thức đa dạng, phong phú.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên cơ sở tích cực phát huy

nội lực và các lợi thế so sánh. Với quan điểm này, yêu cầu Diễn Châu phải khai

thác triệt để nội lực là chính, tự lực vươn lên; đồng thời tranh thủ và sử dụng hiệu quả ngoại lực để phát triển. Do nguồn vốn đó có hạn, nên cần phải tập trung vào các ngành, các mặt hàng có lợi thế so sánh, tận dụng và phát huy các lợi thế so sánh, tiết kiệm vốn, tránh đầu tư dàn trải lãng phí.

4.2.2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện

Diễn Châu đến 2120, định hướng đến 2025 là: “Phát huy mọi nguồn lực, khai thác

hiệu quả mọi tiềm năng lợi thế của huyện, đẩy nhanh phát triển đô thị; phát triển dịch vụ, du lịch, kinh tế biển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp, xây dựng-nông, lâm, thủy sản. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; giải quyết việc làm cho người lao động; dân chủ cơ sở được phát huy; hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường; chính trị xã hội ổn định;

quốc phòng-an ninh được giữ vững.”8

Mục tiêu phấn đấu của huyện:

8

- Đến năm 2025: Tổng GTTT đạt khoảng 10.500-11.000 tỷ đồng (giá SS 2010); GTTT bình quân/người (giá HH) đạt 160-165 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 200-210 triệu đồng, tương đương 9.500 -10.000 USD.

- Tốc độ tăng trưởng GTTT bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 11,5-12,0%. Trong đó: Nông lâm thủy sản 4,5-5%; Công nghiệp - xây dựng 14,5-15,0%; Dịch vụ 13,5-14%.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (GTTT-GHH): Dịch vụ 47-48% ; Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)