Con người trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 28 - 41)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Con người trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách

mạng tháng Tám 1945

Cuộc sống luôn vận động theo từng giai đoạn lịch sử nên văn học ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ thể hiện con người với những đặc điểm riêng biệt.Trước khi trình bày chi tiết về con người trong Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, chúng tôi điểm qua một số nét cơ bản đáng chú ý về con người trong văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Trong văn học dân gian, con người được thể hiện là sản phẩm của tự nhiên (“Người ta là hoa đất”), nhưng là sản phẩm cao nhất, hoàn mỹ nhất của tự nhiên, vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ. Đó không chỉ là thiên nhiên tự nó, mà còn là thiên nhiên cho nó. Con người chẳng những có khả năng nhận thức thiên nhiên, mà còn có khả năng cải tạo thiên nhiên. Con người là chúa tể của muôn loài vì có trí khôn (“Trí khôn của ta đây”). Ngoài những nhu cầu bản năng, con người còn có ý thức, có khả năng thăng hoa những nhu cầu ấy thành chất Người. Chẳng hạn, con người thăng hoa nhu cầu ăn uống thành văn hoá ẩm thực, thăng hoa nhu cầu tình dục thành tình yêu. Con người ham sống nhưng không sống bằng mọi giá. Họ hiểu sống phải có vật chất nhưng còn hiểu sống cần có cả những cái cao hơn vật chất, đó là tinh thần, là tình thương và danh dự (“Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng

cò con”. “Sống vì mồ mả, ai sống bằng cả bát cơm”...). Như vậy, trong văn

học dân gian, con người được thể hiện là con người tự nhiên, gồm cả yếu tố bản năng và ý thức. Đặc điểm con người bản năng đã được kế thừa, phát triển với những điểm mới trong văn học hiện đại Việt Nam.

Trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm về con người chi phối cả một thời kì văn học là quan niệm con người vũ trụ, con người đạo đức, con

hùng đối diện đàm tâm với thiên nhiên vũ trụ, sánh ngang tầm vũ trụ “Trí chủ

hữu hoài phù địa trục / Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” (Cảm Hoài – Đặng Dung).

Con người được thể hiện trong văn học trung đại còn là con người đạo đức, luân lí, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặc trưng của họ “Dù nội ngoại bên nào cũng vậy / Đừng tranh giành bên ấy, bên này / Cù Lao

đội đức cao dày /Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.” (Gia huấn ca –

Nguyễn Trãi). Đó còn là con người đấng bậc, nhân vật được nói đến trong tác phẩm văn học là những “đấng”, những “bậc” đáng kính trọng. Họ là “đấng tài hoa” (Đạm Tiên); “bậc tài danh” (Kim Trọng); “bậc bố kinh” (Thúy Kiều); “đấng anh hùng” (Từ Hải)... Đối với những nhân vật ấy, tác giả dành cho những lời trang trọng, tượng trưng.

Trong văn học trung đại Việt Nam, con người cá nhân cũng được thể hiện ở mức độ đậm nhạt và qua nhiều bình diện khác nhau, đậm nét nhất trong các sáng tác giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Ví như, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng (thơ Hồ Xuân Hương); con người với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn (thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,...); con người thể hiện cảm hứng sống ẩn dật, hành lạc (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm); con người với tình yêu lứa đôi, hạnh phúc, khát vọng nhu cầu trần thế (Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quáivàTruyền kỳ mạn lục); con người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn (Chinh phụ ngâm);

con người cá nhân công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ (thơ văn Nguyễn

Công Trứ, Cao Bá Quát); con người cá nhân giải thoát bằng hưởng lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX); con người cá nhân trống rỗng, mất hết ý nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến),… Đây là tiền đề cho sự thể hiện một cách mạnh mẽ, sâu sắc con người

cá nhân trong văn học hiện đại Việt Nam.

