2.4.1. Khái niệm chất lượng
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
"Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - Giáo sư người Mỹ).
"Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định", theo Giáo sư Crosby.
"Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất", theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có".
Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Viêt Nam 5200 - ISO 9000 thì “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc
định trước của người mua”.
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.
Nói chung, các định nghĩa trên cùng hướng đến cái nổi bật cuối cùng mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều muốn đạt đến là sự thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với các điều kiện nhất định.
2.4.2. Chất lượng hoạt động kiểm toán, kiểm tra
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA220) - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán thì: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.
Theo Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, chất lượng là khả năng là khả năng KTV phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trong thông tin được kiểm toán. DeAngelo (1981) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên xác định CLKT dựa trên khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong BCTC của công ty khách hàng. Nhiều nhà khoa học kiểm toán đã dựa vào quan điểm này để phát triển các lý luận về CLKT. Palmrose, Z. (1988), Bradshaw (2001) và hầu hết các nghiên cứu khác đều thống nhất cho rằng, CLKT được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai sót trọng yếu trong việc trình bày và công bố các BCTC của các khách hàng được kiểm toán. Khả năng các KTV phát hiện được các sai phạm trọng yếu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp của KTV, còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV, trong đó có sức ép từ phía khách hàng được kiểm toán…
2.4.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng
Theo ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng của Hoa Kỳ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) vừa qua đã đưa ra gợi ý về các tiêu chí đánh giá CLKT. Đây có thể là kinh nghiệm có thể nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam.
Theo PCAOB, các tiêu chí đánh giá CLKT có thể chia thành 3 nhóm: các tiêu chí liên quan đến đầu vào của quá trình kiểm toán (audit inputs), các tiêu chí
liên quan đến quá trình kiểm toán (auditprocesses) và tiêu chí liên quan đến kết quả kiểm toán (audit results).
Các tiêu chí đánh giá CLKT liên quan đến đầu vào của quá trình kiểm toán: bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến nhân sự của công ty kiểm toán như khối lượng công việc của giám đốc kiểm toán và KTV, tỷ lệ KTV chuyển việc, kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV, thời gian đào tạo KTV.
Theo công ty kiểm toán, kế toán và tư vấn thuế “Russell Bedford KTC” có chỉ ra các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng kiểm toán, bao gồm 03 tiêu chí sau:
Mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán
Mức độ thoả mãn về những đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước cũng như các qui định riêng của đơn vị.
Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp
Theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực 200 “mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính”: Kiểm toán viên phải luôn coi trọng và chấp hành pháp luật nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán; kiểm toán viên phải luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như: tính độc lập; chính trực; khách quan; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tính bí mật; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn; có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Cũng theo Báo Kiểm toán (tháng 10/2013) của Kiểm toán Nhà nước có nêu: chất lượng kiểm toán được xem xét trên hai góc độ là chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng cuộc kiểm toán. Chất lượng kiểm toán nói chung, gồm chất lượng của môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát. Môi trường kiểm soát bao
gồm các nhân tố bên trong cơ quan kiểm toán nhà nước như nhận thức, quan điểm của người lãnh đạo về kiểm soát; các quy định nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát; cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm soát, chính sách về nhân sự; các yếu tố bên ngoài như hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý của Nhà nước...Do vậy việc xây dựng tiêu chí để đánh giá chất lượng kiểm toán nói chung là khó thực hiện. iêng đối với chất lượng cuộc kiểm toán có thể xây dựng các tiêu chí để đánh giá và lượng hoá được, đó là mức độ đạt được so với chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định khác về nghiệp vụ kiểm toán có liên quan.
2.5. Thực trạng công tác kiểm tra tài chính Đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn Tây Ninh
2.5.1. Thực trạng trong kiểm tra tài chính đảng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảng, nhiệm kỳ (2010 – 2015) đã chỉ rõ nhiều mặt làm được cũng như những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong công tác kiểm tra tài chính đảng tại các tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như:
- Các tổ chức đảng chưa nhận thức được hết vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đảng; còn nể nang trong cuộc kiểm tra tài chính và xử lý số tiền vi phạm;
- Hằng năm UBKT các cấp chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, xác định rõ nội dung, đối tượng kiểm tra tài chính; tăng cường phối hợp với UBKT cấp trên, cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp và ban ngành địa phương để triển khai thực hiện;
- Chưa xử lý hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm; kiên quyết thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước những vi phạm về kinh tế;
- Chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định, hướng dẫn về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và cũng như nguồn ngân sách Đảng;
- Trình độ chuyên môn và số lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tài chính còn hạn chế;
- Cơ sở vật chất còn thiếu để phục vụ công tác quản lý tài chính;
- Quy trình kiểm tra về tài chính đảng của Ủy ban Kiểm tra các cấp đã có nhưng chưa được chú tâm nghiên cứu dẫn đến chất lượng các cuộc kiểm tra là chưa cao...
2.5.2. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của uỷ ban kiểm tra các cấp trong công tác kiểm tra tài chính đảng
Ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã xác định công tác kiểm tra tài chính đảng có vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Kết quả kiểm tra tài chính đảng giúp cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nâng cao nhận thức về công tác tài chính đảng, phát huy ưu điểm, khắc phục, chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính đảng nói riêng, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nói chung. Một khi đã nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của công tác kiểm tra tài chính thì tính độc lập trong các cuộc kiểm tra sẽ tăng lên, chất lượng của cuộc kiểm tra sẽ có hiệu quả cao hơn; giúp cho đối tượng sử dụng báo cáo kết quả dễ nắm bắt được tình hình của đơn vị.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2012) đã đề cập trong sách Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng có nêu nhiệm vụ kiểm tra tài chính của UBKT Tỉnh ủy đối với:
- Cấp ủy cấp dưới, trước hết tập trung kiểm tra đối với ban thường vụ huyện ủy, thị ủy và cấp ủy tương đương.