Đến thời kì hiện đại, từ đầu thế kỉ XX, khi điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội có nhiều đổi khác thì quan niệm về con người trong văn học cũng thay đổi theo. Con người tự nhiên, bản năng từng được thể hiện trong văn học dân gian,

bị kiềm tỏa bởi những quy định khắt khe của văn học Nho giáo thời trung đại, đến thời kì hiện đại khi gặp được luồng gió Tây phương đã xuất hiện trở lại với những biểu hiện mới mẻ hơn. Con người cá nhân từng được ghi dấu trong văn học trung đại giai đoạn cuối đến thời kì hiện đại đã được khẳng định rõ nét. Sự vận động nội tại của văn học gặp luồng gió văn hóa phương Tây đầu thế kỉ XX đã tạo nên sự thể hiện con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 có ba hiện tượng văn học lớn với những quan niệm về con người đáng chú ý.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mà tiêu biểu là các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đã thể hiện một quan niệm con người mới làm nền tảng cho việc xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật trong tác phẩm. Đó là con người cá nhân với khát vọng tìm cách thoát ly mọi quan hệ xã hội để thỏa mãn tự do bản năng. Con người cá nhân không chịu gò mình trong khuôn khổ lễ giáo phong kiến, muốn vượt ra ngoài vòng cương tỏa để hướng đến quyền tự do quyết định hạnh phúc. Tình yêu đi theo nhịp đập của trái tim chứ không theo sự xắp xếp của cha mẹ. Đó không phải là thứ tình yêu tài tử giai nhân Thúy Kiều – Kim Trọng, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga… Đó là những mối tình lãng mạn không theo thông lệ xã hội cũ như mối tình của Dũng và Loan trong Đoạn tuyệt, Mai và Lộc trong Nửa chừng xuân, Trương và Tuyết trong Đời mưa gió, Nhung và Nghĩa trong Lạnh lùng..vv.. Tất nhiên, để đến được với hạnh phúc họ gặp vô vàn những cản trở của gia đình trọng phú quý, cổ hủ và từ phía chính bản thân họ. Thế nhưng những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi nhân vật thì không thể nào giấu nổi. Có thể nói một trong những cách tân quan trọng về nội dung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là thay đổi cách nhìn về con người. Nhà văn đưa con người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ. Kết thúc tác phẩm có thể là những tương lai xán lạn cho nhân vật hoặc còn để lại nhiều trăn trở trong lòng người

đọc. Nếu như ta gọi tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn là tiểu thuyết luận đề thì dường như họ đã có một luận đề nhất quán từ trước đến sau – Luận đề về con người cá nhân: Từ con người cá nhân xã hội mang đậm màu sắc chính trị qua con người cá nhân lãng mạn lập dị đến con người cực đoan liều lĩnh.

Thơ mới cũng thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn, là một hiện tượng

thơ ca nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đánh dấu sự chuyển mình theo hướng hiện đại hóa của thơ Việt Nam. Thơ mới xuất hiện

mang theo một quan niệm mới mẻ về con người, không phải con người vũ trụ, con người đạo đức, con người đấng bậc như trong thơ Trung đại mà là con người cá nhân với tất cả những biểu hiện trần thế nhất. Nếu con người trong thơ trung đại là cái Ta chung thì con người trong Thơ mới là cái Tôi riêng, một cái Tôi “mang ý nghĩa tuyệt đối của nó” [39; tr. 59]. Trong thơ ca Trung đại, ta không

thể tìm đâu những câu thơ khẳng định cái Tôi như thế này: “Tôi chỉ là một khách

tình si”, “Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng”, “Tôi là con chim đến từ núi lạ”, “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”…Cái Tôi không nấp đằng sau, bên trong cái Ta

nữa, nó như đứng giữa cuộc đời để khẳng định sự xuất hiện của mình, thể hiện những xúc cảm một cách thành thực. Nếu con người trong thơ trung đại chủ yếu hướng đến nói chí, tỏ lòng, thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, tâm sự thời thế… thì con người trong Thơ mới thể hiện những cung bậc cảm xúc thầm kín, riêng tư, cá nhân. Có được điều này là bởi ở Thơ mới có sự thay đổi điểm nhìn so với thơ trung đại: nhìn từ bên trong cái tôi, qua lăng kính của cảm giác. Cái Tôi thi sĩ tự nhìn thấu tâm hồn mình và thể hiện trên trang thơ những cảm xúc chân thực, sâu sắc nhất của tâm hồn trước cuộc đời. Đó là tình yêu say đắm nồng nàn, là nỗi buồn thê lương trước không gian và thời gian, là nỗi cô đơn, cảm giác bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời… Thế Lữ -"người khách đi qua

trần thế" đã thoát ly để đi tìm cái đẹp “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể”, mộng mơ trong chốn Bồng Lai tiên cảnh. Xuân

trong tình yêu với nỗi phấp phỏng muốn chiếm lĩnh thời gian: “Mau với chứ,

vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non sắp già rồi”; Huy Cận mang cái tôi

“sầu vạn kỷ” nơi quán chật đèo cao, sông dài trời rộng “Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu”. Chế Lan Viên mang cái tôi tiếc thương quá

khứ, lạc trong thế giới điêu tàn siêu hình, thần bí, băn khoăn nghi nghờ bản thể

“Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta/ Ý của ai trào lên trong đáy óc”. Dường như trước

sự biến suy của xã hội cùng ảnh hưởng văn hóa Tây phương, cái tôi trong Thơ mới bấy lâu dồn nén chợt vỡ òa. Cái tôi đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới.

Văn xuôi hiện thực nhìn xã hội trong quan hệ với số phận và ứng xử cá

nhân. Văn học hiện thực xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh, là tiêu bản của hoàn cảnh. Nhà văn mổ xẻ con người chính là khám phá tác động hoàn cảnh lên con người. Đó là quan niệm mới về con người, khác với quan niệm con người là kẻ mang đạo lý chống lại kẻ vô đạo, là anh hùng thay trời hành đạo trong văn học trung đại.

Đối với Nguyễn Công Hoan, mỗi con người là một diễn viên đóng vai trong tấn trò đời, vì "Đời là sân khấu hài kịch": Đây là kẻ làm trò chung thuỷ ("Oẳn tà roằn"); kia là kẻ làm trò thể dục −Tinh thần thể dục); nọ là kẻ làm trò báo hiếu (Báo hiếu : trả nghĩa cha, Báo hiếu :trả nghĩa mẹ); cụ Chánh Bá làm trò mất giày để kiếm đôi giày mới; anh kép Tư Bền đóng trò vui khi cha hấp hối chết;... Làm trò là trạng thái không thật của con người. Khi mọi người đều

đóng trò, đều diễn thì ta có một xã hội giả dối, đánh mất bản chất chân thật.

Con người bị tha hoá, không còn chung thuỷ, không còn hiếu, không còn tình, không còn vui, thích thật nữa! Bề ngoài cái gì nó cũng có, mà bên trong thì không có gì cả, bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. Quan niệm về con người của Nguyễn Công Hoan còn có điểm mới, ông miêu tả con người bị vật hoá: ngựa người, người ngựa, người tranh cơm với chó, người biến thành cây thịt, bộ xương,... Bằng quan niệm con người làm trò và con người bị vật hoá,

Nguyễn Công Hoan đã cười vào cái xã hội giả dối, phi nhân tính trong thực tại. Nguyễn Công Hoan đã đề cập đến một khía cạnh sâu sắc nhất trong xã hội đồng tiền: sức mạnh của đồng tiền đã biến con người thành hàng hóa, thành đồ vật. Đó là cái hiện thực tất nhiên, trực tiếp, là hậu quả của xã hội tư sản.