- Cơ quan tài chính của cấp ủy cùng cấp là văn phòng tỉnh ủy.
- Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc tỉnh ủy, gồm có: ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, báo của tỉnh ủy, các nhà khách, nhà nghỉ và doanh nghiệp của tỉnh ủy.
2.5.3. Các quy định, hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đảng
Một số nội dung cơ bản các quy định quản lý tài chính đảng:
tác tập trung dân chủ kết hợp với phân cấp quản lý, bảo đảm tính độc lập, tự chủ trong công tác quản lý ngân sách của Đảng, nhằm phục vụ tốt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp ủy và của toàn Đảng.
-Trung ương Đảng quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tải sản của Đảng, mức đóng đảng phí của đảng viên, cấp ủy đảng các cấp chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cấp mình và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
-Ngân sách Nhà nước các cấp có trách nhiệm đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt nam. Cơ quan quản lý tài chính nhà nước thực hiện cấp kinh phí đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên của Đảng bằng hình thức lệnh chi tiền.
- Văn phòng cấp ủy các cấp thực hiện chức năng cơ quan tài chính của cấp ủy có nhiệm vụ giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quy định về công tác tài chính của cấp ủy cấp trên và cấp ủy cấp mình; quản lý và điều hành ngân sách; thừa ủy quyền cấp ủy làm chủ sở hữu tài sản của Đảng.
Thực trạng, còn xảy ra việc chấp hành không đúng các quy định về xây dựng, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách. Văn phòng Trung Ương Đảng đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về chế độ thu, chi hoạt động của đảng như: Công văn 141-CV/VPTW/nb, ngày 17/3/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW, ngày 28/12/2010 quy định về chế độ Đảng phí; Công văn số 836-CV/VPTW/nb, ngày 03/10/2011 và Công văn số 944-CV/VPTW/nb, ngày 02/11/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về thực hiện cơ chế tài sản Đảng; Quy định số 05-QĐ/TU, ngày 22/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động cấp ủy; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 30/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về ban hành Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở; Hướng dẫn số 21-HD/VPTW, ngày 04/3/2013 của Văn phòng Trung ương hướng dẫn thực
hiện Quy định số 99-QĐ/TW…Văn bản quy định rõ ràng sẽ giúp cho cán bộ làm công tác tài chính đảng dễ nắm bắt, thực hiện.
2.5.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra tài chính đảng
Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2014 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy có nêu, do trình độ chuyên môn chưa vững nên việc kiểm tra, giám sát với đảng viên, nhất là đối với đảng viên là cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ do cấp ủy cùng cấp quản lý chưa thực hiện tốt. Cũng qua khảo sát của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, một số cán bộ kiểm tra ở cơ sở có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; nắm chưa vững các quy định của Trung ương về kiểm tra, giám sát nên khi lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát còn lúng túng, chất lượng, hiệu quả chưa cao, nhất là nhiệm vụ giám sát, từ đó dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy về việc thi hành kỷ luật đảng còn hạn chế. Cùng với đó, trình độ chuyên môn, năng lực công tác của một số cán bộ kiểm tra cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo thống kê của UBKT Tỉnh ủy năm 2015 thì tổng số cán bộ làm công tác kiểm tra tài chính đảng là 278 trong đó chỉ có 24 đồng chí có chuyên ngành là kế toán – tài chính, còn lại là 188 đồng chí không có chuyên ngành là kế toán – tài chính. Qua thống kê ta thấy tỷ lệ cán bộ có chuyên ngành kế toán – tài chính là thấp, chỉ có 11,32%, điều này là đáng báo động. Cho nên cần phải có chính sách đào tạo hợp lý.
2.5.5. Quy trình kiểm tra tài chính đảng
2.4.5.1. Xây dựng kế hoạch
Theo văn bản của Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy định về công tác kiểm tra, giám sát tài chính đảng thì:
Hằng năm, ủy ban kiểm tra các cấp chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính đảng. Khi lựa chọn đối tượng kiểm tra cần cứ vào tiêu chí sau đây:
- Đơn vị ít hoặc chưa được kiểm tra hoặc có khoảng cách thời gian tương đối dài (từ 03 năm trở lên kể từ lần kiểm tra trước)
- Đơn vị có quy mô sử dụng ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ lớn; có nhiều đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có nguồn thu lớn.
- Đơn vị được kiểm tra hay nội dung kiểm tra chứa đựng những nguy cơ có khả năng dễ xảy ra sai sót.
- Địa bàn, lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh sai phạm hoặc được cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra các cấp quan tâm.
- Không nằm trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán Nhà nước hoặc kế hoạch kiểm tra hằng năm của cơ quan tài chính đảng.
2.4.5.2. Tổ chức thực hiện
Để cho công tác kiểm tra tài chính được nhanh gọn, chính xác, tuân thủ theo các thủ tục của UBKT trung ương thì UBKT tỉnh Tây Ninh đã xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng từ cấp tỉnh cho đến cấp cơ sở, chi bộ và Đảng ủy bộ phận năm 2014. Quy trình này ban hành theo Quyết định số 3758-