Nhà văn Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn lại có quan niệm khác hẳn. Nhân vật chính diện của ông không bị tha hoá. Các phẩm chất của nhân vật chính diện như chị Dậu, anh Dậu, cái Tý là những phẩm chất tốt đẹp, không bị thay đổi trước sức ép tàn bạo của hoàn cảnh, hay đúng hơn, chúng bị đe doạ thay đổi. Chị Dậu đói ăn triền miên, chạy vạy vay nợ, bán con bán chó mà sắc đẹp không suy suyển, ai thấy cũng mê. Quan phủ giăng bẫy, quan cụ gần kề mà chị không thất tiết. Cái Tý đói cơm đến thế mà nhất quyết không ăn cơm chó của nhà bà Nghị. Điều đó chứng tỏ trong bức tranh hiện thực khắc nghiệt nhà văn vẫn dành một khung trời lãng mạn cho các nhân vật thân yêu của mình, để các nhân vật giữ được phẩm chất cao quí trong hoàn cảnh hiện thực đầy đen tối và chỉ trực chờ đẩy con người vào vũng lầy tha hóa.

Nam Cao là nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn xuôi hiện đại trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông tiếp thu quan niệm con người cảm giác, ông chấp nhận con người bị tha hoá, dị dạng trước những tác động của hoàn cảnh nhưng ông cũng thấy con người ở nơi sâu thẳm vẫn còn giữ được tính người. Ngọn roi đời đau rát có thể khiến cho nhân hình, nhân tính bị vùi lấp chứ không thể bị mất đi, bị hủy diệt hoàn toàn. Dưới lớp tro tàn tha hóa, bản chất người vẫn như một đốm than le lói, chờ ngọn gió tình người là sẽ bùng cháy trở lại, đưa con người hoàn lương. Tuy nhiên, quá trình hoàn lương ấy không đơn giản, không phải lúc nào cũng xuôi chiều mát mái. Vì vậy tác phẩm của Nam Cao vừa đau đớn, vừa mạnh mẽ, nhức nhối. Có thể nói, Nam Cao là nhà văn đặt ra được những vấn đề con người bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan giải nhất trong văn học hiện thực Việt Nam trước 1945.

Như vậy, sự xuất hiện của văn xuôi lãng mạn Tự lực văn đoàn, Thơ mới và văn xuôi hiện thực với những cây bút xuất sắc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã thể hiện quan niệm mới mẻ về con người, khác biệt với quan niệm về con người trong văn học dân gian và văn học Trung đại. Bước chuyển mình từ quan niệm con người vũ trụ, con người đạo đức, con người đấng bậc, nói chí tỏ lòng trong văn học Trung đại đến con người cá nhân, cá thể với những cảm xúc riêng tư, thầm kín, thành thật trong văn học hiện đại chính là kết quả của quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra từ đầu thế kỉ XX dưới tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa. Sự thay đổi trong quan niệm về con người phù hợp với hoàn cảnh thời đại có ý nghĩa quan trọng, giúp văn học thực hiện được chức năng của nó là phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội mới với những con người mới, tâm tư, tình cảm mới.

Phóng sự là một thể loại văn xuôi xuất hiện khá muộn, cũng vì thế được kế thừa thành quả của quá trình hiện đại hóa văn học đã diễn ra từ những năm đầu thế kỉ XX, trong đó có quan niệm mới mẻ về con người. Phóng sự 1932 – 1945 khám phá con người ở góc độ cái Tôi cá nhân, thể hiện đặc điểm tính cách của từng lớp người cụ thể, cá tính của từng con người cụ thể được phản ánh. Trong một xã hội có sự giao thoa giữa hai luồng văn hóa Đông – Tây, con người đã dám sống là chính mình, với những mong muốn, sở thích của cá nhân chứ không phải uốn mình theo khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến. Các tác giả phóng sự giai đoạn này cũng đã lắng nghe và thể hiện trên trang viết những suy nghĩ, thái độ, xúc cảm riêng tư của con người, gồm cả những điều cao cả và thấp hèn - những điều không được nói đến trong văn học trung đại.

Đặc điểm của phóng sự là phản ánh các vấn đề xã hội một cách chân thực, phi hư cấu nên các nhân vật trong phóng sự không phải là kết quả của sự tưởng tượng mà là con người có thật ngoài đời, từ tên tuổi, nghề nghiệp, đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945 (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)